Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Năm 2012: Khởi đầu 'nội chiến'



Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Năm 2012 vừa qua có nhiều sự kiện nổi bật ở Việt Nam. Chắc chắn sẽ có nhiều nhà báo tổng kết các sự kiện nổi bật ấy. Ở đây, tôi chỉ xin nhắc đến một sự kiện, với tôi, quan trọng nhất và cũng tiêu biểu nhất: Đó là năm mở màn cho cuộc chiến trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

Bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản thường nói là đảng của họ rất đoàn kết. Đó chỉ là một huyền thoại. Ngay từ lúc mới thành lập vào năm 1930, đã có những cuộc đấu đá nội bộ ở những cấp cao nhất. Sau này, ở miền Bắc, ngay trong thời chiến tranh, các thành viên trong Bộ Chính trị cũng bất hòa với nhau; và họ cũng không thèm giấu giếm sự bất hòa ấy ngay cả trước mặt Hồ Chí Minh. Trong cuốn hồi ký của mình, Hoàng Tùng (1920-2010), nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân và Giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, kể:

“Tôi được biết từ năm 1966, cứ mỗi chiều thứ bảy, Bác lại cho làm cơm và nói: ‘Mấy chú cứ đến đây ăn cơm vui vẻ với nhau, có gì khúc mắc cứ nói hết ra, không nên để bụng’. Anh Nguyễn Chí Thanh làm thư ký cho những cuộc gặp đó cho đến khi anh đi vào Nam. Sau anh Lê Văn Lương nói lại với tôi là họ cứ đến ăn cơm, chén hết rồi họ về, chẳng ai nói với ai điều gì. Nếu không biết việc này thì không hiểu hết tại sao trong di chúc Bác lại dặn phải đoàn kết toàn Đảng, từ Trung ương đến địa phương. Trên mà đã đoàn kết rồi thì cần gì nói đến cơ sở nữa. Trên đoàn kết mà dưới không thì lôi thôi to, các ông trị cho chết. Chính vì thế mà Bác rất buồn. Có thể có một vài hiện tượng, có đồng chí nào đó muốn vượt Bác, Bác biết hết, nhưng Bác không quan tâm.”

Ghét đến độ không thèm nói chuyện với nhau, nhưng trước công chúng, họ vẫn giả vờ làm như là họ rất đoàn kết. Bởi vậy, suốt cả mấy chục năm, hầu như chỉ có một số người trong giới lãnh đạo mới biết các xích mích giữa họ. Còn quần chúng thì không.

Sau này, cũng vậy. Từ lâu người ta đã biết trong giới lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản cũng có những sự hiềm khích trầm trọng. Được chú ý nhiều nhất là sự hiềm khích giữa hai nhà lãnh đạo gốc miền Nam: Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng) và Trương Tấn Sang (Chủ tịch nước). Mối hiềm khích ấy đã manh nha từ cả chục năm trước lúc hai người còn làm việc ở cấp thành phố. Sau đó, nó cứ kéo dài và có vẻ như càng lúc càng nặng nề thêm. Lâu lâu lại rộ lên tin đồn ông này cho bắt người của ông kia vì tội này hay tội khác. Hoặc ngược lại. Tuy nhiên, đó chỉ là tin đồn. Hơn nữa, các ngón đòn thù của họ thường không nhắm vào nhau. Mà vào tay chân thuộc hạ của nhau.

Từ cuối năm 2012 tình hình khác hẳn.

Khác ở hai điểm chính. Một, các ngón đòn thù nhắm vào tay chân thuộc hạ của nhau càng lúc càng dữ dội (tiêu biểu nhất là vụ bãi nhiệm chức Đại biểu Quốc Hội của bà Đặng Thị Hoàng Yến và vụ bắt Nguyễn Đức Kiên – Bầu Kiên – và vụ truy đuổi Dương Chí Dũng). Hai, lần đầu tiên những người lãnh đạo cao nhất nước đối đầu nhau một cách công khai. Hội nghị Trung ương 6 được tổ chức tại Hà Nội vào nửa đầu tháng 10 được xem là một màn tỉ thí kịch liệt giữa hai phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang. Cuối cùng, cả hai phe hoà nhau. Không ai thắng ai cả. Tuy nhiên, ở đây, lại có ba sự kiện quan trọng:

Thứ nhất, người ta không hề giấu giếm chuyện ấy, hoặc nếu muốn, cũng không thể giấu được. Mọi người dân đều biết mục tiêu của hội nghị là để kỷ luật “một đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị” theo đề nghị của Bộ Chính trị (hoặc một số thành viên chủ chốt trong Bộ Chính trị), nhưng, Ban Chấp hành Trung ương đã không thống nhất ý kiến về đề nghị ấy. Nhờ đó, “đồng chí” ấy được thoát nạn.

Thứ hai, ngay sau hội nghị, khi các uỷ viên Bộ Chính trị tiếp xúc với cử tri, nhiều người, đặc biệt là Trương Tấn Sang, dưới danh nghĩa chống tham nhũng, tiếp tục tấn công Nguyễn Tấn Dũng, người được biết dưới mật danh “đồng chí X”. Dĩ nhiên, Trương Tấn Sang không nói thẳng. Nhưng ông cũng không hề cố tình giấu giếm. Ông úp úp mở mở vừa đủ để bất cứ ai, khi nghe ông nói hay đọc bài tường thuật về các buổi nói chuyện ấy, đều hiểu rõ những khác biệt giữa ông và Nguyễn Tấn Dũng: Một, khi ông “khoe” ông chỉ có một căn nhà duy nhất do nhà nước cấp trong cương vị Chủ tịch nước, và căn nhà ấy chỉ có hơn 50 mét vuông, người ta không thể không liên tưởng đến ngôi nhà thờ họ đồ sộ của Nguyễn Tấn Dũng (cũng như vô số đất đai và nhà cửa khác của ông, con cháu ông và dòng họ ông). Hai, khi Trương Tấn Sang nói đến chuyện sẵn sàng từ chức nếu không làm được việc, người ta không thể không nghĩ đến Nguyễn Tấn Dũng, kẻ cứ khăng khăng bám giữ chiếc ghế Thủ tướng dù bị các “đồng chí” của mình hạch tội tham nhũng, bao che tham nhũng và bất lực trong việc điều hành đất nước trong các phiên họp kéo dài nhiều ngày của cả Bộ Chính trị lẫn Ban Chấp hành Trung ương đảng. Ba, trong khi Trường Tấn Sang muốn đóng vai trò kẻ tiên phong trong trận tuyến bắt “sâu” tham nhũng, ông cũng không ngần ngại gợi liên tưởng đến Nguyễn Tấn Dũng, dưới mật danh “đồng chí X”, như một con sâu đầu đàn đang dung dưỡng cả một “tập đoàn sâu” tàn phá đất nước.

Thứ ba, qua các cuộc công kích của Trương Tấn Sang, người ta cũng có thể thấy, ít nhất một phần, chiến lược huy động lực lượng của ông trong thời gian tới: Nếu lực lượng của Nguyễn Tấn Dũng chủ yếu là những quan chức trong chính quyền và các “đại gia” đang hưởng lợi từ các tập đoàn kinh tế quốc doanh do ông lãnh đạo, lực lượng của Trương Tấn Sang, ngoài các cán bộ vốn theo ông từ trước, sẽ là quần chúng và các cựu chiến binh, những người thuộc thành phần thua thiệt trong cuộc chạy đua giành giật những chiếc bánh cuối cùng của chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, Trương Tấn Sang cũng đang cố gắng giành phần thắng trước công luận như một kẻ đi đầu trong trận chiến chống tham nhũng và cứu vãn đất nước.

Không ai có thể biết cuộc chiến này sẽ dẫn đến đâu. Chỉ có hai điều gần như chắc chắn:

Một, nó không thể hoá giải và hoà giải được nữa. Những mâu thuẫn âm ỉ kéo dài nhiều thập niên mà không thể giải quyết được, khi đã nổ ra một cách công khai trước mặt của cả mấy trăm uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lại càng không hy vọng gì giải quyết nổi.

Hai, tuy Trương Tấn Sang chưa có ưu thế gì so với Nguyễn Tấn Dũng, nhưng về phương diện công luận, ông đã ghi được một bàn thắng rực rỡ qua việc biến Nguyễn Tấn Dũng thành một “đồng chí X” lố bịch, như một tâm điểm của mọi sự đàm tiếu trong xã hội. Khi mức độ lố bịch hoá này được lan rộng và ăn sâu trong quần chúng, nó sẽ biến thành một sự khinh bỉ, và một lúc nào đó, trở thành một sự phản kháng. Lúc ấy, để tự cứu mình, có khi các uỷ viên trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng phải quyết tâm thay thế Nguyễn Tấn Dũng để tân trang bộ mặt của đảng. Dĩ nhiên, Nguyễn Tấn Dũng cũng có thể ra tay trừ khử Trương Tấn Sang, ít nhất về mặt chính trị, trước khi khả năng này biến thành hiện thực. Ở khía cạnh này, có thể sẽ có thêm một lực lượng khác, từ bên ngoài, tiếp tay: Trung Quốc.

Cuối cùng, theo tôi, cuộc chiến nổi bật nhất trong năm 2013 cũng vẫn là cuộc chiến giữa hai nhân vật được xem là có nhiều quyền lực nhất Việt Nam hiện nay. Riêng chuyện ai thắng ai thua thì, ở thời điểm hiện nay, may ra, chỉ có…Trời biết.

Năm 2012: Sự xuất hiện của một quyền lực mới



Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

Năm 2011, internet và các mạng lưới truyền thông xã hội đã chứng tỏ sức mạnh khủng khiếp của mình trong việc làm bùng phát cuộc cách mạng mùa xuân ở Trung Đông và Bắc Phi, gây rúng động hoặc làm sụp đổ nhiều chế độ độc tài và tàn bạo từng áp chế dân chúng cả mấy chục năm nay, từ Yemen đến Jordan, từ Tunisia đến Ai Cập và Syria. Hai cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập có hai đặc điểm nổi bật: bất ngờ và nhanh chóng. Trước khi cách mạng bùng nổ, không ai, kể cả các chuyên viên phân tích tình báo lỗi lạc nhất của Tây phương, có thể tiên đoán được. Từ cuộc xuống đường thứ nhất đến cuộc xuống đường cuối cùng kết thúc cuộc cách mạng với sự quy hàng hoặc chạy trốn của các tên độc tài chỉ có mấy tháng. Cả hai đặc điểm ấy đều gắn liền với một yếu tố: phương tiện truyền thông hiện đại với những blog, Facebook, Twitter, email và tin nhắn…tập trung trong các chiếc điện thoại di động bé tí để trong xách tay hoặc nhét trong túi quần.

Năm 2012 vừa qua, internet và các mạng lưới truyền thông xã hội đã bắt đầu chứng tỏ sức uy hiếp của nó ở Việt Nam. Không thể nói nó đã hoặc đang thúc đẩy một tiến trình cách mạng nào trên cái đất nước gầy guộc đầy những bất công oan khuất của chúng ta. Nhưng chắc chắn nó đã khiến giới cầm quyền khiếp sợ. Biểu hiện của sự khiếp sợ ấy có thể được nhìn thấy dễ dàng qua hai sự kiện chính: Thứ nhất, quyết liệt trấn áp các blogger độc lập, từ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đến Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, bất chấp sự phản đối của công luận thế giới. Thứ hai, qua các lời phát biểu có tính cách chỉ đạo của giới lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam, từ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gần đây nhất, Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải: Tất cả đều xem các blog độc lập như một nguy cơ lớn đối với chế độ. Không phải chỉ nói chung chung, họ còn nêu đích danh một số blog được xem là nguy hiểm nhất đối với họ, trong đó nổi bật nhất là Quan làm báo và Dân làm báo.

Không còn hoài nghi gì nữa, trong mấy năm qua, đặc biệt trong năm 2012 vừa qua, các mạng lưới truyền thông xã hội, đặc biệt blog, đã phát huy tác dụng to lớn trong quá trình dân chủ hoá tại Việt Nam.

Tác dụng ấy được thể hiện ở ít nhất ba khía cạnh chính.

Thứ nhất, chúng dân chủ hoá các nguồn thông tin. Trước, nhà nước Việt Nam, cũng như tất cả các chính phủ độc tài khác, tìm mọi cách để độc quyền thông tin. Cho đến nay, khi cương quyết từ chối yêu sách tư nhân hoá các ngành báo chí và xuất bản, nhà nước Việt Nam cũng muốn tiếp tục duy trì tính chất độc quyền ấy. Họ muốn dân chúng thuộc mọi tầng lớp khác nhau, chỉ tiếp cận được với các thông tin do họ cung cấp và diễn dịch. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật truyền thông hiện đại, tham vọng độc quyền ấy trở thành bất khả. Dân chúng có thể nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ quốc tế đến quốc nội. Những gì nhà nước giấu giếm hoặc muốn xuyên tạc, dân chúng có thể tìm hiểu dễ dàng và nhanh chóng qua các mạng lưới truyền thông xã hội.

Thứ hai, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, dân chúng, đặc biệt giới trí thức, có thể đóng vai trò phản biện đối với các chính sách của đảng và nhà nước. Bình thường, nhu cầu phản biện có mặt ở khắp nơi. Nhưng không phải lúc nào sự phản biện ấy cũng được hiện thực hoá. Trước, những tiếng nói phản biện ấy bị bóp tắt qua chế độ kiểm duyệt khắc nghiệt của chính phủ. Bây giờ thì khác. Qua các mạng lưới truyền thông xã hội, nhiều trí thức có thể đặt thẳng vấn đề với đảng và chính phủ. Về chính sách đối với Trung Quốc. Về thái độ đối với những người biểu tình chống Trung Quốc. Về quốc nạn tham nhũng. Về những chính sách sai lầm trong lãnh vực kinh tế và xã hội, từ các tập đoàn kinh tế quốc doanh đến các nhà máy thuỷ điện được xây dựng một cách cẩu thả và vô trách nhiệm ở mọi miền đất nước, v.v.

Khi giới lãnh đạo Việt Nam thừa nhận là nhiều người, ngay cả đảng viên và cán bộ, đã bị dao động trước các tin tức và ý kiến đăng tải trên các mạng lưới truyền thông xã hội độc lập, một mặt, họ đã thừa nhận sự thất bại trong âm mưu độc quyền thông tin của họ; mặt khác, họ cũng đã thừa nhận ảnh hưởng to lớn và sâu sắc của các trang mạng ấy. Điều này có cái gì như nghịch lý: số lượng các trang mạng độc lập không nhiều, hầu hết đều do một số cá nhân đơn độc điều hành lại lấn át cả bộ máy truyền thông đồ sộ với cả gần 800 tờ báo các loại, trong đó có gần 200 tờ báo ngày và báo tuần, 63 tờ báo trung ương và 97 tờ báo địa phương, gần 70 đài phát thanh và truyền hình do nhà nước lãnh đạo và quản lý. Nghịch lý, nhưng thật ra, nó lại rất dễ hiểu: các chính sách ngu dân, mị dân và lừa bịp dân chúng không dễ gì tồn tại mãi trong thời đại thông tin tiên tiến như hiện nay.

Thứ ba, các trang mạng đã và đang dần dần nối kết mọi người thành một mạng lưới rộng lớn và chặt chẽ. Trên nguyên tắc, blog là một trang nhật ký cá nhân, nhưng trên thực tế, do tính chất tương tác của internet, blog nào cũng là một tập thể đông đảo, bao gồm hai thành phần chính: Một là giữa tác giả và vô số độc giả của họ, những người có thể lên tiếng phản hồi đối với các ý kiến của tác giả. Số lượng người đọc và đóng góp ý kiến càng đông, cái tập thể ấy càng lớn. Ngay cả những người chỉ lên tiếng phản đối cũng thuộc về cái tập thể ấy: Họ cũng là những người đọc thường xuyên và không thể nói được là họ không chịu ảnh hưởng, ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác, ở mức độ này hoặc mức độ khác, các quan điểm của tác giả. Hai là giữa các tác giả với nhau. Để ý mà xem, phần lớn các blog đều đăng lại bài viết của nhiều người khác. Ví dụ, hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các bài viết của tôi trên blog này đều được đăng lại trên nhiều blog khác nhau, đây đó. Qua việc đăng lại như thế, người ta hình thành một tiếng nói chung của cả một tập thể trí thức.

Ở trên, tôi chỉ nói đến blog. Thật ra, các mạng lưới truyền thông xã hội không chỉ dừng lại ở blog. Facebook và Twitter cũng là hai hình thức truyền thông xã hội được rất nhiều người ưa thích. Cả hai cũng đều có chức năng dân chủ hoá thông tin, phản biện và hình thành mạng lưới xã hội của những người cùng một sở thích cũng như quan điểm.

Về lâu về dài, cả ba hình thức blog, Facebook và Twitter đều có những ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Chúng dần dần làm thay đổi cách suy nghĩ, cảm xúc và hành xử của con người. Khi cách mạng bùng nổ, chúng lại càng phát huy tác dụng trong việc tập hợp quần chúng. Nhớ, trong cách mạng mùa xuân Ả Rập, khi đã có một nhóm người tiên phong xuống đường, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, vô số người khác cũng ùn ùn xuống đường theo. Đám đông, thoạt đầu, chỉ vài ba trăm, sau, chỉ một thời gian rất ngắn, tăng vọt lên hàng chục ngàn, và cuối cùng, cả hàng trăm ngàn người.

Không ai dám chắc sự phát triển của các mạng lưới truyền thông xã hội có thể dẫn đến một cuộc cách mạng ở Việt Nam như chúng đã làm được ở Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2011 hay không. Nhưng có một điều chắc chắn, có thể khẳng định được: chúng góp phần hình thành một xã hội dân sự (civil society), một điều rất thiếu tại Việt Nam hiện nay. Nhưng đó lại là một điều rất cần cho tiến trình dân chủ hoá.

Một khi xã hội dân sự đã được hình thành, dù qua một không gian ảo, sự xuất hiện của dân chủ là một điều gần như tất yếu: Giữa chúng có quan hệ nhân quả với nhau.

Người biểu tình tấn công Phó Thủ tướng Iraq




Phó Thủ tướng Saleh al-Mutlaq của Iraq (phải).

Toán bảo vệ Phó Thủ tướng Saleh al-Mutlaq của Iraq phải nổ súng khi có người định tấn công ông này hôm Chủ nhật, khi ông đến nói chuyện với một nhóm người biểu tình chống chính phủ.

Vụ này xảy ra gần thành phố Ramadi, nơi có hàng ngàn người Hồi giáo Sunni thiểu số biểu tình từ cả tuần nay để phản đối chính sách của Thủ tướng Nouri al-Maliki, mà người biểu tình cho là ưu đãi người Hồi giáo Shia đa số.

Cuộc biểu tình cũng làm trở ngại giao thông trên một xa lộ chính.

Phó Thủ tướng Saleh al-Mutlaq, một người Hồi giáo Sunni, định đến nói chuyện để giải quyết quan tâm của người biểu tình, nhưng sự có mặt của ông càng làm đám đông bực tức thêm.

Họ đã hô khẩu hiệu đã đảo, ném chai lọ và gạch đá vào ông, khiến cho đám vệ sĩ phải nổ súng.

Kết quả có hai người biểu tình bị thương không rõ là vì vô tình hay cố ý.

Ấn: 6 nghi can vụ hiếp dâm bị truy tố về tội sát nhân




Người dân thắp nến bày tỏ đau buồn đối với cái chết của nữ sinh viên bị cưỡng hiếp ở New Delhi, Ấn Độ, 29/12/2012

Nhà cầm quyền Ấn Độ đã truy tố 6 người đàn ông về tội sát nhân, tiếp sau cái chết của một sinh viên bị cưỡng hiếp tập thể một cách tàn bạo trước đây trong tháng trên một xe buýt tại New Delhi.

Cảnh sát nói 6 người này có thể lãnh án tử hình nếu bị buộc tội.

Phụ nữ 23 tuổi từ trần vào sáng sớm ngày thứ Bảy vì nội tạng bị tổn thương trầm trọng tại một bệnh viện ở Singapore. Cô đã được giải phẫu nhiều lần tại New Delhi trước khi được chở đến Singapore bằng máy bay hôm thứ Năm để được chữa trị đặc biệt.

Tin tức về cái chết của cô đã khiến hàng ngàn người biểu tình ôn hòa tại thủ đô Ấn Độ, dù có an ninh nghiêm ngặt để ngăn ngừa những cuộc biểu tình của đông đảo quần chúng. Những người biểu tình đòi hỏi công lý cho nạn nhân và an toàn cho phụ nữ.

Thủ đô New Dehli đã bị rúng động bởi những cuộc biểu tình rầm rộ kể từ khi phụ nữ này bị tấn công vào ngày 16 tháng 12.

Những người biểu tình cũng tụ tập tại Mumbai và Bangalore vào ngày thứ Bảy để bày tỏ đau buồn đối với cái chết của nữ sinh viên này.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết ông cảm thấy “rất đau buồn” trước cái chết của người phụ nữ trẻ. Ông nói thêm rằng những cảm xúc mà vụ này gây ra là “hoàn toàn có thể hiểu được.”

Xác của nạn nhân dự kiến sẽ được chở về Ấn Độ trong ngày thứ Bảy.

Nạn nhân vụ cưỡng hiếp ở Ấn Độ qua đời tại bệnh viện ở Singapore




Nhân viên bệnh viên đưa thi hài của nạn nhân Ấn Độ bị cưỡng hiếp, qua đời tại bệnh viện Mount Elizabeth, lên xe để đưa đến nhà


Nữ sinh viên bị cưỡng hiếp tập thể một cách tàn bạo trên một chiếc xe buýt ở Ấn Độ hồi trung tuần tháng này đã qua đời tại một bệnh viện ở Singapore.

Một thông cáo của bệnh viện nói rằng người phụ nữ 23 tuổi đã lìa đời sáng sớm hôm nay.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết ông cảm thấy rất đau buồn trước cái chết của người phụ nữ trẻ này. Ông nói thêm rằng những cảm xúc mà vụ này gây ra là “hoàn toàn có thể hiểu được.”

Xác của nạn nhân dự kiến sẽ được chở về Ấn Độ trong ngày hôm nay.

Thủ đô New Dehli đã bị rúng động bởi những cuộc biểu tình rầm rộ kể từ khi xảy ra vụ tấn công tính dục tàn bạo này. Các giới chức ở đây cho biết họ chuẩn bị ứng phó với các cuộc biểu tình sau cái chết của nạn nhân.

Tin tức cho biết nữ sinh viên này cùng với một người bạn phái nam đi trên một chiếc xe buýt thuê bao ở New Dehli hôm 16 tháng 12 khi một nhóm gồm 6 người đàn ông dùng một thanh sắt đánh đập họ. Nữ sinh này bị cưỡng hiếp và bị đả thương một cách rất tàn nhẫn. Sau đó các hung thủ đã mang cô gái này và người bạn của cô vất xuống đường trong lúc xe đang chạy.

Người bạn của cô may mắn còn sống sót.

Cảnh sát đã bắt 6 nghi can và truy tố họ về tội cưỡng hiếp và sát nhân.

Cô gái này được chở bằng máy bay tới Singapore từ một bệnh viện ở New Dehli hôm thứ tư, và việc này bị các chuyên gia y khoa ở Ấn Độ kịch liệt chỉ trích.

Hôm thứ tư chính phủ Ấn Độ cho biết một ủy ban sẽ xem xét cách xử lý của cảnh sát trong vụ này và một ủy ban khác sẽ đưa ra những đề nghị về cách thức để bảo đảm an toàn cho phụ nữ ở New Dehli và về những sự thay đổi về luật lệ để gia tăng hình phạt đối với những người phạm những tội như vậy.

Đài Loan tổ chức buổi ca nhạc Trung Quốc đầu tiên


Diễn viên điện ảnh Chương Tử Di.

Hàng ngàn fan ở Đài Loan đã đến xem buổi ca nhạc đầu tiên của các ca sĩ và ban nhạc rock đến từ Trung Quốc, dấu hiệu mới nhất cho thấy quan hệ đôi bên khá hơn.

Buổi ca nhạc được tổ chức bởi Chinese Music Chart, tương tự như một giải Grammy của Mỹ. Có khoảng 60 màn biểu diễn của ca sĩ và ban nhạc của Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông.

Trong số các sao đến từ Trung Quốc có ca sĩ Hàn Canh và diễn viên điện ảnh Chương Tử Di.

Bên cạnh các fan reo hò hoan hô, cũng có khoảng mấy chục người biểu tình chống Trung Quốc, họ hô các khẩu hiệu chống Bắc Kinh và ủng hộ một Đài Loan độc lập. Tuy nhiên, đám biểu tình không át được tiếng hát và tiếng vỗ tay.

Hồi tháng 11, tổ chức Chinese Music Chart loan báo phát giải thưởng ca nhạc mà không xin phép trước với chính quyền.

Kế hoạch này bị nhiều người phản đối, khiến ban tổ chức phải biến lễ trao giải thưởng thành một buổi ca nhạc, theo yêu cầu của nhà chức trách Đài Loan.

Nguồn: AFP, Channel News Asia

Hai đảng tại Quốc hội Mỹ ra sức làm việc để tránh ‘bờ vực tài chính’


Thượng nghị sĩ Harry Reid, Trưởng khối Dân chủ; và Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, Trưởng khối Cộng hòa đang cố gắng đạt một thỏa thuận vào phút chót của năm 2012 để có thể tránh ‘bờ vực tài chính’ cho nước Mỹ.

Điện Capitol, Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.


Thượng nghị sĩ Reid của đảng Dân chủ chiếm đa số tại Thượng Viện nói rằng thỏa thuận giữa hai đảng tập trung vào chuyện tránh tăng thuế tự động cho giới trung lưu, và giúp người thất nghiệp tiếp tục được hưởng trợ cấp sau khi hết hạn.

Tuy nhiên, ông nói, dù có đạt được biện pháp nào đi chăng nữa, cũng không có biện pháp hoàn hảo.

Còn Thượng nghị sĩ McConnell của đảng Cộng hòa thiểu số thì nói ông vẫn còn hy vọng và lạc quan.

Trong khi đó, Tổng thống Obama nói ông lạc quan một cách dè dặt, và kêu gọi hai đảng chóng đạt thỏa thuận bởi vì nhân dân Mỹ đang nhìn vào công việc của cả hai đảng đang làm, và sự kiên nhẫn của người dân sắp sửa cạn.

Nếu không đạt được thỏa thuận thì bước sang năm mới, giới trung lưu Mỹ sẽ tự động bị đánh thêm thuế, và chính phủ phải cắt giảm thật mạnh nhiều khoản chi tiêu.

Hàng triệu người Mỹ sẽ mất trợ cấp thất nghiệp vào ngày thứ Hai nếu hai đảng không đạt được thỏa thuận.

Các nhà kinh tế e ngại nếu không giải quyết bờ vực tài chính, nước Mỹ sẽ bước vào một thời kỳ suy thoái kinh tế khác.

TT Obama quyết tâm thúc đẩy biện pháp hạn chế sở hữu súng







Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hứa Tòa Bạch Ốc sẽ tận lực trong các cố gắng ngăn chặn bạo động gây ra bởi súng đạn.

Trong cuộc phỏng vấn của chương trình ‘Meet the Press’ của đài truyền hình NBC hôm Chủ nhật, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng vụ tấn công tại một trường tiểu học ở Connecticut, dẫn đến cái chết của 20 trẻ thơ và 6 người lớn 2 tuần trước đây, là ngày tệ hại nhất trong nhiệm kỳ tổng thống 4 năm qua của ông.

Tổng thống Obama nói ông sẽ vận động dân Mỹ ủng hộ các đề nghị được đưa ra, về việc gia tăng kiểm tra lý lịch của những người tìm cách mua súng, và cấm bán loại súng tấn công và các tạp chí về súng đạn hạng nặng.

Phó Tổng thống Joe Biden đứng đầu một ủy ban sẽ đề ra luật lệ nhằm chấm dứt các vụ bắn giết người hàng loạt ở Mỹ, nơi mà sở hữu súng là quyền được quy định trong Hiến pháp.

Tổng thống Obama nói rằng các biện pháp hạn chế mới về sở hữu súng sẽ gây tranh cãi, nhưng dân Mỹ phải quyết định họ có quyết tâm chấp nhận gia tăng biện pháp kiểm soát hay không, thay vì để cho ký ức về vụ tấn công trường học phai mờ theo thời gian. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói:

“Vấn đề là liệu chúng ta có thực sự cảm thấy chấn động về những gì đã xảy ra đủ để nó không trở thành một diễn biến, trong những diễn biến thường xuyên, thu hút sự chú ý rất nhiều trong vài tuần và rồi trôi qua. Chắc chắn đó không phải là cảm giác của tôi. Đây là một sự việc, quý vị biết, là ngày tệ hại nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Và đó không phải là điều mà tôi muốn nhìn thấy được lập lại.”

Tuy nhiên, Tổng thống Obama nói rằng ông ngờ vực về lời kêu gọi của nhóm Hiệp hội Súng Quốc gia, một tổ chức vận động hành lang về súng hàng đầu ở Mỹ, cho nhân viên bảo vệ võ trang canh gác trong gần 100.000 ngàn trường công lập của Mỹ. Ông nói:

“Tôi ngờ vực về đáp án duy nhất là đặt thêm súng trong trường học. Và tôi nghỉ rằng đại đa số dân Mỹ nghi ngờ rằng đáp án đó, bằng cách nào đó, giải quyết vấn đề của chúng ta.”

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

NHÀ PHÂN PHỐI MÁY IN NHIỆT CANON, GIẤY IN ẢNH NHIỆT KP 108IN TẠI MỸ THO - TIỀN GIANG

             NHÀ PHÂN PHỐI MÁY IN NHIỆT CANON
 GIẤY IN ẢNH NHIỆT KP 108IN TẠI MỸ THO - TIỀN GIANG
               Liên hệ :           DĐ : 091 3 13 39 38

Chuyên bán :
              - Máy in Canon CP 810 
                  Giá : 2 850 000đ





 - Máy in Canon CP 900
  Giá : 3 250 000đ

        



   - Giấy in ảnh nhiệt Canon KP 108in
               Giá : 580 000đ/ hộp

Nếu mua số lượng nhiều sẽ có giá ưu đãi .





THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY IN CP900

 
Độ phân giải: 300 x 300dpi

Tông màu: 256 sắc/ màu

Mực in: Mực in cho giấy cassette (Y, M, C và mực phủ)

Giấy in:

- Các loại giấy riêng
- Kích thước bưu thiếp (KP-36IP)
- Kích thước bưu thiếp ( để trắng mặt trái, KP-27IN, KP108IN)
- Cỡ thẻ (KC-36IP)
- Cỡ thẻ (các giấy in nhãn, KC-18IF)
- Cỡ thẻ ( các giấy in 8 nhãn, KC-18IL)

Hệ thống lên giấy: Lên giấy tự động từ khay giấy cassette

Hệ thống nhả: Nhả giấy tự động từ nóc giấy cassette

Kích thước bản in

Cỡ bưu thiếp, không viền: 100,0 x 148,0mm (3,94 x 5,83in.)

Cỡ bưu thiếp, có viền: 91,3 x 121,7mm (3,59 x 4,79in.)

Cỡ thẻ, không viền (bao gồm cả giấy nhãn): 54,0 x 86,0mm (2,13 x 3,39in.)

Cỡ thẻ, có viền (bao gồm cả giấy nhãn): 49,9 x 66,4mm (1,96 x 2,61in.)

Giấy 8 nhãn (trên giấy in 8 nhãn): 22,0 x 17,3mm (0,87 x 0,68in.)

Các thông số kỹ thuật in:

- In tiêu chuẩn ( in ảnh đơn + in nhiều ảnh cùng lúc + in nhiều ảnh đơn)
- In tất cả các ảnh ( in toàn bộ ảnh, in các ảnh lựa chọn)
- In ảnh theo định dạng DPOF
- In không viền/ có viền ( in định dạng 1 ảnh/2 ảnh/4 ảnh/8 ảnh)
- In có hiển thị ngày
- In theo số file
- In theo định dạng ( kích thước cố định)
- In theo định dạng ( định dạng ảnh hình N/ 2 ảnh/ 4 ảnh/ 8 ảnh)
- In ảnh Index
- In theo kích thước cố định
- In ảnh cỡ ID ( khi kết nối PictBridge)
- In ảnh động ( khi kết nối PictBridge)

Xử lý hình ảnh:

- Tính năng My Colours (ảnh đen trắng, ảnh màu nâu, ảnh màu rực rỡ, ảnh trung tính, in phim dương bản)
- Chỉnh sửa mắt đỏ

Điều chỉnh chất lượng ảnh

- Tối ưu hoá hình ảnh
- Hỗ trợ Adobe RGB

Khe cắm thẻ: 3 khe cắm thẻ

- Có thể xem ảnh trên màn hình LCD của máy in

Thẻ nhớ hỗ trợ:

- Khi không có bộ điều hợp:

CompactFlash, Microdrive, SD, miniSD, SDHC, miniSDHC, MMC, MMCplus, HC MMCplus, MMCmobile, RS-MMC, Memory Stick, MemoryStick PRO, MemoryStick Duo, MemoryStick PRO Duo

- Thông qua bộ điều hợp:

microSD, microSDHC, MMCmicro, xD-Picture Card, Memory Stick Micro

Kết nối ngoài:

- Định dạng: USB

- Kết nối ( dây cáp):

Thiết bị tương thích PictBridge: USB tương thích, thiết bị kết nối Loại A kết nối với máy tính: USB tương thích thiết bị kết nối loại B
Kết nối không dây: Cần phải có Bluetooth Unit BU-30 (bán riêng lẻ)

Màn hình LCD: Màn hình TFT rộng 2,7 (Languages: English, German, French, Italian, Spanish, Russian, Simplified Chinese, Korean, Thai, Hindi, Vietnamese, Malaysian, Japanese)

Môi trường vận hành: 5 – 40°C, 20 – 80%RH

Nguồn điện:

- Bộ điều hợp nguồn CA-CP200 (trắng)
- Bộ pin NB-CP2L (bán riêng rẽ)

Điện năng tiêu thụ: 60W hoặc ít hơn (4W hoặc ít hơn khi không sử dụng)

Kích thước : 178,0 x 127,0 x 60,5mm

Trọng lượng: Xấp xỉ 810g







Canon vừa cho ra đời máy in ảnh di động SELPHY CP900. Chiếc máy này cho phép người dùng in ảnh mọi lúc, mọi nơi.

SELPHY CP900 sử dụng các thiết bị ngoại vi bổ sung khả năng tích hợp Wi-fi. Bạn có thể có ngay tức khắc các hình ảnh của mình khi đang đi bộ hoặc thám hiểm bằng cách cắm thẻ nhớ vào máy. Chiếc máy này được trang bị các ứng dụng Easy PhotoPrint giúp dễ dàng giao tiếp với những thiết bị thông minh chạy Android và iOS.



Ưu điểm của chiếc máy này là kích thước rất nhỏ gọn, chiếm ít diện tích. Tuy nhiên, nó chỉ cho phép in cỡ ảnh tối đa là 4x6 inch tương đương với 10x15 cm. SELPHY CP900 được trang bị bộ pin/sạc giúp bạn có thể in ảnh mọi lúc, mọi nơi mà không bị phụ thuộc bởi ổ cắm điện.

Thiết bị này được trang bị một màn hình LCD 2,7 inch cho phép người dùng xem trước các bức ảnh và chỉnh sửa chúng nếu muốn trước khi in.







Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

'Tự diễn biến đe dọa sự tồn vong của Đảng'


Hàng chục nhà khoa học, nhà lý luận đã có mặt tại cuộc hội thảo bàn việc nhận diện và phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên.



Phát biểu tại cuộc hội thảo khoa học ngày 27/12, tiến sĩ Vũ Văn Phúc (Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản) nhận định, do nhiều nguyên nhân, nhất là do âm mưu chống phá, chiến lược "diễn biến hòa bình" mà một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Những người này thờ ơ, dao động về tư tưởng chính trị, bàng quan trước vận mệnh của Đảng, dân tộc, thờ ơ trước khó khăn của đất nước, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, tham nhũng, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội...

Theo ông, một số cán bộ, đảng viên, trong đó có người trước đây từng giữ cương vị, trọng trách trong các cơ quan đảng, chính quyền có những ý kiến lệch lạc; đòi đa nguyên, đa đảng, phủ nhận những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, cộng tác với thế lực thù địch, phản bội lại lợi ích dân tộc.

"Tình trạng này chính là một biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", tiến sĩ Phúc nói.

Hơn 60 năm tuổi đảng và từng giữ nhiều trọng trách, nhà báo Hữu Thọ trăn trở về chất lượng của đội ngũ đảng viên hiện nay. Ảnh: Nguyễn Hưng.


Là Ủy viên Hội đồng lý luận trung ương, tiến sĩ Vũ Văn Phúc khẳng định, qua thực tiễn, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cơ bản do không ngăn chặn kịp thời nguy cơ "tự diễn biến", dẫn tới "tự chuyển hóa" chế độ chính trị. Bài học này cho thấy nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Lấy ví dụ cụ thể về tình trạng thụ động của 20 triệu đảng viên đảng cộng sản Liên Xô dẫn tới sự sụp đổ của đảng (trong khi chỉ gần 5 triệu đảng viên đã làm nòng cốt cho chiến thắng phát xít), nhà báo Hữu Thọ trăn trở về "chất lượng đảng viên" hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từng giữ nhiều cương vị cao trong Đảng, đảng viên lão thành này cho rằng, trong đội ngũ đảng viên "không ít người né tránh, chọn cách ngậm miệng, chọn thái độ im lặng trước những biểu hiện suy thoái, xuống cấp".

Ngoài ra, ông cũng đặt vấn đề về quy trình cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát của người dân và đảng viên khi có những vấn đề hệ trọng của đất nước mà "đảng viên, người dân không được hỏi ý kiến".

Theo trung tướng Vũ Hải Triều (Phó tổng cục trưởng Tổng cục an ninh 2, Bộ Công an), phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chủ yếu là công việc nội bộ. "Không ai hiểu mình bằng chính mình. Ta phòng ta, chống ta là chính chứ địch chỉ là một phần thôi", trung tướng nói.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga, các thế lực bên ngoài đang tung nhiều thông tin sai lệch nhằm tạo sự đối lập giữa Đảng và nhân dân. Ảnh: Nguyễn Hưng.


Nhiều năm làm công tác đối ngoại, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga lại cho rằng, đây là một nguy cơ có thật chứ "không phải là ta tự huyễn hoặc". Theo bà, các thế lực chống đối, phá hoại từ bên ngoài đang tung ra rất nhiều thông tin sai lệch về Việt Nam, nhằm mục tiêu tạo nên sự đối lập giữa Đảng với nhân dân, làm xói mòn niềm tin của người dân.

Bà Nga kiến nghị, trong hoàn cảnh hiện nay, các cơ quan công quyền nói chung và lĩnh vực đối ngoại nói riêng cần chủ động cung cấp thông tin một cách minh bạch, rõ ràng.

Thủ tướng VN kêu gọi ‘cảnh giác’




BBC - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói cần cảnh giác với những người chỉ trích chế độ sử dụng công nghệ hiện đại để công kích chính quyền.

Tại hội nghị về phát triển kinh tế xã hội năm 2003 trong hai ngày 25-26/12, ông Dũng được trang web chinhphu.vn dẫn lời nói.
“Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác, đấu tranh đối với kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao, internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.”
Chinhphu.vn cũng trích lời vị Thủ tướng nói thêm rằng “dứt khoát không để nhen nhóm sự xuất hiện của các tổ chức phản động trên bất cứ địa bàn nào.”
Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Tấn Dũng nhắc tới sự cần thiết phải cảnh giác với những người mà ông gọi là “chống phá” Việt Nam.

* Ông Dũng nói cần đặc biệt cảnh giác với ‘kẻ xấu lợi dụng công nghệ cao’

Tại hội nghị Công an toàn quốc chiều ngày 17/12 tại Hà Nội, ông Thủ tướng nói thách thức đối với ngành này là “các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua diễn biến hòa bình, chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý, sự gia tăng về tội phạm hình sự, khủng bố…”
Ông thúc giục lượng lượng công an “Đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu, ý đồ kích động, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân.”
‘Kẻ thù của internet’
Hồi tháng Chín năm nay, Thủ tướng Việt Nam đã ra chỉ thị cấm cán bộ nhà nước đọc các blog “phản động”.
Trong số các blog này có trang Quan làm báo, vốn đã tấn công trực diện cá nhân ông Dũng và cái mà họ gọi là “nhóm lợi ích” của ông.
Ngoài Quan làm báo, hai trang Dân làm báo và Biển Đông cũng bị nêu tên trong công văn của ông Thủ tướng.
Internet trong những năm gần đây đã trở thành công cụ để nhiều người dân Việt Nam thể hiện chính kiến cũng như tìm các thông tin trái chiều với thông tin chính thống.
Việt Nam hiện đang nằm trong danh sách các nước bị coi là “kẻ thù của internet” do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đưa ra.
Hà Nội bị cáo buộc bỏ tù những người dùng không gian mạng để thể hiện quan điểm cá nhân.
Chính quyền trong khi đó luôn khẳng định họ tôn trọng tự do ngôn luận và chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121226_thu_tuong_vn_keu_goi_canh_giac.shtml

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Tổng thống Obama kêu gọi dân chúng cầu nguyện cho binh sĩ


Tổng thống Barack Obama chào tạm biệt sau khi nói về 'bờ vực tài chánh' tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ sáu, 21/12/2012

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và đệ nhất phu nhân Michelle hôm nay chúc mừng dân chúng nhân dịp lễ Giáng Sinh và cám ơn các binh sĩ Mỹ cùng với gia đình của họ.

Trong bài diễn văn hàng tuần phát thanh hôm nay, ông Obama và phu nhân kêu gọi dân chúng “cầu nguyện cho tất cả các quân nhân của chúng ta.”

Ông Obama và gia đình sáng nay đã về tới Hawaii để nghỉ lễ.

Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói rằng ông Obama không tham dự sự kiện công khai nào ở Hawaii, nơi ông chào đời.

Tổng thống Obama cho biết ông sẽ quay về Washington sau lễ Giáng Sinh để tìm cách đạt được một thỏa hiệp nhằm ngăn chận việc tăng thuế và việc hết hạn của những khoản trợ cấp thất nghiệp dài hạn.

Trong bài diễn văn hàng tuần của phe Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viện John Boehner hối thúc các chính khách đảng Dân chủ hợp tác với phe Cộng hòa ở Quốc hội về vấn đề cắt giảm chi tiêu và cải cách thuế khóa.

Obama chọn cựu binh Việt Nam làm “cánh tay phải” Xem tin nguồn: http://www.ttxva.org/obama-chon-cuu-binh-viet-nam-lam-canh-tay-phai/#ixzz2FrKLEQJD Follow us: thongtanxavanganh on Facebook


Tổng thống Barack Obama ngày hôm qua (21/12) đã đề cử Thượng nghị sĩ John Kerry – một cựu binh chiến tranh Việt Nam, làm Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ mới của ông bắt đầu vào tháng 1 tới.
Tổng thống Obama đã đưa ra thông báo về quyết định trên tại Nhà Trắng khi bên cạnh ông có Phó Tổng thống Joe Biden và Thượng nghị sĩ Kerry.
“Tôi rất tự hào thông báo sự lựa chọn của tôi dành cho tân Ngoại trưởng Mỹ – đó chính là ông John Kerry. Nói theo một nghĩa nào đó, cả cuộc đời của John đã chuẩn bị sẵn sàng cho vai trò này”, ông chủ Nhà Trắng phát biểu.
Tổng thống Obama không ngớt lời ca ngợi Thượng nghị sĩ Kerry về những đóng góp của ông này cho nước Mỹ và mối quan hệ cá nhân của ông này với các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới.
Thượng nghị sỹ John Kerry là cựu binh tại chiến trường Việt Nam trong vòng 4 tháng, 12 ngày, bắt đầu từ tháng 11/1968, khi ông được chuyển tới vịnh Cam Ranh để tham gia một khóa huấn luyện kéo dài 1 tháng.
Ông Kerry rời Việt Nam vào tháng 3/1969. Khi trở về nước, ông hoạt động rất năng nổ trong phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
“Trong những năm qua, ông Kerry đã giành được sự tôn trọng và tin tưởng của các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Ông ấy sẽ không cần phải được đào tạo nhiều thêm nữa”, Tổng thống Obama nói thêm.
“Tôi cho rằng, sẽ là công bằng khi nói, rất ít cá nhân quan biết với các Tổng thống và Thủ tướng nhiều như ông John Kerry. Cũng có rất ít cá nhân nắm về các chính sách đối ngoại của nước ta chắc chắn như ông John Kerry. Những điều này khiến ông ấy trở thành một sự lựa chọn hoàn hảo cho vị trí dẫn dắt nền ngoại giao Mỹ trong những năm tới”, ông Obama cho biết.
Lần đầu tiên được bầu vào Thượng viện với tư cách là đại diện của Massachusetts năm 1984, ông Kerry đã phục vụ 5 nhiệm kỳ trong Quốc hội Mỹ. Ông được bầu là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hồi tháng 12 năm 2008 thay thế cho ông Biden sau khi ông này được bầu làm Phó Tổng thống.
Obama biết ơn Kerry
Là một thành viên của Đảng Dân chủ, ông Kerry từng tham gia chạy đua vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử năm 2004 nhưng thất bại trước đương kim Tổng thống lúc bấy giờ là George W. Bush với một khoảng cách rất sít sao – chỉ 34 số phiếu.
Tuy nhiên, ông Obama vẫn rất biết ơn Thượng nghị sĩ John Kerry bởi chính ông này đã mời ông Obama thực hiện một bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Dân chủ được tổ chức ở Boston hồi tháng 7 năm 2004. Khi đó, ông Obama vẫn là một thượng nghị sĩ ít được biết đến.
“Tất nhiên, tôi cũng phải nói lời cảm ơn về việc ông John đã mời một Thượng nghị sĩ trẻ của bang Illinois phát biểu tại hội nghị của Đảng Dân chủ ở Boston”, ông Obama nói đồng thời gọi ông Kerry là “một người bạn lớn”.
“Tôi đánh giá cao sự hợp tác của ông Kerry trong việc giúp thúc đẩy nhiều vấn đề trong những ưu tiên chính sách đối ngoại của tôi, trong đó có việc phê chuẩn hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân START mới với Nga”, ông Obama cho biết. START mới chính thức có hiệu lực từ tháng 2 năm 2011. Nó được coi là một kết quả cụ thể trong chính sách tái khởi động quan hệ của chính quyền Obama với Nga.
Với tư cách là một phái viên đáng tin cậy của chính quyền Mỹ, ông Kerry cũng từng đảm nhiệm trách nhiệm thuyết phục Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đồng ý tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2009.
Và vào năm 2011, chính ông Kerry cũng đã thuyết phục Pakistan phóng thích một nhà thầu CIA bị cáo buộc giết hai người Pakistan đồng thời trả một phần của chiếc trực thăng tàng hình Mỹ bị rơi trong chiến dịch tiêu diệt Bin Laden.
Thượng nghị sĩ Kerry đã ủng hộ tích cực cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Obama vừa rồi. Ông này cũng từng là lựa chọn ưa thích của Tổng thống Obama cho chức vụ Ngoại trưởng Mỹ năm 2008 trước khi ông Obama chính thức chọn bà Hillary Clinton.
Việc bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Kerry làm Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama đã được đồn đoán suốt trong mấy ngày qua sau khi bà Susan Rice – Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc và là lựa chọn hàng đầu của ông Obama cho chức Ngoại trưởng, xin rút lui hồi tuần trước vì những tranh cãi liên quan đến vụ tấn công ngày 11/9 vào Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Lybia. Vụ tấn công này đã khiến Đại sứ Mỹ Christopher Stevens cùng 4 người khác thiệt mạng.
Một số Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ cản trở việc bổ nhiệm bà Rice vào vị trí Ngoại trưởng vì những vấn đề gây tranh cãi xung quanh vụ tấn công khủng bố ở Libya.
Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Thượng viện Mỹ, việc bổ nhiệm ông Kerry vào chức Ngoại trưởng được cho là sẽ được Thượng viện Mỹ nhanh chóng phê chuẩn bởi ngay từ đầu, nhiều Thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã lên tiếng ủng hộ người đồng nghiệp kỳ cựu của họ.
Nếu được bầu làm Ngoại trưởng của nước Mỹ, ông Kerry muốn đóng một vai trò lớn trong việc định hình chính sách cho khu vực Trung Đông và củng cố hòa bình giữa người Israel và Palestine.
Ông Kerry sẽ phải dẫn dắt một Bộ đang gặp khó khăn bởi nguồn ngân quỹ hạn chế và chi phí an ninh ở nước ngoài đang ngày càng đội lên.


Gần 50.000 SV đại học trước nguy cơ giải thể Xem tin nguồn: http://www.ttxva.org/gan-50-000-sv-dai-hoc-truoc-nguy-co-giai-the/#ixzz2FrJy3hvS Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

Không khí buổi trao đổi các vấn đề liên quan đến công tác tuyển sinh 2012 của các ĐH-CĐ ngoài công lập sang 19/12 tại Hà Nội.

Tổng kết mùa tuyển sinh 2012, các ĐH-CĐ ngoài công lập đều thở dài lo lắng vì không tuyển được sinh viên. Trong 3 giờ liên tục của buổi sáng 19/12, hàng chục ý kiến từ 20 trường ĐH, CĐ ngoài công lập ở phía Bắc đã bày tỏ lo ngại trước nguy cơ phải đóng ngành đào tạo hoặc tệ hại hơn là đóng cửa, giải thể trường.

Cần cấp cứu

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập nêu thực tế: “Nhiều trường Bộ cho chỉ tiêu nhưng tuyển không nổi, đứng trước nguy cơ đóng cửa nếu Bộ GD-ĐT không có cơ chế giúp đỡ. Chúng tôi cần được cấp cứu”.
Một hiệu trưởng phân tích: “Tại sao tuyển sinh nước mình lại khó thế? Năm 2007, tôi đã nói rằng, 2 em chỉ khác nhau 0,5 điểm được vào trường công lập còn anh khác thì không. Đó là bất công lớn.
Trong khi học phí công lập ngày càng tăng đi kèm với các trường được đầu tư lớn, còn trường ngoài công lập phải chật vật đi vay. Chỉ tiêu các trường công lập tăng, thời gian tuyển sinh kéo dài, điểm đầu vào thấp. Họ tranh thủ vét hết tận đáy. Chúng ta đã thật sự công bằng với con em là công dân tương lai của đất nước chưa?”.
Gần 50.000 SV đại học trước nguy cơ giải thể, Giáo dục – du học, giai the dai hoc, dai hoc ngoai cong lap, sinh vien, truong tu, truong cong, dai hoc, giai the, khong tuyen duoc sinh vien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Không khí buổi trao đổi các vấn đề liên quan đến công tác tuyển sinh 2012 của các ĐH-CĐ ngoài công lập sáng 19/12 tại Hà Nội
Hiệu trưởng một trường đã có 15 năm tồn tại và phát triển chia sẻ: “Chưa năm nào như năm nay, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh đến vậy. Trong khi trường khẳng định cơ sở vật chất, giáo viên không thua kém các trường công, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao”.
Ông đặt câu hỏi: “Mỗi năm, chúng ta có 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp. Tại sao không thể chọn được 300.000 – 400.000 em vào ĐH-CĐ? Phương án chọn học sinh vào trường hiện nay, theo ông không phù hợp với tình hình thực tiễn và “có vẻ như chủ trương xã hội hóa giáo dục chưa được chăm sóc, bị bỏ rơi”.
Vị lãnh đạo tỏ ý băn khoăn vào kì thi 3 chung hiện nay của Bộ GD-ĐT khi “kéo dài thời gian tuyển sinh nhưng lại không quy định điểm tuyển lần 2 phải cao hơn lần 1. Học phí trường công thấp hơn trường tư. Thử hỏi, thí sinh nào chọn trường ngoài công lập. Như vậy, sớm muốn hệ thống này sẽ chết”.
Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Á Nguyễn Ngọc Chu nêu thực tế: “Việt Nam đi ngược với các nước khi thắt đầu vào thả đầu ra. Dạy đại học đến 5 năm đại học là không cần thiết, nhiều môn không đúng trọng tâm.
Đồng ý với việc các trường đào tạo hàn lâm, tinh hoa phải làm bài bản, nhưng ông Chu cho rằng các môn học kĩ thuật không cần vậy. “Nên để các trường tự chủ, cho phép họ lấy điểm đầu vào phù hợp với loại hình. Hoặc nếu không đủ điểm chúng tuyển có thể vào học lớp dự bị đại học”.
Đại diện một trường cao đẳng nghề lên tiếng đề nghị “cần phải có cơ chế đặc thù cho các trường ngoài công lập. Không giúp đỡ chúng tôi về tài chính thì cũng tạo cơ chế để các trường tồn tại. Cùng một sân chơi nhưng công lập thì có tất cả, còn ngoài công lập không có gì. Chủ trương xã hội hóa chủ yếu là khẩu hiệu, chưa được thể hiện ở hành động”.
Lãnh đạo một trường ĐH có trụ sở tại Hà Nội ví von “nếu con tôi nếu bằng điểm sàn tôi cũng cho cháu vào trường công lập cho đỡ mất tiền. 85% học sinh hiện nay đang ở công lập, nếu họ tuyển dư 10% an toàn thì ngoài công lập không thiếu mới lạ”.
Bộ phải công khai minh bạch bao nhiêu người được điểm sàn, hiện nay đang ngồi ở đâu? Bộ nói là vấn đề thương hiệu. Vậy nếu đang ngồi ở công lập thì phải xem lại. Nếu đang lang thang ở ngoài thì mới chịu. Muốn sống phải xã hội hóa giáo dục. Nếu không thì còn khốn đốn kiểm định, đánh giá.
Để cho một trường như Trường ĐH Tân Tạo (TP.HCM) với cơ ngơi khai trang, đội ngũ nhiều GS từ Mỹ tham gia giảng dạy mà năm qua chỉ tuyển được 30 SV thì buồn quá”.

Phải đổi mới tuyển sinh

Gần 50.000 SV đại học trước nguy cơ giải thể, Giáo dục – du học, giai the dai hoc, dai hoc ngoai cong lap, sinh vien, truong tu, truong cong, dai hoc, giai the, khong tuyen duoc sinh vien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Rất nhiều ý kiến cho rằng các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đang đứng trước nguy cơ đóng cửa, cần được cấp cứu
Vị lãnh đạo này muốn Bộ GD-ĐT công khai phổ điểm thi ĐH của thí sinh để thấy được chất lượng đầu vào hàng năm. Xác định điểm sàn cần có sự tham gia nhiều hơn của hiệp hội.
Ý kiến khác đề xuất: “Bộ nên để 1 năm thi đại học 2 -3 lần để các em học sinh không bị gián đoạn việc học-thi. Có thể công lập tuyển sinh tháng 9, ngoài công lập tuyển sinh tháng 3. Như vậy vừa tạo động lực cho học sinh, tiết kiệm cho xã hội. Để các em ở bên ngoài dễ dẫn đến hư hỏng”.
“Nên chăng chọn các em đỗ tốt nghiệp vào trường. Còn chọn như thế nào là tùy các trường” – một đại biểu nêu quan điểm.
Nhiều ý kiến thẳng thắn: cần bỏ kỳ thi 3 chung như hiện nay, để các trường tự thi. Hoặc không có cơ chế để các trường tuyển sinh viên hệ dự bị (chưa đủ điểm sàn trúng tuyển) để bồi dưỡng, tạo nguồn tuyển sinh.
Nếu giữ 3 chung thì cần hạn chế nguồn tuyển của các trường công lập, đào tạo tinh hoa và điểm sàn trúng tuyển vào các trường này phải cao (ít nhất từ 18 điểm trở lên) tạo điều kiện cho khối trường ngoài công lập.
Một đại biểu thẳng thắn: “Những nguy cơ của các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã bàn nhiều. Chúng ta cũng sẵn sàng đối thoại với Bộ GD-ĐT, Quốc hội, Ban tuyên giáo TƯ hoặc cao hơn là Bộ Chính trị xem những chính sách được đưa ra đã đúng chưa?”
“Gần 50.000 sinh viên, hơn 3000 cán bộ, giảng viên của các trường ĐH-CĐ ngoài công lập là con số không nhỏ đang đứng trước nguy cơ giải thể nếu nhà nước không có chính sách giúp đỡ” – một nữ đại biểu bày tỏ tâm tư.
Theo Vietnamnet


Quan Làm Báo ngày càng xuống cấp, NAY LẠI NHỤC MẠ CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM







Lẽ ra tôi không viết về QLB từ sau ngày tôi chấm dứt hợp tác với QLB, nhưng gần đây, tôi rất bất bình những bài viết và cao điểm là bài viết này nhục mạ Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm…

Tôi biết rất rõ QLB từ khi bị 3D đánh đã không thâu thập được thêm một tí “thâm cung bí sử” nào nữa (tôi từng nói cho dù thâm cung bí sử đúng 50 hay 60% cũng hướng dẫn những bài viết của tôi đúng lối chính trị tranh ăn giữa 3 Dũng và 4 Sang).

Lý do QLB có truy cập nhiều là vì “thâm cung bí sử” chứ QLB không có một bài viết nào tạm được về KT, chính trị, xã hội vì chủ của trang này là Đặng Thị Hoàng Yến (đây không còn là một bí mật nữa). Khi tôi hợp tác với QLB thì QLB bị hacker, trong video hacker có show ĐTHY đang thao tác video, trong đó có email của tôi gửi cho quan làm báo. Tôi lập tức email cho nhóm cố vấn của tôi.

Có lẽ vì bản chất Đặng Thị Hoàng Yến là Cộng Sản nên y thị không ngại nói láo trắng trợn với BBC khi phỏng vấn rằng y thị không dính gì tới QLB.

Còn một điều nữa là y thị sẵn sàng viết dưới dạng nặc danh rằng Đặng Thành Tâm (DTT) là DN tốt cho VN nhưng sự thật thì trái ngược khi blog bocauden đăng báo cáo về Western bank mà tên ĐTT làm CT HĐQT, nó dùng Western và Navibank để rút ruột cho sân sau là KBC và nhiều cty khác, nó dùng những nhà bank này mua trái phiếu của cty sân sau của nó với 5 năm, lãi suất 12% trong thời điểm đầu 2012, lãi suất NH là 22 tới 25%. Không những vậy, DTT này còn thổi giá BDS của gia đình và bán lại cho nhà băng với giá kết sù, bỏ túi tiền lời của những nhà bank này hết, có tới cổ đông nhỏ đâu. Nói chung 2 chị em này khuynh đảo thị trường tài chánh Vn cũng ngang ngữa với gia đình 3D chứ không kém chút xíu nào hết.

Bất cứ trang mạng nào đăng sự thật về DTHY và DTT thì chụp mũ ngay là tay sai Tướng Hưởng, như bocauden, tranhung9, caunhattan v.v…

Kiến thức của DTHY về cư dân mạng rất nghèo nàn, nhưng DTHY thì rất giàu phê phán. Tháng 5.2012, DTHY còn không biết ai là ai trong clb nhà báo tự do, tôi phải kể ra Song Chi, TPT, anhbasg v.v…thì mới biết nhưng ném đá và chụp mũ thì rất tài

Đặng Thị Hoàng Yến làm một list blog tay sai Tướng Hưởng, trong đó có blog TTXVA.ORG là chỗ thân tình với tôi, QLB hồ đồ chụp mũ là tay sai tướng Hưởng luôn.

Theo tôi biết thì blog VangAnh đã nổi tiếng từ sự kêu gọi thành công 2 cuộc biểu tình 2007, một sự đột phá chưa từng có từ sau khi cộng sản chiếm miền Nam.

Nhưng gần đây, một thằng trong 1 tổ chức chính trị đã sụp đổ ở mỹ nick là PhongCK giả danh VangAnh và đi chửi bới mạ lị chính chủ nhân thật sự của TTXVA. Nó nói nó mới chính là chủ nhân thật sự của TTXVA chứ không phải VangAnh trong khi nó giả mạo lập website vào giữa năm 2011. Mục đích của nó là bám vào tên tuổi TTXVA để vực dậy tổ chức chính trị có website đã đóng cửa và tan rã cách đây hàng chục năm tên là “Mạng Lưới Dân Chủ Việt Nam”. Ngụy xưng dân chủ để thủ đoạn cướp giật tên tuổi người khác 1 cách bẩn thỉu là cách bôi nhọ không những phong trào đấu tranh mà còn là nỗi nhục bôi tro trát trấu vào cộng đồng người việt đấu tranh ở hải ngoại.

Tôi biết TTXVA có từ hồi 2007 vì khi tôi bắt đầu ở Multiply năm 2009 là tôi đã biết VangAnh nổi tiếng lắm rồi.

Trong vài lần nhắc đến câu chuyện vì tay phongck lập nick giả gái là “thuytramduong” chửi VangAnh khắp facebook, tôi khuyên VangAnh nên CÔNG KHAI CÔNG LUẬN chuyện bị tay giang hồ Phong CK cướp danh tiếng mà còn mạ lị, gửi vài chục ngàn messages ám chỉ TTXVA là công an mạng cài mã độc ăn cắp thông tin cá nhân, đi hết mọi chổ rêu rao hắn là chủ nhân của TTXVA… Nhưng VangAnh đã im lặng không thèm đối đáp.

Một lần VangAnh nói với tôi: IM LẶNG LÀ ĐỈNH CAO CỦA SỰ KHINH BỈ.

Đối với sự vu cáo trắng trợn của quanlambao cũng vậy, VangAnh cũng chỉ cười mà không nói thêm lời nào.

xem tại đây:

TTXVA KHÔNG BAO GIỜ THU THẬP VÀ LƯU IP COMMENT
1. Nội dung email thông báo quanlambao là ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN

From: Tcdrafting Nguyen [mailto:tcdrafting9@gmail.com]
Sent: Saturday, October 20, 2012 3:29 AM
To: tcdrafting9
Subject: 5 người: Tối mật…Đặng thị Hoàng Yến là người liên hệ trực tiếp với tôi qua email quanlambao.vn

http://www.ttxva.org/hacker-thao-mat-na-quan-lam-bao/

Đây là trang nói về thao tác trên máy Apple Mac Book Air của DTHY. Trong đó tôi thấy rất chính xác là DTHY quan tâm tới Navibank và Western bank là 2 nhà bank của gia đình họ. take -over bởi PVFC.

Đến phút thừ 11.03 thì tôi thấy email tôi gửi qlb (attached), phút 11.24 thì thấy list của email inbox, có tcdrafting đầy dãy trong đó…Xin phổ biến rộng rãi blah blah…Tới phút 11.44 thì DTHY đang trả lời email cho tôi..tcdrafting9@gmail .com (2 emails này tôi gửi kèm theo sau…

Vậy thì bây giờ chúng ta biết rất rõ là DTHY là qlb và là ng chống 3 Dũng kịch liệt nhất. Lần đầu tiên ngày 1.10 khi mới tôi vào thì QLB nói ko chống DCS, nhưng sau khi 3D ko bị kỷ luật thì đổi tông, chống DCS cực kỳ. Quyết định của tôi là làm như ko biết, tranh thủ sự hợp tác của Đạng’ clan (dòng họ Đặng) để đánh sập DCS. Một ng trong các bạn hiến kế cho tôi là DTHY còn nhiều, rất nhiều tiền ở VN và chỉ lấy lại dc khi DCS sụp đổ mà thôi.

Ai có ý kiến gì thì welcome. sẽ thông báo cho nhóm 5 người với ẩn danh, nếu ko muốn tôi thông báo thì báo tôi,

Châu


Hàng loạt DN FDI “đánh bài chuồn” do nợ khủng



Nhiều doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục rút khỏi hoặc bỏ trốn tại các tỉnh, thành như TP.HCM, Đồng Nai… do nợ thuế khủng hoặc khó khăn về tài chính.


Nhiều DN FDI trong lĩnh vực dệt may bỏ trốn khỏi TP.HCM do nợ khủng. Ảnh mang tinh minh họa.


Ông Nguyễn Tấn Định, Phó Ban quản lý các KCX – KCN TP.HCM (Hepza) cho biết, tính từ đầu năm đến nay, TP có 10 doanh nghiệp FDI ngưng hoạt động và giải thể trước thời hạn.

Trong đó, nguyên nhân chính là do các DN này lâm vào tình trạng nợ đọng thuế với con số khủng nên họ “đánh bài chuồn” về nước.

Chẳng hạn như trường hợp Công ty TNHH Silver Star Việt Nam, có 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực dệt may, đã nợ thuế tới 29,6 tỷ đồng. Đến khi cơ quan hải quan đến xác minh thì chủ DN đã “bốc hơi”, chỉ còn chỏng trơ lại cái nhà xưởng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết thêm, tính riêng trong lĩnh vực gia công dệt may trên địa bàn TP.HCM, hiện đã có gần 100 DN FDI bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Còn ở những ngành nghề khác như bất động sản, thương mại, ăn uống, dịch vụ… tình trạng cũng diễn ra tương tự.

Tình hình này cũng diễn ra nhức nhối trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, tình trạng DN khó khăn dẫn đến phá sản, ngưng hoạt động không chỉ diễn ra tại những DN trong nước mà còn xảy ra đối với nhiều DN FDI.

Tính trong năm 2012, Đồng Nai có 5 DN FDI gồm King May Craff, Brandon Miles, Fine Cubicle, Mir Vina, Cửu Dương ngưng hoạt động vì khó khăn trong hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn thu hồi 32 dự án FDI, với tổng số thu hồi vốn khoảng 170 triệu USD.

Trong đó, tại các KCN Đồng Nai có 17 dự án ngưng hoạt động và mất liên lạc. Phần lớn những dự án này chủ đầu tư đều nợ thuế, nợ lương công nhân và bỏ về nước mà không làm thủ tục giải thể.

Tuy FDI vào Việt Nam giảm không nhiều nhưng một phần cũng do chính sách đầu tư trong nước còn nhiều bất cập.

Theo Luật sư Phùng Anh Tuấn, Lãnh sự danh dự Phần Lan tại TP.HCM, việc thành lập DN gắn chặt với cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam làm cản trở nguồn FDI vào đây. Bởi càng kéo dài thời gian thành lập thì tiền không thể vào được mà DN cũng không thể đóng thuế được.

Còn chưa kể, muốn thành lập công ty phải xem xét hết thủ tục này đến thủ tục khác gây cản trở cho DN…

Dự báo năm 2013, tình hình kinh tế còn tiếp tục khó khăn, nếu Việt Nam không có chính sách thông thoáng thì sẽ còn nhiều DN FDI rời bỏ thị trường cũ để tìm kiếm thị trường mới ở các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia… vì môi trường kinh doanh của họ tốt hơn.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Ngày "Tận thế" của người Maya và thế giới chúng ta

Còn hai ngày nữa là đến 21-12-2012, ngày mà nhiều người coi như là ngày Tận thế. Tạp chí của RFI hôm nay về đề tài ngày Tận thế theo lịch Maya đưa quý vị đến thành phố Tulum (Mêhicô), nơi phát nguồn của dự báo về biến cố kinh hoàng này theo lịch của người Da đỏ, qua phóng sự của nhà báo Việt Tiến (từ Tulum-Mêhicô), tiếp theo đó là phần phỏng vấn nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu (Paris).

Trước thời điểm ngày Tận thế, nhiều hoạt động được tổ chức để thu hút những người cả tin đi tìm nơi trú ẩn tại một ngôi làng huyền thoại ở Brazil, một ngọn núi thiêng ở Pháp, một hầm ngầm ở Mỹ và nhiều nơi khác... Từ nhiều tháng nay, huyền thoại về ngày Tận thế theo truyền thuyết của người da đỏ Maya đã mang lại nguồn kích thích cho kinh tế du lịch tại nhiều nước Nam Mỹ, nơi nền văn minh Maya đã từng ngự trị, đặc biệt là tại Mêhicô, nơi phát nguồn bộ lịch cổ, được coi là đã tiên đoán thảm họa này.

Nhiều giáo phái tôn giáo có các hoạt động đặc biệt để phổ biến niềm tin vào ngày Tận thế và tiến hành các hoạt động nhằm chuẩn bị cho biến cố hệ trọng này. Đầu tháng 12, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm người thuộc giáo phái « Thượng đế toàn năng », vì kêu gọi nhân dân nổi dậy lật đổ « Đại Xích Long », tức đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo Raj Kumar Sharma, một nhà chiêm tinh học tại Bombay, ngày tận thế không phải là 21-12-2012, nhưng một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba có thể sẽ bùng nổ từ đây đến năm 2052.

Tuy nhiên, tại nhiều nơi khác, từ Đông sang Tây, thời điểm Tận thế sắp tới này dường như lại là dịp để người ta tổ chức hội hè và mua sắm. Còn giới trẻ trên các mạng xã hội Hàn Quốc thì ví von một cách khôi hài rằng, ca sĩ Psy, người trình diễn điệu nhảy nổi tiếng Gangnam Style, chính là "Kỵ sĩ báo hiệu ngày Tận thế". Vào ngày 21/12 tới, dân chơi đêm lại có dịp sôi sục với Gangnam Style.

Phóng sự từ Tulum

"(...) Trong những năm gần đây, Tulum đã trở nên nổi tiếng hơn không chỉ vì các di tích quý hiếm, mà còn vì nơi đây đã có mối liên hệ gần gũi với hệ thống lịch của người Maya cổ, trong đó có tiên đoán về việc thế giới sẽ tận thế vào ngày 21-12-2012. (…)

Một người hướng dẫn viên du lịch từ 21 năm tại Tulum cho biết, trong những năm gần đây, có nhiều người hỏi ông về ngày này. Hướng dẫn viên cảm ơn du khách đã tin vào sự chính xác của lịch Maya, thế nhưng theo ông, lịch của người Maya không hề nói về ngày Tận thế, mà chỉ nói đến sự chấm dứt của một thời kỳ, để mở ra một thời kỳ mới, giống như trong lịch Hiện đại, thế kỷ XX chấm dứt một thiên niên kỷ và mở ra một thiên niên kỷ mới. Vì thế mà không có chuyện ngày Tận thế vào 21-12-2012 (...)".


Nhà báo Việt Tiến (Mêhicô)

19/12/2012

Ngày Tận thế từ góc nhìn của khoa học Thiên văn

RFI : Xin chào nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu. Ngày 21/12/2012 được nhiều người cho là ngày Tận thế, xin ông cho biết suy nghĩ của ông về quan niệm này.

Nguyễn Quang Riệu : Lịch người Maya sẽ kết thúc vào ngày 21/12/2012 khiến nhiều người nghĩ đó là dấu hiệu ngày tận thế. Ở Bắc Bán cầu, ngày 21/12 là ngày đông chí, thời điểm khởi đầu mùa đông có ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm. Vào thời điểm này ở Bắc Bán cầu, mặt trời ở vị trí thấp trên hoàng đạo. Mỗi năm cũng trong thời gian này, mặt trời trong quá trình di chuyển trên hoàng đạo đột nhập vào hướng chòm sao Nhân Mã (Sagittarius) và đồng thời thẳng hàng với vùng trung tâm Ngân Hà.

Căn cứ vào những hiện tượng thiên nhiên, các nhà tiên tri cho rằng, vì nhân của Ngân Hà là một lỗ đen khổng lồ nặng bằng hàng triệu lần mặt trời, nên có lực hấp dẫn đủ mạnh để làm tiêu tan cả trái đất. Tuy nhiên, việc hệ Mặt Trời di chuyển vào hướng vùng trung tâm Ngân Hà xảy ra tuần hoàn hàng năm mà không gây tai hại cho nhân loại trên trái đất. Điều đáng chú ý là toàn bộ hệ mặt trời trong đó có trái đất cách trung tâm Ngân Hà và lỗ đen những 25.000 năm ánh sáng (250 triệu tỷ km). Chúng ta biết rằng, ở khoảng cách cực kỳ lớn như vậy thì tác động của lực hút hấp dẫn của lỗ đen đối với trái đất yếu vô cùng.



Nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu (Paris)


Mặt trời, tuy cũng sắp trải qua một thời kỳ hoạt động tối đa với chu kỳ 11 năm, sẽ chỉ phun ra những hạt vật chất chủ yếu làm nhiễu hệ thống vô tuyến viễn thông, chứ không có ảnh hưởng đến đời sống con người trên bề mặt trái đất.

Còn có những lý do khác đưa ra để tiên đoán ngày tận thế như sự tồn tại của một thiên thạch có khả năng đâm vào trái đất. Các nhà thiên văn thường xuyên quan sát bầu trời để phát hiện những thiên thể có thể va chạm với trái đất. Hiện nay, họ không thấy có thiên thể nào đâm vào trái đất ngày 21 tháng 12 này.

Một nguyên nhân nữa được đề xuất, để giải thích về ngày tận thế, là : Trục từ trường lưỡng cực của trái đất có khả năng đảo ngược, cực bắc từ trường trở thành cực nam và ngược lại. Tuy nhiên, cứ sau khoảng một trăm nghìn năm, sự đảo ngược cực từ trường mới có thể xảy ra. Quá trình đảo ngược cực từ trường cũng không phải là đột ngột mà kéo dài hàng nghìn năm. Dù sao, hiện tượng này cũng không có ảnh hưởng đến sự sống trên trái đất. Dựa vào những thông tin trên, chúng ta hãy tin rằng tận thế sẽ không xảy ra ngày 21/12.




Tranh Đại hồng thủy của Francis Danby (1840)



RFI : Tại sao tin đồn ngày tận thế ngày 21/12 lại thu hút quan tâm của nhiều người ?

Nguyễn Quang Riệu : Đây không phải là lần đầu mà các nhà tiên tri tiên đoán ngày tận thế, tuy không có thảm hoạ gì đã thực sự xẩy ra. Lý do mà nhiều người tin vào ngày tận thế là được dựa trên thuật chiêm tinh, hoặc những hiện tượng trong thiên nhiên mà họ tưởng là có tác động đến sự kiện tiên đoán. Lần này, sự tiên đoán chủ yếu phát sinh từ cách lý giải bộ lịch cuả nền văn minh cổ đại Maya, một bộ tộc thổ dân ở vùng Trung Mỹ.

Tin đồn tận thế 21/12 thu hút sự chú ý của nhiều người có thể là do nền văn minh Maya có uy tín trong lịch sử và vì là một nền văn mình có tầm hiểu biết cao trong lĩnh vực thiên văn và tính toán lịch với những công trình kiến trúc xây đền đài và kim tự tháp. Khoa học hiện đại, đặc biệt ngành thiên văn cũng công bố nhiều thông tin về những sự kiện trong vũ trụ cho nên các nhà tiên tri dựa thêm vào đó để tiên đoán ngày tận thế.

Trên phương diện khoa học thì đúng là trái đất sẽ không tồn tại được mãi mãi. Trước hết, hệ Mặt Trời chỉ có tuổi thọ 10 tỷ năm và hiện mặt trời đang ở tuổi trung niên. Trong vòng 5 tỷ năm nữa, mặt trời sẽ trở thành ngôi sao khổng lồ, vì nó sẽ phồng lên rất nhiều, khí quyển của mặt trời khi đó sẽ bao trùm cả trái đất. Dù nhiệt độ mặt trời sẽ giảm đi trong quá trình giãn nở, nhưng vẫn ở mức cao khoảng 3.000 độ nên vẫn đủ nóng để thiêu hủy sự sống trên trái đất.

Một sự kiện thiên nhiên khác cũng có thể xẩy ra là thiên hà Tiên Nữ đang tiến về phía Ngân Hà với tốc độ khoảng 700.000 km/giờ. Trong vòng 4 tỷ năm nữa, thiên hà Tiên Nữ sẽ đâm vào Ngân Hà và ảnh hưởng đến số phận hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, những thiên tai này xảy ra trong tương lai quá xa xôi, nên chưa phải là mối lo ngại trước mắt đối với nhân loại.

Niềm tin tâm linh : một thế giới cũ bị hủy diệt, một thế giới mới hoàn thiện hơn ra đời

Theo nhà sử học Luc Mary, tác giả cuốn « Le mythe de la fin du monde, de l’Antiquité à 2012 » (Huyền thoại về ngày Tận thế, từ thời cổ đại đến 2012), ngày 21/12/2012 chỉ là một trong 183 tiên đoán về ngày Tận thế của nhân loại, kể từ khi đế chế La Mã sụp đổ. Lần gần đây nhất là năm 2008, khi hai nhà vật lý thiên văn dự báo lỗ đen sẽ nuốt chửng trái đất. Còn dịp được coi là tận thế thứ 184 sắp tới sẽ rơi vào ngày 10/04/2014, theo học thuyết bí truyền Kabbalah của người Do Thái. Tuy nhiên, nhà sử học cũng thừa nhận rằng, chưa có một lời tiên tri về ngày Tận thế nào lại được truyền thông phổ biến rộng rãi như lời tiên tri Maya, điều này có thể là do sự phát triển của internet, cũng như các sự kiện nghệ thuật như bộ phim Năm 2012. Ngày « Tận thế » theo lịch Maya sẽ còn được ghi nhớ vì vậy.




Trái bom nguyên tử thả xuống Nagasaki ngày 09/08/1945Reuters



Còn theo nhà nghiên cứu về các phong trào tôn giáo mới Jean-François Mayer, niềm tin vào ngày Tận thế đã được truyền bá rộng rãi với sự phát triển của trào lưu tâm linh New Age. Bản thân trong trào lưu này, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về điều được gọi là ngày "Tận thế". Có người cho đây thực sự là một ngày tai họa kinh hoàng, nhưng có người lại cho rằng đây chỉ là một thời điểm trong cả một thời kỳ chuyển tiếp kéo dài hàng chục năm, sang một kỷ nguyên mới tốt đẹp hơn nhiều.

Cũng theo ông Jean-François Mayer, điều quan trọng hơn trong các thông điệp về ngày Tận thế không phải là sự hủy diệt của « một thế giới », mà là sự ra đời của « một thế giới mới », mang lại niềm hy vọng, một thế giới phục sinh, hoàn thiện và tốt đẹp hơn rất nhiều… Điều này ngược lại với những nguy cơ diệt vong của nhân loại hoàn toàn mang tính thế tục của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân. Tác giả cuốn « Huyền thoại về ngày Tận thế, từ thời cổ đại đến 2012 » nhận xét, tiên tri về ngày Tận thế đã có ngay từ thưở bình minh của nhân loại và theo một số truyền thống như trong quan niệm của Kinh thánh, huyền thoại về ngày Tận thế, với cơn Đại hồng thủy, còn là huyền thoại về sự ra đời của một nhân loại mới. Ngày Tận thế theo nhãn quan này rõ ràng mang tính hai mặt : sự phá hủy một thế giới cũ và sự nổi lên của một thế giới mới. Còn trên thực tế, môi trường vũ trụ là hết sức khắc nghiệt, sinh giới trên trái đất đã từng trải qua nhiều thời kỳ có thể sánh với ngày Tận thế, ví dụ như đợt hủy diệt cách đây 65 triệu năm, khi một thiên thạch khổng lồ rơi xuống vùng đất thuộc Mêhicô ngày nay, khiến hơn 70% sinh vật bị diệt vong, trong đó có các loài khủng long.

Trở lại với lời tiên tri Maya, theo nhà thiên văn học Fabrice Mottez, lịch của người Maya mang tính chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài hơn 5.000 năm, và hiện nay chúng ta ở vào thời điểm cuối chu kỳ thứ năm theo lịch Maya. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trên thực tế không có hiện tượng mang tính tận thế nào xảy ra vào các thời điểm cuối của bốn chu kỳ trước. Và chính người Maya cũng đã không tiên đoán được sự tiêu vong của nền văn minh của bản thân họ, không tiên đoán được sự xâm lược của các conquistadors người Tây Ban Nha. Niềm tin vào ngày Tận thế theo tiên tri của người Maya chỉ là một giải thích mang tính sai lạc của hậu thế.

Những đe dọa nhãn tiền đối với sự sống trên Trái Đất

Nguyễn Quang Riệu : Ngoài những thiên tai có thể xảy ra trong tương lai xa hàng tỷ năm, chúng ta cũng phải kể đến khả năng thiên thạch va chạm với Trái Đất. Hành tinh chúng ta ra đời cùng thời với các hành tinh khác trong hệ mặt trời cách đây ngót 5 tỷ năm. Quá trình hình thành hệ mặt trời để lại những mảnh vụn dưới dạng thiên thạch kích cỡ lớn bé khác nhau.

Hiện nay, các nhà thiên văn chỉ phát hiện được một thiên thạch đặt tên là Toutatis có kích thước khoảng 4 km, tức là khá lớn, có khả năng đâm vào trái đất. Tuy nhiên, kết quả quan sát mới nhất cho thấy thiên thạch Toutatis lần này chỉ lướt qua trái đất ở khoảng cách 7 triệu km, tương đương với 18 lần khoảng cách của Mặt trăng nên không có ảnh hưởng gì đến trái đất hiện nay.

Trái đất cũng có thể bị hủy hoại bởi loài người. Sự biến đổi khí hậu do khí thải công nghiệp gây ra cũng làm tổn thương trái đất và sự sống trở nên khó khăn.




DR



Vụ sóng thần làm nổ lò phản ứng điện nguyên tử Fukushima cũng gây ra thảm họa có thể coi là một "tiểu hồng thủy”. Một năm sau, những đống vật liệu rác rưởi của thảm họa sóng thần còn trôi dạt tới tận bờ bên kia Thái Bình Dương, vùng bờ biển California. Nhân loại có khả năng khống chế được những thảm họa nhân tạo bằng cách sử dụng những loại năng lượng sạch, vừa an toàn vừa không tạo ra hiệu ứng nhà kính.

Dù sao, đa số nhân dân toàn cầu dường như vẫn bình tĩnh và tò mò đợi ngày được coi là ngày tận thế. Cũng như tác giả những tiểu thuyết chương hồi ngày xưa, chúng ta có thể tạm kết luận là “hạ hồi sẽ phân giải”.

Một điểm chung của các tiên tri về ngày Tận thế được nhiều nhà nghiên cứu công nhận, đó là : Niềm tin rằng có một biến cố kinh hoàng như vậy « nuôi dưỡng » nỗi sợ hãi của con người trước những gì không lường được, trước một tương lai bất định... Nỗi sợ hãi này cũng có thể là một phương cách nhằm giúp cho con người tự soi xét lại mình và có biện pháp tự vệ tốt hơn.




DR





Trong cuộc trả lời phỏng vấn RFI mới đây, nhà địa lý học Alain Musset (chuyên gia về Nam Mỹ và là tác giả cuốn « Le syndrome de babylone »/Hội chứng Babylone), nhắc đến cuốn tiểu thuyết The Sheep Look Up (tạm dịch là « Bầy cừu mù quáng »). Cuốn truyện khoa học – giả tưởng của John Brunner, ra đời năm 1972, đã vẽ ra ngày tận thế của nhân loại đương đại với những tai họa sinh thái, do môi trường bị ô nhiễm và hủy hoại.

RFI xin chân thành cảm ơn nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu và nhà báo Việt Tiến đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay, xin cảm ơn quý thính giả đã theo dõi chương trình. Xin chúc quý vị mùa Giáng sinh hạnh phúc và bình an, những ngày hội lễ cuối năm đầm ấm, vui tươi.

Chân dung chủ tịch Mao do Warhol vẽ không được triển lãm tại Trung Quốc


Andy Warhol đã vẽ các bức chân dung của Mao Trạch Đông vào những năm 1972 và 1973 (DR)
Thụy My

Các bức chân dung Mao Trạch Đông nổi tiếng của Andy Warhol, sẽ không được trưng bày trong cuộc triển lãm toàn bộ các tác phẩm của nhà nghệ sĩ được xem là ông hoàng của nghệ thuật pop, tại Bắc Kinh và Thượng Hải năm tới. Các nhà tổ chức hôm nay 19/12/2012 cho biết như trên.


Được tổ chức để kỷ niệm 25 năm ngày mất của Andy Warhol, cuộc triển lãm mang tên « The Andy Warhol : 15 Minutes Eternal exhibition » (tạm dịch : triển lãm 15 Phút vĩnh cửu) tập hợp trên 300 tác phẩm của nghệ sĩ, trong đó 10 bức chân dung in lụa và acrylic của Người cầm lái vĩ đại.

Bảo tàng Andy Warhol ở Pittburgh, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ đã lấy làm tiếc vì sự vắng mặt của bức chân dung trên trong bộ sưu tập, mà không rõ lý do. Thông cáo của bảo tàng này viết : « Chúng tôi đã hy vọng các bức chân dung của Mao Trạch Đông sẽ được góp mặt trong triển lãm, nhằm cho thấy sự quan tâm nhiệt thành của Andy Warhol đối với nền văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên chúng tôi hiểu rằng một số hình ảnh không thể được trưng ra tại Trung Quốc ».

AFP hiện chưa liên lạc được với các cơ quan quản lý văn hóa của thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải để hỏi về việc này.

Được vẽ vào năm 1972 và 1973, các bức chân dung của Mao Trạch Đông đánh dấu sự trở lại với hội họa của Andy Warhol. Ông lấy cảm hứng từ chuyến viếng thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Richard Nixon tại Trung Quốc, và cuộc gặp gỡ với cha đẻ của Cách mạng Văn hóa.

Riêng tại Hồng Kông, lãnh thổ bán tự trị của Trung Quốc, các bức chân dung nói trên được trưng bày từ hôm Chủ nhật 16/12 cho đến tháng Ba 2013.

Việt Nam: Kết án tù bốn người H’Mông vì mưu toan lật đổ chế độ



Người H'Mông ở làng Huổi Khôn, Mường Nhé, tây bắc Việt Nam
REUTERS
Thụy My

Theo báo chí chính thức Việt Nam, hôm nay 13/12/2012, bốn người H’Mông đã bị lãnh các bản án từ ba đến bảy năm tù giam vì tội danh mưu toan lật đổ chế độ. Những người này, năm ngoái, đã tham gia các cuộc biểu tình bị chính quyền cho là phong trào ly khai và bị trấn áp.


Bốn bị cáo tuổi từ 27 đến 38, đã bị tòa án tỉnh Lai Châu trong phiên xử hôm qua kết tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ». Tráng A Chớ bị mức án 7 năm tù, ba người còn lại là Giàng A Lồng, Lý A Di, Hầu A Giàng bị tuyên phạt 3 năm tù.

Tráng A Chớ, người bị lãnh án nặng nhất năm nay 27 tuổi, bị truy nã từ tháng 7/2011 vì tội «tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam », do đã kêu gọi thành lập Nhà nước H’Mông để thay thế Nhà nước Việt Nam. Tòa án không nói rõ là bốn người trên bị bắt lúc nào.

AFP nhắc lại, nhiều ngàn người dân tộc thiểu số H’Mông đa số theo đạo Công giáo, đã tập hợp lại vào tháng Tư và tháng Năm năm 2011 tại huyện Mường Nhé, nằm gần biên giới Trung Quốc và Lào, để đòi được nhiều quyền tự trị hơn và quyền tự do tín ngưỡng.

Theo sự sùng tín có từ thời xa xưa, họ tuyên bố chờ đợi Đấng Cứu thế sẽ giáng trần trong lốt vua H’Mông, và sau đó bày tỏ ý hướng ly khai. Những người này sau đó đã bị lực lượng an ninh giải tán. Vào thời điểm đó, một nguồn tin quân sự cho biết đã có các vụ đụng độ với các quân nhân, nhưng tin này bị chính quyền bác bỏ, cho dù có nhiều người đã bị bắt. Tổ chức Human Rights Watch đưa ra các thông tin chưa được kiểm chứng, cho rằng, có khoảng một chục người H’Mông bị thiệt mạng hay bị thương tại chỗ.

Theo tổ chức Christian Solidarity Worldwide (CSW) có trụ sở tại Anh, thì lời tiên đoán của nhà truyền giáo Mỹ Harold Camping cho rằng ngày tận thế là ngày 21/05/2011, chính là nguyên nhân của vụ tập hợp trên. Một lãnh đạo địa phương sau đó cho biết những người H’Mông có vũ trang.

Đây là sự kiện liên quan đến người thiểu số quan trọng nhất tại Việt Nam, kể từ khi vụ 2.000 người Thượng đổ sang Cam Bốt năm 2001, và cuộc nổi dậy của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004 bị trấn áp.

Tháng Ba vừa rồi, tám người H’Mông cũng đã bị án tù vì tội « phá rối an ninh », do có liên can đến sự kiện ở Mường Nhé. Theo AFP, một số người H’Mông đã giúp quân Mỹ chống lại lực lượng Bắc Việt trong chiến dịch Hạ Lào trước đây, và sau khi chính quyền cộng sản lên nắm quyền thì họ đã bị trừng phạt.