Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015
Sự khác biệt không thể chối cãi của hai lối sống Á - Âu
Sự khác biệt thú vị, đảm bảo mọi người sẽ rất thích bức hình so sánh cuối cùng ;
Cách bộc lộ cảm xúc: Người phương Tây thể hiện cảm xúc khá chân phương, dễ nắm bắt trong khi người phương Đông có thể "trong héo ngoài tươi", khó biết chắc tâm trạng thực sự của họ. Nghệ sĩ Yang Liu chia sẻ: “Những đúc kết được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang quan điểm cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần 20 năm sinh sống ở Châu Âu”.
Văn hóa xếp hàng: Người phương Tây thường có thói quen xếp hàng nghiêm chỉnh để chờ đến lượt mình. Người phương Đông thường nôn nóng và ít khi chịu vào hàng. Điều này đã được cải thiện ở một số thành phố lớn ở Châu Á nhưng chưa phải là mọi lúc, mọi nơi.
Âm thanh trong nhà hàng: Người phương Đông thường coi những nơi quán xá nhà hàng như chốn riêng và thường cười nói vô tư ít để ý đến xung quanh. Âm thanh trong những nhà hàng thường náo nhiệt, ồn ào quá mức, cộng thêm tiếng nhạc xập xình. Những quán xá ở Tây hoặc dành cho người Tây, thực khách thưởng thức bữa tối trong tiếng trò chuyện thủ thỉ, đủ để người đối diện nghe thấy. Người phương Tây ngại nói to trong những không gian công cộng.
Con cái trong gia đình: Với người phương Đông, một đứa con ra đời được chào đón nồng nhiệt, cưng chiều... và những nỗi buồn, niềm vui của cả nhà xoay quanh đứa con. Sự quan tâm này đi kèm với bao bọc quá mức, đôi khi khiến đứa con thấy mất tự do, bị quản quá chặt. Người phương Tây thì khác, con cái cũng có vị trí ngang với các thành viên, nhận được sự yêu thương, có những quyền lợi và nhiệm vụ riêng. Những đứa trẻ phương Tây được dạy tính tự lập từ bé. Đủ 18 tuổi, họ không còn sống chung với bố mẹ.
Phương tiện đi lại: Những năm 1970, khoa học công nghệ phát triển sớm, người phương Tây chủ yếu sử dụng ôtô để di chuyển vì tính cơ động, hiệu quả, trong lúc người phương Đông mới biết tới xe đạp thô sơ. Sang thế kỷ 21, người phương Tây quay trở lại với phương tiện xe đạp thân thiện với môi trường, rèn luyện sức khỏe, tiêu biểu như các thành phố ở Đan Mạch, Hà Lan... từ giám đốc đến nhân viên, quan chức cấp cao đều đạp xe đến sở làm. Trong lúc này, những người có điều kiện ở phương Đông nỗ lực mua sắm xe bốn bánh để di chuyển.
Du lịch: Người phương Tây coi trọng trải nghiệm trên từng cung đường, muốn học hỏi những nền văn hóa mới, trải nghiệm thực tế và quan sát kỹ trên đường đi. Người phương Đông coi trọng việc ghi lại những bức ảnh trên từng chặng đường và muốn chia sẻ với bạn bè nhiều hơn. Chụp được những bức ảnh đẹp trên đường đi được coi là một phần tất yếu của chuyến du lịch.
Vẻ đẹp ngoại hình: Làn da nâu rám nắng là biểu tượng vẻ đẹp khỏe khoắn với phương Tây, trong khi với người châu Á, làn da trắng được coi là chuẩn mực của vẻ đẹp, nước da ngăm ngăm khó được nhìn nhận là đẹp.
Mối quan hệ xã hội: Những mối quan hệ ở phương Tây thường đơn giản, dễ hiểu và không rối rắm như trong xã hội phương Đông.
Cách giải quyết vấn đề, đối mặt thách thức: Người phương Tây coi trọng kết quả cuối cùng của vấn đề nên họ đi xuyên qua thách thức để giải quyết. Người phương Đông đề cao quá trình thực hiện. Đôi khi để tránh đối đầu, xung đột, họ sẵn sàng đi đường vòng.
Âu Á trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, nói về người Châu Á là đầu đội nón lá, uống nước trà, ăn cơm dùng chén và đũa. Còn Tây trong mắt dân Châu Á là những người đàn ông cao to để ria mép, đội mũ cao bồi, có hai món khoái khẩu là xúc xích và bia hơi.
Thể hiện quan điểm cá nhân: Người phương Tây đề cao tính ngay thẳng, thể hiện chính kiến cá nhân. Người phương Đông thường đánh giá cao sự mềm mỏng và khéo léo tuy cách này tốn thời gian, đi đường vòng.
Tâm thế đi tiệc tùng: Trong một bữa tiệc, người phương Tây thường coi là dịp để gặp người quen và kết nối những mối quan hệ mới. Họ chủ động chọn những người họ muốn gặp để kết nối. Họ thường đứng gần nhau thành từng nhóm và trò chuyện thân thiết. Người phương Đông đi tiệc thường thụ động ngồi ở bàn tròn đã được sắp xếp và xã giao với vài người ngồi gần.
Giờ giấc: Người phương Tây và Nhật coi trọng người khác thông qua việc đúng hẹn từng phút. Người phương Đông thường xài giờ dây thun và họ xê dịch thời gian hẹn, coi đó là việc bình thường. Những người đến đúng giờ thường phải chờ những người còn lại.
Sếp: Trong văn hóa người Á Đông, sếp được nể trọng, hầu hết nhân viên có thái độ nhún nhường và muốn được lấy lòng người quản lý, sếp có vị trí của người khổng lồ. Ngược lại, người phương Tây coi sếp là đồng nghiệp, một người cũng đi làm công ăn lương, khác chăng là cấp bậc, tầm nhìn, mức lương cao hơn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét