Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Chồng định giá, vợ đứng ra mua

Thành viên hội đồng định giá – bán đấu giá tài sản để mẹ vợ và vợ mua tài sản bán đấu giá. Vụ việc bị khiếu nại suốt 10 năm, qua nhiều cấp vẫn chưa được giải quyết bởi có quá nhiều quyết định được ban ra rồi lại thu hồi Tháng 2-1997, ông Lê Minh Thành, ngụ huyện Tân Uyên – Bình Dương, vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (Chi nhánh Tân Uyên) bằng thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) diện tích 63.314 m2 tại xã Tân Mỹ (nay là xã Đất Cuốc, Tân Uyên–PV) và 482 m2 nhà, sân trượt patin ở thị trấn Uyên Hưng. Do ông Thành kinh doanh thua lỗ, không có tiền trả, ngân hàng đã tiến hành xử lý tài sản thế chấp. Ngày 21-8-2001, UBND huyện Tân Uyên thành lập hội đồng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, tiến hành kiểm kê, định giá các tài sản thế chấp. Tùy tiện hạ giá tài sản Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, bên cạnh việc không tuân thủ Thông tư liên tịch 03/2001 ngày 23-4-2001 của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tổng cục Địa chính quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, Hội đồng Định giá và Bán đấu giá (HĐĐG-BĐG) UBND huyện Tân Uyên đã tùy tiện hạ giá trị tài sản. Cụ thể, diện tích 482 m2 đất và sân trượt patin giá thị trường năm 2001 từ 700.000 đồng–1.000.000 đồng/m2 (khoảng 400 triệu đồng), HĐĐG-BĐG chỉ định giá 240.000 đồng/m2 (tương đương 191 triệu đồng), tiếp đó lại hạ xuống 143.778.000 đồng). HĐĐG-BĐG huyện Tân Uyên “bán” trái luật 63.314 m2 đất của ông Thành cho vợ là thành viên HĐĐG-BĐG huyện vào ngày 14-12-2001 Đối với vườn cây ăn trái diện tích 63.314 m2 hơn 6 năm tuổi đã thu hoạch, thời điểm 2001 giá khoảng 350 triệu đồng nhưng HĐĐG-BĐG “phán” 172 triệu đồng, sau đó tự trừ 25%, để còn 129.146.000 đồng. Trong khi đó, theo khoản 3 điều 8 Nghị định 86/CP ngày 19-12-1996 của Chính phủ về quy chế bán đấu giá: “Trong trường hợp tài sản bán đấu giá là tải sản cầm cố, thế chấp thì người nhận cầm cố, người nhận thế chấp cùng người cầm cố, thế chấp xác định giá khởi điểm với sự tham gia của người bán đấu giá”. Phát hiện việc định giá phạm luật, ông Thành yêu cầu giám định lại giá nhưng HĐĐG-BĐG “phớt lờ” đồng thời chọn ngày bán đấu giá là 14-12-2001. Đáng nói là UBND cấp huyện chỉ được cho phép bán đấu giá QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân, không được đứng ra tổ chức bán. Vi phạm nghiêm trọng nghị định của Chính phủ Buổi bán đấu giá chưa diễn ra, ông Thành khiếu nại và được ông Nguyễn Văn Thái, Chủ tịch HĐĐG-BĐG huyện Tân Uyên, ghi biên nhận “có nhận đơn khiếu nại” nhưng cuộc bán đấu giá vẫn tổ chức, từ đó tiếp tục xảy ra hàng loạt sai phạm khác. HĐĐG-BĐG huyện Tân Uyên không thực hiện niêm yết danh sách người đăng ký mua tài sản bán đấu giá tại nơi bán đấu giá trước khi tiến hành cuộc bán đấu giá; không thông báo công khai việc bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng… (theo quy định tại Nghị định 86/CP). Đặc biệt, theo điều 13 Nghị định 86/CP: “Những người không được tham gia đấu giá và mua tài sản bán đấu giá, gồm: những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá tài sản, cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó; những người trực tiếp thực hiện việc giám định tài sản bán đấu giá, cha, mẹ, vợ, chồng và con của những người đó”. Thế nhưng HĐĐG-BĐG huyện Tân Uyên vẫn cho bà Nguyễn Thị Huyên (mẹ vợ của ông Lương Minh Hoàng, là thành viên trong HĐĐG – BĐG huyện Tân Uyên), đứng ra mua đấu giá 63.314 m2 đất. Tại buổi mua đấu giá, bà Huyên vắng mặt. Con gái bà Huyên là bà Phạm Thị Tuyết Hồng, cán bộ Chi cục Thuế huyện (vợ ông Hoàng), đứng ra mua, ký biên bản đấu giá. Trước, sau… đá nhau! Ngày 23-3-2004, UBND tỉnh Bình Dương ra công văn trả lời khiếu nại của ông Thành, công nhận: “Quá trình bán đấu giá có những sai sót cơ bản; phải tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm những sai sót trong việc tổ chức bán đấu giá”. Tuy nhiên, vẫn chấp nhận kết quả bán đấu giá. Nhận thấy công văn trên vi phạm Luật Khiếu nại – Tố cáo, ngày 13-4-2006, UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định 1589/QĐ-UBND để hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản thế chấp; giao UBND huyện Tân Uyên tổ chức bán đấu giá lại tài sản liên quan đến khiếu nại của ông Thành đúng theo trình tự, thủ tục, quy định pháp luật. Oái oăm là 4 năm sau, ngày 1-7-2010 cũng chính UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định 1911/QĐ-UBND thu hồi Quyết định 1589/QĐ – UBND ngày 13-4-2006 của UBND tỉnh Bình Dương, với lý do chưa phù hợp pháp luật. Sau khi xác định việc bà Huyên mua tài sản bán đấu giá, rồi con gái đứng tên mua là sai pháp luật ngay từ đầu và không được sử dụng tài sản mua đấu giá là lỗi của HĐĐG-BĐG UBND huyện Tân Uyên, ngày 8-11-2010, UBND huyện Tân Uyên sửa sai bằng cách ban hành hai quyết định số 5684, 5685 để thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp (năm 2002, 2003) cho bà Nguyễn Thị Sum (người mua 482 m2 đất) và bà Huyên (mua 63.314 m2 đất) vì cấp giấy chứng nhận QSDĐ không đúng thẩm quyền. Thế nhưng đến ngày 23-12-2010, UBND huyện Tân Uyên lại ban hành Quyết định 6660 và 6661 thu hồi Quyết định 5684, 5685 với lý do… chưa phù hợp theo quy định pháp luật (?!). Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương vào cuộc Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương đã vào cuộc nhằm làm rõ trách nhiệm của HĐĐG-BĐG huyện Tân Uyên khi để mẹ vợ và vợ thành viên HĐĐG-BĐG mua tài sản bán đấu giá, áp dụng sai quyết định khi bán đấu giá, tùy tiện hạ giá tài sản; trách nhiệm người tham mưu cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Huyên, bà Sum và cán bộ tham mưu trong việc ban hành Quyết định 6660 và 6661 ngày 23-12-2010, đồng thời xem xét kiến nghị của ông Thành tổ chức bán đấu giá lại tài sản. Bài và ảnh: TÂN TIẾN NLDO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét