Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, kế hoạch đánh án Kiên
“bạc” được Ban chuyên án chuẩn bị và tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả
bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước ngay sát
giờ bắt ông Kiên. Đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo việc bắt và khám
xét nơi ở của ông Kiên tại ngõ 27, Xuân Diệu, Tây Hồ, HN. Các Thứ trưởng
Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều
không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.
Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban
phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng
bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng
đầu.
Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối tháng 7, đầu
tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn nhưng đã tạo được một số
bước đi làm tiền đề chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng
định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất
là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện toàn bộ máy chống
tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an (thực chất là loại bớt ảnh hưởng
của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ
trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số điều chỉnh nội bộ để
hoạt động điều tra chống tham nhũng đạt hiệu quả cao
Việc bắt giam và điều tra Kiên “bạc” được giao cho Tổng cục Cảnh sát
của tướng Vĩnh “chột” chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ
sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền
uy. Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994. Tuy nhiên, có tin cho hay, sát cánh với Tổng cục 6 của tướng Vĩnh còn có An ninh quân đội.
Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm 1994. Và nó
chỉ xảy ra khi nội bộ choảng nhau. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện
Ngộ chỉ đạo Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp
(người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai của Thứ
trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân Liên. Các Thứ trưởng,
hồi ấy, đều không được biết trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ
trưởng Phạm Tâm Long còn được Bộ trưởng “cho” đi họp ở Đông Âu. Đồng chí
Ba Ngộ báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ Tổng bí thư Đỗ Mười, không
qua Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong vụ Kiên “bạc” này, hẳn là Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng bị “qua mặt”.
Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi lên, gần
đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo, đài. Tướng Vĩnh có mối
quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng Trần Đại Quang bởi cùng trong hội “Nam
Cường”. Viên tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt tội
phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Nam Định. Sau vụ
đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần đây, ông lại được đeo lon Trung
tướng. Nếu Trung tướng cứ tận tụy phục vụ “bên Đảng” như thế này thì vụ
Kiên “bạc” rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước lên chức Thứ
trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất
nhiều người – trong đó có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện,
nhưng điểm nổi bật nhất, trong con mắt của “bên Đảng”, ông Ngọ là người
của Thủ tướng.
Khả năng sẽ có nhiều nhân vật khác bị bắt tiếp. Có những dấu hiệu cho
thấy một cuộc thanh trừng nội bộ quy mô lớn đã được phát động.
Thông tin tiếp: Kiên “bạc” hiện bị giam tại một cơ sở giam giữ do Bộ
Quốc phòng quản lý nhằm tránh nguy cơ bị thủ tiêu bịt đầu mối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét