Tại
tờ trình về dự án Luật phòng chống khủng bố trình Quốc hội sáng 29/10,
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đưa ra nhận định, do diễn biến phức
tạp của tình hình an ninh thế giới, khu vực và trong nước, nguy cơ tiềm
ẩn khủng bố ở Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn.
Theo
nội dung tờ trình, sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, tình hình
khủng bố quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, lan rộng ra khắp các
châu lục, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và gây hậu quả nặng nề
cho nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Bộ Công an, chỉ tính
từ năm 2001 đến nay, trên thế giới đã xảy ra 5.774 vụ khủng bố, làm
48.173 người thiệt mạng, 86.045 người bị thương và gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng khác.
Riêng ở
Việt Nam, mặc dù chưa xảy ra vụ khủng bố nào do các tổ chức khủng bố
quốc tế gây ra, tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay đã có 04 vụ khủng bố do
đối tượng phản động lưu vong người Việt câu kết với các đối tượng phản
động, đối tượng hình sự khác trong nước thực hiện được phát hiện, điều
tra, xử lý. Cơ quan an ninh cũng phát hiện hàng trăm đối tượng phản động
lưu vong người Việt xâm nhập nội địa, mang theo hàng tấn thuốc nổ, vũ
khí và phương tiện kỹ thuật nhằm sử dụng thực hiện khủng bố, phá hoại.
Diễn tập về chống bạo loạn, khủng bố tại Điện Biên ngày 20/10 vừa qua.
|
Bộ
trưởng Trần Đại Quang cho rằng, các hoạt động khủng bố quốc tế thường
nhằm vào lợi ích của các nước lớn và đồng minh của các nước này. Ở đâu
có sự hiện diện và lợi ích của các nước lớn cũng như đồng minh, ở đó có
thể xuất hiện các hoạt động khủng bố.
“Trong thời
gian tới, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam tiếp
tục mở rộng và quan hệ đầy đủ, toàn diện hơn với nhiều quốc gia trên thế
giới, trong đó có các nước lớn. Khi đó các hoạt động khủng bố nhằm vào
lợi ích của các nước lớn, các nước có thù địch với các đối tượng khủng
bố tại Việt Nam có thể xảy ra và đe dọa nghiêm trọng, trực tiếp đến an
ninh, trật tự của Việt Nam”, Bộ trưởng Trần Đại Quang nói.
Bộ
trưởng Trần Đại Quang cũng cho rằng, công tác đấu tranh, cơ quan an
ninh cũng đã có cơ sở để nhận định các đối tượng phản động người Việt
trong và ngoài nước, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng những vấn đề
nhạy cảm, phức tạp của xã hội như tôn giáo, dân tộc, các mâu thuẫn nảy
sinh từ mặt trái của quá trình đổi mới, phát triển để gia tăng hoạt động
chống phá, trong đó có thể sẽ sử dụng các hành động khủng bố như một
phương thức thực hiện. Trong điều kiện như vậy, để nâng cao hơn nữa năng
lực đấu tranh phòng, chống khủng bố, đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp mà hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng, chống khủng bố là
một giải pháp trọng tâm, cơ bản.
Người đứng đầu Bộ
Công an cho biết Luật Phòng, chống khủng bố góp phần thể chế hoá các
quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội nói chung và phòng, chống khủng bố nói
riêng.
“Việc xây dựng, ban hành Luật Phòng, chống
khủng bố là một bước tiến trong quá trình tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự, góp phần thực hiện
các điều ước quốc tế liên quan đến phòng, chống khủng bố mà Việt Nam là
thành viên” – Bộ trưởng Trần Đại Quang nhận định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét