Posted on Tháng Năm 6, 2011 by bandoclambao
CHỈ CÓ THỂ CHỐNG LẠM PHÁT & THAM NHŨNG KHI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 05.05.2011 Web: http://VietTUDAN.net Đây là nội dung tóm gọn của cuộc Phỏng vấn của Đài RFI ngày 29.04.2011 để phát thanh về Việt Nam. Chúng tôi đã viết hai Bài liền trong hai tuần vừa rồi. Bái thứ nhất phân tích những lý do chính yếu nội tại của Cơ chế CSVN. Với Bài thứ hai, dựa trên phân tích những lý do chính yếu nội tại, chúng tôi đề nghị Biện pháp chữa trị tận gốc, chứ không phải những Biện pháp kiểu dầu cù là thoa bóp ngoài da hiện nay của Nhà Nước VN. Đài RFI đặt cho chúng tôi 4 câu hỏi: => Tình trạng vật giá leo thang vật giá như thế nào? => Những Nguyên nhân khách quan, chủ quan => Hậu quả Lạm phát? Ngân hàng ADP cảnh báo ra sao? => Có giải pháp hay không? Vì sao không có? Chúng tôi trả lời Phỏng vấn theo sát những câu hỏi ấy Tình trạng vật giá leo thang vật giá như thế nào? Tôi xin trích những con số mà Oâng HỒ BÁ TÌNH (VietStock) đưa ra : « Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố CPI tháng 4 tại thành phố này đã tăng 3.16% so với tháng 3. CPI tại Hà Nội và cả nước sắp được công bố có thể xấp xỉ con số này, hay ít ra là khó có thể thấp hơn đáng kể. Kỳ vọng lạm phát được kiểm soát ngay trong tháng 4 gần như tan biến khi CPI của tháng này không hề giảm mà tăng ở mức cao nhất trong gần 3 năm qua. Với mức tăng 3.16% trong tháng 4, CPI trong 4 tháng của TP.HCM đã lên tới 8.2% so với đầu năm, và tăng 13.99% so với cùng kỳ năm trước. Với giả định CPI cả nước trong tháng 4 tăng khoảng 3% so với tháng 3, thì so với đầu năm đã tăng tới 9.2%, còn so với cùng kỳ năm trước tăng 17.15%. Theo thống kê của Trading Economics, nếu lạm phát của Việt Nam trong tháng 4 trên 1.2% thì chắc chắn sẽ “về nhì” trong bảng xếp hạng này. Nền kinh tế có mức lạm phát đứng thứ 3 là Mozambique với mức 15.23%. Hầu hết các quốc gia láng giềng tại châu Á chỉ có lạm phát từ 0-6%, tức là thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Trở lại với CPI tại TP.HCM trong tháng 4 và xét từng mặt hàng cụ thể có thể thấy nhóm hàng tăng giá mạnh nhất trong tháng 4 là nhóm Thực phẩm tăng 6.19%; Giao thông đã tăng tới 5.77%; nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4.56%; nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4.12%. » Những Nguyên nhân khách quan, chủ quan Oâng HỒ BÁ TÌNH cũng tóm lược nguyên nhân chính đưa đến lạm phát như sau : « Nguyên nhân quan trọng nhất được thừa nhận rộng rãi là tính kém hiệu quả của nền kinh tế. Trong suốt nhiều năm qua tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế quá cao làm cho tăng trưởng tín dụng gia tăng mạnh mẽ. Trong khi đó, tăng trưởng GDP lại ở mức không tương xứng, điều này đồng nghĩa với chất lượng tăng trưởng thấp. » Ngoài những nguyên nhân mang tính cách chung cho mọi nước như giá dầu lửa, những cuộc nổi dậy tại Bắc Phi và Trung Đông, chúng tôi nhấn mạnh đến những nguyên do nội tại của Việt Nam, không mang tính cách nhất thời mà thuộc vào Cơ chế đã lâu ngày rồi : Theo phân tích của Bản Báo Cáo của Ngân Hàng Thế giới đầu năm 2011, thì : “Từ góc độ lịch sử, Việt Nam luôn có tỷ lệ lạm phát cao hơn các nước láng giềng.” Câu nhận định vắn gọn của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank/ Banque Mondiale) chứng tỏ hai điều: * Việt Nam có tỷ lệ Lạm phát cao mang tính cách Lịch sử, nghĩa là đã dài lâu, chứ không phải là nhất thời như sổ mũi nhức đầu do thời tiết. Bệnh Lạm phát này của Việt Nam có nguồn từ nội tạng thuộc Cơ chế và đã từ lâu không chữa trị. * Việt Nam có tỉ lệ Lạm phát cao hơn các nước láng giềng, nghĩa là bệnh Lạm phát có lý do riêng biệt của Việt Nam, chứ không phải là tình trạng đau ốm chung của mọi nước ở một thời điểm kinh tế nào đó. Những lý do lạm phát thuộc Cơ chế lâu dài được tóm tắt như sau : => Cơ chế CSVN chủ trương nền Kinh tế chủ đạo bởi những Tập đoàn quốc doanh. Rồi đổ vốn cho những Tập đoàn này làm thổi phồng lên lượng tiền chùa lưu hành. Những Ban quản trị của các Tập đoàn này lại là những con hạm Tham nhũng, Lãng phí, làm việc sản xuất thì ít, mà chỉ nhằm thâm lạm tiền chùa cho cá nhân. Chính vì vậy mà hiệu năng của những Tập đoàn này yếu kém khiến lượng hàng hay dịch vụ cung cấp tụt xuống sánh với lượng tiền chùa đổ vào dồi dào. Chính cái hiệu năng yếu kém này phát sinh Lạm phát, vật giá tăng vọt. Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH nhận xét: “Hiện nay tình trạng chi tiêu kém hiệu quả và đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng và công luận cũng đã chỉ ra rất là nhiều công trình sau khi vừa mới cắt băng khánh thành xong thì đã hư hỏng và không bảo đảm các tiêu chuẩn như là đã có cam kết”. => Cái Cơ chế CSVN cũng chủ trương quyền lực Chính trị Nhà Nước nắm luôn quyền “độc lập” tiền tệ được trao cho Ngân Hàng Phát Hành (Banque d’Emission). Khi dân chúng giữ đồng tiền tiết kiệm cho tương lai, thì đó là TƯ HỮU. Quyền lực Tiền tệ không tôn trọng Tư hữu này, mà dùng độc tài phá giá liên hồi đồng Tiền làm : (i) trước hết là ăn cướp một phần TƯ HỮU của dân; (ii) rồi trực tiếp làm cho đồng Tiền mất giá, đó chính là Lạm phát Tiền tệ vậy. => Chính cái Cơ chế CSVN bao che cho một hệ thống Ngân Hàng thương mại. Thực vậy, một số con cháu đảng và những Tập đoàn quốc doanh đứng chủ yếu trong hệ thống Ngân Hàng thương mại tại Việt Nam. Những Ngân Hàng này phát hành bừa bãi những Bảo Lãnh Tín dụng dựa trên Tiền tương lai (Monnaie virtuelle) thổi phồng lên lượng vốn lưu hành khiến Lạm phát phi mã. Theo những tóm tắt trên đây, thì chính cái Cơ chế CSVN chịu trách nhiệm về việc Lạm phát “lịch sử“ và cao hơn sánh với các nước láng giềng. Hậu quả Lạm phát? Ngân hàng ADP cảnh báo ra sao? Theo Thông Tấn Pháp từ Ma-ní, 26.04.2011, Kinh tế gia trưởng của Ngân Hàng Phát Triển Á châu đã cảnh cáo về những hậu quả sau đây : * Á châu đã có một chút kết quả trong cố gắng giảm nghèo, nhưng với Lạm phát này, cái kết quả ấy có thể tan biến. * Lạm phát về lương thực có thể đẩy 64 triệu dân Á châu vào cùng cực * Độ tăng trưởng có thể bị giảm đi 1.5 điểm Lạm phát thường đưa đến những căng thẳng Xã hội giữa giầu và nghèo. Từ căn thẳng Xã hội, dân chúng dễ nổi dậy tạo căng thẳng Chính trị. Những cuộc nổi dậy ở Bắc Phi và Trung Đông có lý do trực tiếp là cảnh sống thiếu thốn của đại đa số quần chúng trước một lớp lãnh đạo quá giầu có. Có giải pháp hay không? Vì sao không có? Những lý do chính của Lạm phát Việt Nam thuộc về Cơ chế, nhưng Nhà Nước chỉ đưa ra những biện pháp kềm chế có tính nhất thời. Một số những biện pháp lại không liên quan trực tiếp với Lạm phát như biện pháp độc tài khống chế Đo-la. Những biện pháp cấp thời mà Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra cũng như Nghị định 11 của Thủ tướng trong tháng 3 nhằm chặn đứng vật giá phi mã từ tháng 4. Nhưng những con số Lạm phát do Cục Thống kê TpHCM đưa ra cho tháng 4 chứng tỏ rằng những biện pháp cấp thời của Nhà Nước VN đã không có kết quả. Nói về hiệu quả của những biện pháp nhất thời này, Oâng HỒ BÁ TÌNH (VietStock) kết luận: « Kỳ vọng lạm phát được kiểm soát ngay trong tháng 4 gần như tan biến khi CPI của tháng này không hề giảm mà tăng ở mức cao nhất trong gần 3 năm qua. » Nhiều nhà Kinh tế, như Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH chẳng hạn, đã nhấn mạnh đến những biện pháp nhằm tăng hiệu quả của vốn đầu tư trong hệ thống Tập đoàn Kinh tế Nhà nước, nghĩa là đi vào những lý do thuộc Cơ chế đã tạo ra Lạm phát. Đối với chúng tôi, những biện pháp đi vào chữa trị Lạm phát thuộc Cơ chế khó lòng thực hiện bởi những lý do sau đây : => Việc tăng hiệu năng của những Tập đoàn quốc doanh hầu như không tưởng => Chính đảng CSVN khước từ việc bãi bỏ Cơ chế hiện hành chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Chỉ còn một cách là đại đa số dân chúng rơi vào tình trạng nghèo khổ do Lạm phát, phải đứng lên DỨT BỎ cái Cơ chế hiện hành. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 05.05.2011 Web: http://VietTUDAN.net |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét