Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Chụp ảnh “Thần sét” trong cơn bão

Sấm sét là một trong những "tuyệt tác" đáng sợ của thiên nhiên. Những chuyến chụp ảnh “Thần sét” là cuộc săn ảnh đầy mạo hiểm, phiêu lưu nhưng không kém phần lãng mạn. Đẹp và đáng sợ là những từ có thể miêu tả về sấm sét và nó cũng là thứ khó chụp, đòi hỏi sự kiên nhẫn của "người đi săn". Họ phải thực sự gan dạ mới có thể "bắt" được cơn cuồng nộ đầy huyền ảo của thiên nhiên...
Chúng ta cùng theo chân các nhiếp ảnh gia Carsten Peter và Tim Samaras (người Đức) để chiêm ngưỡng cơn cuồng nộ đầy huyền ảo của thiên nhiên dưới ống kính máy ảnh, khi họ cố gắng "bắt" lại những tia chớp lóe dữ dội, kì vĩ của “Thần sét”.
Tim Samaras đã theo đuổi chụp ảnh sét từ năm 2006. Ông sử dụng một phòng thí nghiệm di động được trang bị với hai máy ảnh siêu nhanh, độ phân giải cao. Ảnh trên là một khung hình duy nhất ông chụp được cơn bão và một phòng thí nghiệm gần Elephant Butte, New Mexico.
Hình ảnh một tia sét xé toang bầu trời Los Lunas, New Mexico. Để có một bức ảnh hoàn hảo về “Thần sét” rất khó vì ánh sáng của nó xuất hiện và biến mất chỉ trong chớp mắt. Hệ thống giao thông khá thoáng của khu vực New Mexico khiến cho "cuộc săn" sét trở nên khó khăn hơn.
Để săn được “Thần sét”, các nhiếp ảnh gia phải nhờ đến sự giúp đỡ của chương trình dự báo thời tiết, GPRS, xe ô tô/xe máy và lái thẳng vào vùng tâm bão. 
Được hướng dẫn bởi bản đồ thời tiết trên máy tính xách tay, Tim Samaras lái xe đuổi theo cơn dông, ông hy vọng mình là người đầu tiên chụp lại được khoảnh khắc tuyệt vời này.
Cầu vồng là tín hiệu báo cuộc đi săn bắt đầu
Để có được những hình ảnh sấm chớp hoàn hảo, người chụp phải kết hợp nhịp nhàng giữa tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính và tiêu cự máy ảnh. 
Trong khi chờ đợi “Thần sét” xuất hiện, Samaras sử dụng ống kính chuyên dụng mà ông gọi đó là “Kuhuna” để chụp lại khoảnh khắc “Thần sét” xuất hiện nhanh nhất có thể.
Khi cầu vồng xuất hiện ở chân trời phía Đông, cả "phi hành đoàn" đuổi theo một cơn bão ở phía Bắc Cheyenne, Wyoming. Cơn bão di chuyển về phía Đông Nam với vận tốc cực nhanh 64km/h.
Yêu cầu khi chụp sét là tầm nhìn không bị cản trở. Nếu tia sét bị che lấp bởi cành cây hay tòa nhà, hoặc bị cắt ngang bởi đường dây điện, kịch tính trong tấm hình sẽ giảm hẳn. 
Công việc của Tim Samaras lúc này là sử dụng một bề mặt ổn định để có thể đặt máy ảnh trên chân máy, tìm một vị trí cao có khoảng trời rộng lớn trước mặt, ước lượng bầu trời nơi sét có thể xảy ra để hướng ống kính về đó và chờ đợi...
Bão kéo vào Clayton, New Mexico, Samaras vừa kết thúc một cuộc rượt đuổi 75 dặm. "Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy cầu vồng, đó là trò chơi trên không". Hoàng hôn buông xuống, một cơn bão đang nổ ra cách 50 dặm về phía nam,  phi hành đoàn trên đường đến 1 giờ sáng.
Tia sét thường chọn đường đi zíc zắc, làm nóng trong tích tắc một cột không khí mỏng khoảng 3 lần nhiệt độ bề mặt của Mặt trời, chính vì vậy mà “Thần sét” luôn thách thức những nhà nhiếp ảnh tìm cách ghi lại hình ảnh của mình - hiện tượng thiên nhiên không thể đoán trước. 
Nóng vội, bấm máy quá sớm hoặc quá muộn, "người đi săn" sẽ tuột mất cơ hội ghi lại được những tia chớp lóe dữ dội giữa nền trời.
Sét thường xuất hiện trong thời gian có mưa dông, trung bình có 6.000 tia sét xuất hiện giữa các đám mây và Trái đất trong mỗi phút đồng hồ. 
Sấm sét sẽ không chờ đợi, nó xuất hiện rất nhanh, nếu bạn có bất kì do dự nào thì bức ảnh của bạn chỉ có bầu trời trống không chứ không phải là những tia sét tuyệt vời nữa.
Vẻ đẹp chết người của “Thần sét”
Theo hai nhiếp ảnh gia Carsten Peter và Tim Samaras, "một bức ảnh “Thần sét” hoàn hảo là bức ảnh nắm bắt được sức mạnh từ những tia lửa điện phát ra". Do đó, chụp ảnh bão sét có thể là một việc rất thú vị nhưng phải mất khá nhiều thời gian để thực hành.
Nhiếp ảnh gia địa lý Carsten Peter cũng đã từng có cuộc phiêu lưu đáng nhớ đến Việt Nam để khám phá và chụp ảnh hang động Son Doong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét