Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

15 BỨC ẢNH KHẮC HỌA THIÊN NHIÊN "CHẾT MÒN" DƯỚI BÀN TAY CON NGƯỜI


Người xem không khỏi ngỡ ngàng trước thực trạng về thiên nhiên môi trường mà chúng ta đang vô tình hủy hoại mỗi ngày.

Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã chỉ ra, tình trạng biến đổi khí hậuđang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và điều này sẽ mang đến những ảnh hưởng khốc liệt cho thế giới.
Theo đó, nhiều quốc gia sẽ ngập chìm trong nước, tình trạng mất điện trở nên phổ biến, hàng triệu người sẽ bị chết đói, chết khát... Nhưng bạn có tin, nguyên nhân của tất cả những hiện tượng trên lại là hoạt động khai thác và sản xuất quá mức của con người?
Với mong muốn truyền bá thông điệp về môi trường, biến đổi khí hậu cho một lượng lớn cư dân, những bức tranh nghệ thuật đường phố mang ẩn ý sâu sa về bảo vệ môi trườngđã ra đời.

Những bức hình graffiti nghệ thuật đường phố sử dụng khẩu hiệu đơn giản, hình ảnh minh họa độc đáo, dễ nhớ nhưng lại mang thông điệp mạnh mẽ. Chúng khiến cho mỗi người phải giật mình trước sự thật là thiên nhiên đang bị hủy hoại bởi chính bàn tay con người.


Sự nóng lên toàn cầu




"Tôi không tin vào sự nóng lên toàn cầu" nhưng sự thật là các khu đô thị đã và đang bị nhấn chìm trong nước biển.



Trái đất càng nóng lên, băng càng tan chảy làm nước biển dâng cao. Tất cả lượng nước này sẽ nhấn chìm cuộc sống của con người. Đó chính là hậu quả rõ ràng nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy từ hiện tượng nóng lên toàn cầu.



Nếu Trái đất vẫn ngày một nóng lên, kết quả dành cho loài gấu Bắc Cực khi băng tan là đây...


Tài nguyên thiên nhiên, năng lượng



Cây xanh chính là “lá phổi” điều hòa không khí, phục vụ cho cuộc sống của con người...



Vậy cớ sao bạn lại ra sức chặt chúng đi? Chặt cây có khác nào bạn đang chặt chính đôi chân, "lá phổi" của mình.




Bạn đang cố gắng "nhổ" cây lên và thay vào đó là các tòa nhà cao tầng?



Những khu rừng cây xanh mướt nay còn đâu, thay vào đó là những mảnh đất bỏ không trực chờ dự án xây dựng khu đô thị.



Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, năng lượng cũng đang bị con người khai thác tới "cạn kiệt". Nếu việc sử dụng năng lượng toàn cầu vẫn duy trì ở mức hiện tại thì vào năm 2050, nhu cầu sử dụng dầu tăng 110% - hay 190 triệu thùng dầu được sử dụng mỗi ngày.

Tận diệt động vật hoang dã





Việc nuôi dưỡng các loài động vật hoang dã trong môi trường nhân tạo sẽ làm mất đi bản tính sinh tồn và sức sống vốn có của chúng.



... và chúng càng không phải là thứ để "mua vui" cho con người...



Nạn săn bắt và mua bán động vật hoang dã trái phép khiến nhiều loài đã và đang trên bờ vực tuyệt chủng.



Và lớp da của những loài vật này cũng bị "lột bỏ" để phục vụ lợi ích của con người. Theo thống kê của các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn môi trường, có hàng triệu động vật hoang dã bị giết hại để nhằm cung cấp da, lông, sừng cho ngành công nghiệp thời trang.

Và sự thật là...



Theo tính toán của các nhà chuyên gia môi trường, có ít nhất 5.250 tỷ mảnh nhựa đang trôi nổi ở các đại dương trên thế giới, đủ để lấp đầy hơn 500 máy bay Boeing. Và rồi trong tương lai, ẩn trong "chiếc bánh" Trái đất sẽ chỉ toàn là rác thải.



Trái đất không phải đang chết mà là đang bị "giết chết".



Bởi vậy, nếu chúng ta không hành động ngay hôm nay, ngày Trái đất bị tận diệt sẽ không còn xa.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

18 bức ảnh hiện thực như ‘tát nước’ vào mặt người xem

Có những thứ bỏ đi với người này nhưng lại rất có giá trị với người khác.

Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra. Đây là vấn nạn mà thời nào cũng có.

Nhiều người nghèo khổ phải cực nhọc chạy ăn từng bữa.

Người nghèo khổ phải quỳ gối phục tùng kẻ quyền quý và mạng sống lúc nào cũng bị đe dọa.

Vì lợi nhuận, con người sẵn sàng tàn phá rừng mà không nghĩ tới hậu quả.

Có nhiều người chỉ vì một chút lợi trước mắt mà đánh mất đi lợi ích lâu dài.

Thời gian là tiền bạc. Bởi vậy, xin đừng lãng phí thời gian của bạn.

Công nghiệp hóa dần phá hoại môi trường sống tự nhiên của con người. Đến lúc nào đó, con người sẽ chỉ toàn sống với những thứ tự mình tạo ra.

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ bia rượu

Cho dù cố gắng hàn gắn đến đâu thì vết thương luôn để lại sẹo. Bởi vậy, đừng bao giờ làm tổn thương người khác.

Đôi khi thành công chỉ cách bạn trong gang tấc. Hãy kiên trì rồi bạn sẽ được hưởng thành quả.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Bảng kích thước ảnh thông dụng

Nhiều bạn gặp trường hợp kích thước ảnh khi in ra không khớp với kích thước của file ảnh khi chụp hình bằng máy ảnh kỹ thuật số. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này?
Dưới đây là bảng kính thước ảnh thông dụng giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc crop ảnh số đúng với kích thước ảnh muốn in trên giấy.
Kích thước
(mm)
Kích thước
(inch)
Pixel
(300 DPI/PPI)
Tỷ lệ
Ghi chú
89 x 127
3,5 x 5
1051 × 1500
10:7
Thường gọi là cỡ 9 x 12 cm
102 x 152
4 x 6
1205 × 1795
3:2
Thường gọi là cỡ 10 x 15 cm (gần cỡ giấy postcard Nhật)
127 x 178
5 x 7
1500 × 2102
7:5
Thường gọi là cỡ 13 x 18 cm
152 × 203
6 x 8
1795 × 2398
4:3
Thường gọi là cỡ 15 x 20 cm, bẳng 1/2 khổ giấy A4
203 × 254
8 x 10
2398 × 3000
5:4
Thường gọi là cỡ 20 x 25 cm
203 × 305
8 x 12
2398 × 3602
3:2
Xấp xỉ bằng khổ giấy A4, gấp đôi cỡ 15 x 20 cm
254 × 305
10 x 12
3000 × 3602
6:5
Thường gọi là cỡ 25 x 30 cm
254 × 381
10 x 15
3000 × 4500
3:2
Thường gọi là cỡ 25 x 38 cm
279 × 356
11 x 14
3295 × 4205
14:11
Thường gọi là cỡ 28 x 36 cm
279 × 432
11 x 17
3295 × 5102
17:11
Thường gọi là cỡ 28 x 43 cm
305 × 381
12 x 15
3602 × 4500
5:4
Thường gọi là cỡ 30 x 38 cm
305 × 457
12 x 18
3602 × 5492
3:2
Thường gọi là cỡ 30 x 45 cm
762 x 508
20 x 30
6000 x 9000
3:2
Thường gọi là cỡ 50 x 75 cm, bằng ảnh lịch cuốn treo tường
105 x 148
4.13 x 5.83
1748 x 1240
A6
Bằng nửa khổ A5, bằng 1/4 khổ A4
148 x 210
4.13 x 5.83
3496 x 2480
A5
Bằng nửa khổ A4, xấp xỉ bằng cỡ ảnh 15 x 20 cm
210 x 297
8.27 x 11.69
6992 x 4960
A4
Khổ giấy A4, xấp xỉ gấp đôi ảnh cỡ 15 x 20 cm
297 x 420
11.69 x 16.54
13984 x 9920
A3
Gấp đôi khổ A4
420 x 594
16.54 x 23.39
27968 x 19840
A2
Gấp đôi khổ A3, gấp 4 khổ A4
Bạn cũng cần lưu ý thêm một số điểm dưới đây:
  • Pixel là điểm ảnh, cũng là đơn vị tính độ phân giải (resolution) của ảnh số. Ảnh có độ phân giải càng cao thì chất lượng ảnh càng tốt, rõ ràng và chi tiết.
  • Nếu muốn lưu giữ tệp tin ảnh (image file) ở độ phân giải lớn để bảo đảm chất lượng sử dụng sau này, không cần cúp ảnh nhỏ hơn ảnh đang có đúng theo độ phân giải trong bảng này mà chỉ cần giữ tỷ lệ (hai chiều) của ảnh đúng với tỷ lệ ảnh muốn in.
  • Chất lượng ảnh in trên giấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ phân giải của ảnh gốc, loại máy in, chất lượng máy in, chất lượng mực in, chất lượng giấy in ảnh.

Xót xa hình ảnh bé gái Syria giơ tay đầu hàng nhiếp ảnh gia


Bức ảnh bé gái đầu hàng nhiếp ảnh gia vì tưởng máy ảnh là khẩu súng đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng internet. Bức ảnh đầy tính biểu tượng về cuộc nội chiến Syria này ban đầu được in trên một tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó nó lan truyền trên diễn đàn Reddit rồi trở nên nổi tiếng và được cộng đồng mạng ở Châu Âu và Mỹ chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Twitter.









Em bé Syria với gương mặt sợ hãi, đôi môi mím chặt giơ tay lên đầu hàng phóng viên.

Em bé trong bức ảnh tên Hudea, 4 tuổi, em cùng mẹ và 3 anh chị em khác đi sơ tán, bố Hudea đã mất trong một trận đánh bom tại thành phố Hama, Syria.

Tấm ảnh “em bé đầu hàng” được phóng viên Thổ Nhĩ Kỳ Osman Sagirli chụp tại trại tị nạn Atmen gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria. Trong tờ báo nói trên, đoạn chia sẻ của anh Sagirli quả thực đã chạm đến trái tim người đọc: “Cô bé nhăn mặt khi nhìn thấy tôi, bé cắn môi, sau đó chầm chậm giơ hai tay lên, bé đứng đó mà không nói một lời, thực sự rất khó để có thể thuyết phục cô bé rằng cái tôi đang cầm chỉ là máy ảnh chứ không phải một khẩu súng”.



Tấm ảnh chụp lại tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ không rõ ngày tháng.

Sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, bức ảnh đã nhận được rất nhiều bình luận, đa số độc giả đều cảm thấy xót thương cho những đứa trẻ sinh ra trong cuộc nội chiến Syria, nơi mà hàng triệu trẻ em phải đi sơ tán ngày qua ngày, và chúng không biết lúc nào sẽ mất gia đình.

Mặc dù mới được đăng tải từ ngày 24 tháng 3, nhưng đến hôm nay đã có 10.000 người đăng lại nó trên mạng xã hội Twitter.

(Nguồn: Buzzfeed)

Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây


Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.


Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa - xã hội giữa phương Đông và phương Tây.

“Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.

Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:


Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.


Phong cách sống: Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.


Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.


Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.


Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.


Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.


Văn hóa xếp hàng: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.


Nhìn nhận về bản thân: Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.


Đường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.


Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.


Tiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.


Thức uống “lành mạnh”: Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.


Đi du lịch: Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.


Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.


Trẻ em trong gia đình: Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.


Giải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.


Các bữa ăn trong ngày: Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.


Phương tiện di chuyển: Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).


Cuộc sống của người già: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.


Tắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.


Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.


Thời tiết và cảm xúc: Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.


Đông Tây trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.

Bích Ngọc
Theo Bored Panda