Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Càng cãi càng ngang






Uyển Thi (Danlambao) - Trong thời buổi cơ giới thay cho cơ bắp, máy cày thay con Trâu vậy mà ông phó bí thư thành đoàn Hà Nội Trần Anh Tuấn (1), cho rằng mình làm đúng khi được báo chí hỏi liệu có phải đây là sự phô trương khi huy động 1000 đoàn viên tham gia và thiếu tính toán về năng suất lao động không? Bởi con đường 700 mét làm với giá 1,5 tỷ đồng nhưng tiền ăn đã lên đến 200 triệu đồng nhưng phó bí thư thành đoàn Hà Nội Trần Anh Tuấn cứ cãi chày cãi cối cãi lấy được

Để biện minh cho mình ông tuấn lấy ví dụ (các em nhỏ có chương trình trải nghiệm làm nông dân, có học kỳ quân đội… có chương trình đó giúp các em thấy giá trị của hạt gạo) Vâng thưa ông Tuấn không biết trước khi trả lời báo chí ông có uốn lưỡi trước khi nói hay không? Hay nói đại nói bừa nói cho xong. Làm đường không thể là nông dân hay học kỳ quân đội cái quái gì cả.

Khái niệm hai chữ nông dân từ những đứa lên năm của hiểu đó là làm ruộng, trông rau, trồng cây…. chứ đâu phải đi làm đường là trải nghiệm nông dân. Để thấy giá trị của hạt gạo vậy cả nước phải đi gieo đi gạt mới biết được giá trị hạt gạo sao trong khi đất nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất nhì thế giới nhưng vẫn cứ đói nghèo.

Còn nói học kỳ quân đội ư sao không cho đoàn viên thanh niên đi học quân sự dậy các em kỹ năng bắn súng (biết đâu ngày mai các em còn có cơ hội nhập ngũ để chống quân xâm lược Trung Quốc hay các em sẽ tham gia lực lượng nổi dậy để giải tán đảng cộng sản Việt Nam mà lại đi làm đường.

Nếu làm đường sao không dùng đến cơ giới máy móc, mà bắt các em làm bằng tay theo kiểu thủ công của những TNXP sẻ dọc Trường Sơn năm nào? với ngày ấy thì còn chấp nhận được bởi đã nửa thế kỷ rồi, và điều kiện rừng núi thì không ai nói làm gì, đằng này giữa thủ đô mà lại thi công bằng cơ bắp thì không ai chấp nhận được.

Có những nghi vấn nếu làm bằng cơ giới thì chi phi chỉ bằng một nửa số tiền 1,5 tỷ, những do ông giải thích do làm cơ bắp tiền ăn đã lên đến 200 triệu đồng, nhưng anh vẫn cãi chày cãi cối bảo vệ quan điểm của mình là đúng và còn đòi làm thêm một công trình làm đường ở huyện thanh trì thì quả thật chắc anh có ăn chặn, ăn cắp, ăn bớt tiền làm đường là điều cũng dễ hiểu bởi làm bằng cơ giới có nguy cơ bị điều tra còn làm bằng cơ bắp cứ đổi cho tiền ăn tiền xe chẳng ai làm được gì cả đúng không anh?

“Mỗi lần té là mỗi lần bớt dại
Để thêm khôn một tý ở trên đời.”

Là con người ai chẳng có đôi lúc lỡ lầm, nhưng nếu biết nhìn vào những thất bại để đứng lên thì mới thành nhân được bởi thất bại là mẹ của thành công, nhưng người cộng sản không bao giờ chịu nhận là mình làm sai, cứ khăng khăng bảo vệ quan điểm cho dù được người khác nhắc nhở. Bởi thế cộng sản không bao giờ đi đến thành công và cộng sản tự đi đến bờ vực tiêu diệt là điều đã xảy ra trên thế giới.

Lãnh đạo cao cấp cộng sản nói chung và những thằng đảng viên nói riêng đều không biết lắng nghe nên không bao giờ thấu hiểu, chỉ biết phán xuống cấp dưới cho dù đó là điều sai trái, nghị định nghị quyết đưa ra thì xa rời thực tế, hiến pháp sửa tới sửa lui vẫn lỗi thời nhưng cộng sản cứ cho mình là làm đúng, bắt nhân dân phải thực thi cho nên cộng sản Việt Nam sụp đổ là điều không tránh khỏi, bởi giới trẻ ngày nay đã nhìn ra sự ngu dốt cố chấp và độc đoán của chúng. Nên giờ đây 80% dân không nghe theo đảng nữa ngoại trừ 20% những thằng đảng viên, đoàn viên chấp nhận dùng cơ bắp thay cho cơ giới như đoàn viên thanh niên tại Hà Nội mà thôi.


Uyển Thi

Đôi lời gửi chị Doan










Đọc tin về Hội nghị góp ý kiến nâng cao chất lượng giáo dục diễn ra tại Hà Nội ngày 31/7, thấy chị Nguyễn Thị Doan tới dự với hai vai: giáo sư, tiến sỹ, đại diện cho giới trí thức, và phó chủ tịch nước, đại diện cho đảng và chính phủ, tôi xin có đôi lời của một người từng mang danh trí thức và nhà khoa học.

Chị có nói đại ý rằng, số học sinh ra trường ngày một đông, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều, nhưng tại sao đất nước chậm đổi mới và có vẻ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực. “Tác động của giáo dục và đào tạo đối với vấn đề này như thế nào và chúng ta phải chăng đang lãng phí rất lớn một nguồn lực đối với giáo dục vào đào tạo?”.

Là một người từng làm khoa học, tôi hoàn toàn đồng ý với chị về nhận xét trên. Đúng là nước mình vô cùng pha phí chất xám. Từ sau 1975 lại càng pha phí. Biết bao trí thức miền Nam đã phiêu bạt khắp thế giới, người ở lại kiếm sống chưa xong. Thế hệ được đào tạo bài bản ở Đông Âu cũng chẳng hơn gì. Bao nhân tài được đào tạo rồi uổng phí vì miếng cơm manh áo.

Ngô Bảo Châu, trên dưới 40 tuổi, được giải Fields chỉ khi anh làm việc cho Mỹ, Pháp. Trường cũ của anh là trường thực nghiệm của thấy Hồ Ngọc Đại điêu đứng trong những năm gần đây. Giáo sư vật lý Đàm Thanh Sơn, sinh năm 1969, đang làm việc cùng thành phố Chicago với Ngô Bảo Châu đó.

Kể ra thì còn biết bao người trẻ có học thức và trình độ như các anh phiêu bạt khắp nơi. Bởi những gì họ theo đuổi được quốc tế công nhận, hoặc chỉ môi trường ấy mới đơm hoa kết trái.

Tôi nhớ buổi nói chuyện của Bộ trưởng Bộ KHĐT, Bùi Quang Vinh, tại World Bank ở Washington DC. Hội trường khá đông, có gần hai chục người Việt, hoặc gốc Việt, nhiều bạn rất trẻ, tiếng Anh, tiếng Việt lưu loát, làm việc có uy tín trong hai tổ chức WB và IMF.

Có ba người Việt rất trẻ phát biểu trong hội thảo, hai em nói tiếng Anh, một em diễn giải bằng tiếng Việt. Đó là ba em Hoàng (luật sư IMF), Hà và Hương (chuyên gia kinh tế WB), tuổi đời ngoài 30, đều từ Việt Nam đi du học, sang Mỹ và ở lại. Những câu hỏi đi thẳng vào vấn đề kinh tế vĩ mô, môi trường tài chính và những giải pháp, chứng tỏ các em nắm rõ những gì mà thế giới hội nhập đã dạy.

Hôm đó vì thời gian hạn hẹp, nếu không, tôi sẽ hỏi Bộ trưởng Vinh một câu đơn giản. Ông nghĩ gì về mấy chục người Việt, người Mỹ gốc Việt, đang nghe dưới hội trường. Họ đang làm ở một trong những tổ chức tài chính lớn và uy tín nhất thế giới này. Liệu có cách nào giúp họ cống hiến cho Việt Nam nhiều hơn.

Mới đây, trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, khi họp báo, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng dành đoạn khá dài cho người Việt bên Mỹ. Cả hai đều khẳng định, người Việt/gốc Việt đã đóng góp không nhỏ cho phát triển và tình thân giữa hai quốc gia. Chất xám đó chứ ở đâu xa, chỉ có điều sử dụng thế nào thôi.

Trong cương vị giáo sư-tiến sỹ, chắc chị Doan hiểu người trí thức cần vài ba thứ trong hành trang để giúp đất nước và cội nguồn: môi trường thông thoáng, độc lập trong tư duy và khả năng phản biện. Tiền nong và hưởng thụ chỉ là điểm sau cùng của họ khi xét nơi xin việc.

Chị còn nhớ viện IDS do một nhóm các trí thức có uy tín nhất nước, lập ra nhằm phản biện một cách xây dựng với các chính sách kinh tế vĩ mô của đảng và chính phủ. Kết cục thế nào thì ai cũng biết rồi.

Tôi có viết rằng, tiếng thét của kẻ thất phu không đáng sợ, mà đáng sợ là sự im lặng của các nhà hiền triết. Sau mấy năm, tiếng nói phản biện ít dần đi, kinh tế đang đi về đâu, chẳng cần phải nói gì nhiều. Để họ im lặng là đất nước mất đi những giá trị khó tính bằng tiền.

Hôm nay chị hỏi “Tại sao, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều….” Trong cương vị phó chủ tịch nước, lại có học hàm học vị cao nhất trong giới khoa học, chị đặt câu hỏi đó, tôi vô cùng ngạc nhiên. Câu hỏi đấy không thể dành người ngồi nghe chị và đang bàn về cải cách giáo dục toàn diện.

Có vài cái dốt của vua quan thời xưa: tiểu dốt – có tiền mà không biết tiêu, trung dốt – có của quí mà không biết giữ, và có nhân tài mà pha phí – đó là đại dốt.

Trí thức mà sợ phản biện là trí thức dốt, nhưng chính thể mà để cho trí thức không dám nói gì, thì phạm tam dốt, bởi trí thức là nguồn tiền, là của quí, và là nguyên khí quốc gia.

Kết thúc entry, xin hỏi “Thạc sỹ và tiến sỹ nhiều, nhưng đất nước tụt hậu”, thì chị, trong cả hai vai, trí thức và lãnh đạo đất nước, chị tự thấy mình có lỗi không?

Theo Hiệu Minh

Tiết lộ tài sản CP của vợ chồng Cường “đôla” – Hà Hồ







Hà Hồ bức xúc chuyện ‘trắng tay ở nhà chồng’



Tính đến nay tài sản trên sàn của ông Nguyễn Quốc Cường – phó tổng giám đốc QCG và vợ là ca sĩ Hồ Ngọc Hà chỉ còn gần 3,8 tỉ đồng.

Đây là công bố của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) chiều 31/7.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 7/2013, ông Nguyễn Quốc Cường chỉ còn giữ 537.500 cổ phiếu QCG, trong khi đó ca sĩ Hồ Thị Ngọc Hà và con trai Nguyễn Quốc Hưng không nắm giữ cổ phiếu nào tại Công ty Quốc Cường Gia Lai. Tính theo thị giá cổ phiếu QCG ngày 1-8 đang giảm còn 7.000 đồng, ông Nguyễn Quốc Cường và vợ con chỉ còn trong tay khoảng 3,8 tỉ đồng.

Mẹ ông Cường là bà Nguyễn Thị Như Loan hiện vẫn là chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai, là cổ đông lớn nhất với số lượng cổ phiếu hơn 60,5 triệu đơn vị, tương đương 47,7% vốn điều lệ.

Bà Nguyễn Ngọc Huyền My, con gái bà Nguyễn Thị Như Loan, em ông Nguyễn Quốc Cường, hiện đang nắm giữ 180.584 cổ phiếu QCG.

Trong báo cáo quản trị Công ty QCG nửa đầu năm 2012, tài sản cổ phiếu của ông Cường vẫn là 537.500 cổ phiếu nhưng không công bố tên vợ con trong báo cáo. Đến báo cáo quản trị công ty nửa cuối năm 2012, lần đầu tiên ca sĩ Hồ Ngọc Hà và con trai Nguyễn Quốc Hưng được đưa vào danh sách, tuy không sở hữu bất kỳ cổ phiếu QCG.

Giá cổ phiếu QCG đã giảm mạnh kể từ ngày giao dịch đầu tiên vào 9/8/2010 ở mức 45.500 đồng/cổ phiếu, đến nay chỉ còn 7.000 đồng/cổ phiếu.

Theo Tuổi Trẻ

Tàn nhẫn














Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.

Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.

Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.

Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.

Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!

Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:








Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.

Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?

Theo BS Ngọc

Bà Thảm Sát







Nếu Beo là bà, người đứng đầu cái ngành làm chết 20 đứa trẻ vì một chủng loại thuốc, thì việc đầu tiên Beo làm là bỏ tiền ra, mời các chuyên gia hàng đầu, các tổ chức y tế hàng đầu, thậm chí cả các hãng dược liên quan hàng đầu thế giới, vào nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân của việc thảm sát hàng loạt kia, đến từ đâu.

Một bạn trên facebook của Beo, lập luận rằng việc thân nhân phải cùng chịu trách nhiệm trong việc chích thuốc ngừa cho các bé, tương tự như cam kết phẫu thuật khác, là hợp lí và tình.

Bạn đã sai về cơ bản. Việc phẫu thuật là thao tác bị động (chữa những cái đã rồi) của khoa học. Phàm bị động không thể tránh được những rủi ro, thế nên ngành y cần sự cảm thông của thân nhân bằng một tờ giấy chia sẻ trách nhiệm trước những rủi ro ấy. Chích ngừa là hành động chủ động, trang bị thêm cho một sinh linh vừa bước vào đời ít vốn liếng để tồn tại khoẻ mạnh.

Khi đã chủ động gần như tuyệt đối đến thế, mà ngành y lại bán cái trách nhiệm ấy cho thân nhân, kinh dị hơn, lái dư luận chuyển sang gam màu hình sự khi bán cái tiếp cho công an, là hành động phi nhân tính, ngu xuẩn không cách gi tha thứ.

Việc thứ hai, nếu Beo là bà, Beo sẽ tổ chức họp báo ngay lập tức sau tai nạn xảy ra, trước xin lỗi gia đình nạn nhân và nhân dân, sau trấn an dư luận bằng những chứng cứ khoa học về sự an toàn của vaccine, khuyến cáo cha mẹ vẫn rất nên tiếp tục cho bé chủng ngừa, nhân danh một bộ trưởng, một bác sĩ.

Dĩ nhiên, bà không làm thế.

Bà giao cho cơ quan chức năng đi tìm, lỗi ai nấy chịu. Sòng phẳng một cách lạnh lùng, trước sinh mạng con người. Không trân quý con người, thì đúng là bà chỉ xứng đáng làm bộ trưởng (riêng) xứ ta mà thôi.

Chứ người thường, chẳng ai làm thế !

Theo Beo blog


Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Mê hồn với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp

Vốn yêu quí thiên nhiên và thích khám phá thiên nhiên, chính vì thế mà các nhà nhiếp ảnh luôn mong muốn sử dụng ngôn ngữ nhiếp ảnh để thể hiện trạng thái và cung bậc tình cảm của mình với thiên nhiên. Ý nghĩ đó đã hun đúc không biết bao nhiêu Nghệ sĩ nhiếp ảnh tạo nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp! Mời các bạn hãy cùng thư giãn với một vài cảnh đẹp dưới đây.







Thu buồn gió ngủ giấc mây êm
Áo xanh tha thướt ngự bên thềm
Người đi quên cả trời thu mộng
Gọi chiều cho nắng dệt tình em





Phiêu linh mõi gót đời phiêu lãng...
Cát bụi phong trần phủ lối đi
Công danh không trọn, tình dang dở...
Giấc mộng tan rồi lệ mặn môi...!



Tháng sáu cháy lòng với một màu hoa
Tiếc nuối một lời yêu chưa kịp nói
Mượn tiếng ve sầu lấp niềm bối rối
Quắt quay buồn một tháng sáu xa em















Nụ hồng trao tặng em yêu,
Ửng hồng lung luyến mỹ miều tình tôi...
Dáng xưa giờ đã xa rồi.
Chiều nay rỉ rả mưa rơi nặng lòng.













Diều ai vừa thả lạc giữa dòng?
Soi bóng trên sông chiều tím lặng...
Đò ngang thờ thẩn... bóng người xa...!
Lòng đau, mang nặng sầu nhân thế!
Lân đận dòng đời lắm khổ đau...!









Ngày chán phồn hoa chốn thị thành
Ta về quê cũ mái nhà tranh
Đắng, cai, chua, chát đời phiêu bạt
Mình gặp lại mình - em với anh!



















Bạc tiền hai chữ công danh
Thân tôi lận đận cuộc đời lao đao...!
Có nghèo mới hiểu cho nhau
Đắng cay mới thấu những câu ân tình!







Những chiếc lá chiều nay sao úa vàng đến vậy
Sao không chờ năm tháng nhủ lòng đau
Em ước gì câu chú nguyện tìm nhau
Anh đừng gởi vào trong từng chiếc lá
Hãy rót hết vào tim em thật nhiều phép lạ
Để bây giờ không phải ngắm chiếc khô rơi
Để tình mình không theo gió xa khơi.















Đàn lòng ai oán mỗi đêm thâu?
Hỏi bạn tri âm giờ ở đâu!
Ngỗn ngang bao nỗi sầu nhân thế
Thương, nhớ người ơi tóc bạc màu!























Đêm nay vũ khúc tiếng mưa rơi,
Bạt bóng sương đêm nhả từng hồi.
Vi vu thông nhỏ đồi hoang vắng.
Người có lạnh không... nơi xa xôi...











Anh như chiếc lá thu vàng ấy
Lạc lối bay đi mãi chốn xa
Để em đơn lẻ lòng cô quạnh
Hôm sớm đi về ngõ vắng tanh









Ừ thôi cũng đã chiều xa vắng
Hỏi gió về đâu? Biết tình em?
Ai qua bến cũ trăng vừa mộng
Nhả mấy vần thơ xuống êm đềm



....Anhvẫn biếtđời là bể khổ!
Nhưng rađi là nỗi niềm riêng!
Vẫn yêu em... dòng sông kỹ niệm...!
Nhớ ánh trăng xưa , nhớđồng lúa chín...
Nhớ Mẹ hiền - hai tiếng Quê hương!









Con đò nhỏ bến sông nào yêu dấu
Anh ngắm trăng buồn...! em ở đâu?
Em ơi! buồn lắm chiều quê ngoại...
Thương nhớ hoài tím cả dòng sông!





Em đã lỡ phủ lên hồn mình cả đời sương đẫm ướt
Dù có nắng muôn ngày
cũng không thể nào anh hiểu được
Tấm chân tình... em đánh đổi cả một đời ngoan


Theo: yume.vn