Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

KHI LỰC LƯỢNG BIỆT HẢI (Navy S.E.A.L RA TAY

KHI LỰC LƯỢNG BIỆT HẢI (Navy S.E.A.L RA TAY

Posted on Tháng Năm 3, 2011 by bandoclambao
0

TRẬN ĐỘT KÍCH CỦA BIÊT HẢI MỸ SÁT HẠI BIN LADEN KHIẾN CHÚNG TA HỒI TƯỞNG BIỆT HẢI MỸ CỨU THUYỀN TRƯỞNG RICHARD PHILLIPS(2009)
Trường Sơn, TGM
tka23 post

TT Obama đã ra lệnh cho Hải Quân Hoa Kỳ, cùng FBI có mặt trên chiến hạm USS Bainbridge (DDG 96) từ ngày 10 tháng 4 dùng mọi biện pháp vũ lực để bảo vệ cho bằng được mạng sống của Thuyền trưởng Richard Phillips cùng đoàn thuỷ thủ của chiếc tàu thương hải Maersk Alabama,

vì vậy, chiều Chủ nhật, ngày 12 tháng 4, nhằm lễ Easter (Phục sinh), khi thấy sự thương thuyết không đi tới đâu, và mạng sống của Thuyền trưởng Richard Phillips có thể bị đe doạ, Chỉ huy trưởng chiến hạm lực lượng biệt hải ra tay.

Kết quả là trên mặt biển Ấn Ðộ Dương, cách xa bờ biển của Somalia tới 350 dặm, vào cuối ngày lễ Easter, vào lúc 7:19 tối giờ địa phương, khi mặt trời bắt đầu lặn, màn đêm bắt đầu buông xuống, Thuyền trưởng Richard Phillips đã được giải thoát và hiện đang trên đường hồi hương.
Chẳng những vậy, Thuyền trưởng Richard Phillips đã được giải thoát một cách quá ngoạn mục, và nhanh chóng, ngoài sức tưởng tượng của dân chúng Mỹ cũng như thế giới, nếu tính từ lúc viên Chỉ huy trưởng chiến hạm USS Bainbridge (DDG 96) ra lệnh tấn công tới lúc cuộc giải cứu được báo cáo là thành công, tất cả chỉ xảy ra vỏn vẹn trong vòng 1 phút.
Ðể có thể hiểu rõ được câu chuyện từ đầu tới cuối, xin được đi ngược lại sự kiện trong vòng 4 ngày vừa qua.
Chiếc tàu thương hải Maersk Alabama đang trên đường chở thực phẩm để tiếp tế nhân đạo cho các nước Phi Châu như Rwanda, Uganda và Somalia, do Thuyền trưởng Richard Phillips điều khiển cùng với 20 thuỷ thủ đoàn.
Vào thứ Tư, ngày 8 tháng 4 vừa qua, giữa ban ngày, khi còn ở ngoài khơi cách bờ biển Somalia 350 dặm – khoảng cách mà các tàu thương thuyền đều cho rằng rất an toàn để không bị hải tặc Somalia tấn công – đã bị hải tặc Somalia tấn công.
Ðây là lần đầu tiên bọn hải tặc Somalia nhắm vào tàu thương có treo cờ Mỹ. Những lần trước thì hải tặc tránh né, chỉ nhắm các tàu thương của các nước khác.
Khi hải tặc bắt đầu quăng dây để nhảy lên tàu, và nổ súng chỉ thiên để uy hiếp chiếc tàu thương của ông, Thuyền trưởng Richard Phillips ra lệnh thuỷ thủ đoàn trên tàu núp vào cabin (phòng lái), khoá lại để thoát thân, và chỉ một mình ông bước ra chấp nhận làm con tin cho hải tặc.
Khoảng 2 giờ sau, thuỷ thủ đoàn của ông uy hiếp và bắt giữ được một tên hải tặc, nhưng sau đó lại thả tên hải tặc này ra với hy vọng đánh đổi được Thuyền trưởng Richard Phillips. Nhưng họ đã lầm! Hải tặc vẫn tiếp tục bắt giữ ông và chuyển ông xuống con tàu cấp cứu nhỏ, có sẵn trên bất cứ con tàu hải thương nào để tự cứu nếu tàu “mẹ” bị đắm.
Vì lưỡng lự muốn trở lại uy hiếp thuỷ thủ đoàn, và lấy chiếc tàu thương hải Maersk Alabama để đem về bến hòng đòi tiền chuộc một lần cho cả 3, một là thuỷ thủ đoàn, hai là chiếc tàu hải thương, ba là hàng hoá trên tàu, và cũng vì quá ít quân số, nên hải tặc còn nấn ná.
Trong lúc ấy, khi nhận được tin cấp cứu từ chiếc tàu Maersk Alabama trước khi hải tặc bắt đầu quăng dây để nhảy lên tàu 30 phút, chiến hạm USS Bainbridge (DDG 96) gần đó đã xả hết tốc độ, lướt sóng để đến ngay hiện trường vào ban đêm, đậu cách xa chiếc tàu hải thương Maersk Alabama không quá 300 thước.
Trong lúc xả hết tốc độ để tiếp cứu, viên Chỉ huy trưởng của chiếc chiến hạm đã liên lạc với văn phòng Tư lệnh Hải Quân để xin chỉ thị, văn phòng Tư Lệnh Hải Quân quay qua liên lạc trực tiếp với Bộ Quốc Phòng, rồi từ đó Bộ Quốc Phòng liên lạc thẳng với Hội Ðồng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia (National Security Advisor). Khi chiến hạm USS Bainbridge (DDG 96) vừa tới hiện trường thì TT Obama cũng vừa được trình báo.
Hội Ðồng Bảo An (National Security Advisor) xin TT Obama để FBI tiếp tay và được TT Obama đồng ý tức thì. Hai giờ đồng hồ sau, 2 lực lượng đặc biệt của FBI được tập hợp tại cơ sở trung ương để bắt tay làm việc với sĩ quan Chỉ Huy chiến hạm hạm USS Bainbridge (DDG 96); một dùng để thương thuyết, một dùng để khảo sát “hiện trường” qua hệ thống vệ tinh bí mật của quân đội, cộng với sự hỗ trợ của 1 lực lượng đặc biệt khác, lúc ấy đang được không vận tới chiến hạm USS Bainbridge (DDG 96) cấp thời.
Vào sáng thứ Năm, ngày 9 tháng 4, ngày giờ địa phương, thì FBI đã hỗ trợ cho vị Chỉ Huy chiến hạm USS Bainbridge (DDG 96) để ông có thể trực tiếp thương thuyết với hải tặc, đóng kịch thương thuyết với tinh thần nhượng bộ, sẵn sàng trả tiền chuộc nếu như họ trả tự do cho Thuyền trưởng Richard Phillips.
Vào thứ Sáu, ngày 10 tháng 4, cơ quan NORAD (North American Aerospace Defense Command) và Không Quân cũng đã bắt đầu thám sát không phận khắp Phi Châu, đề phòng bọn khủng bố thừa nước đục thả câu, tấn công các chiến hạm bằng không phận. Hải quân lại cho đem một chiến hạm khác, tổng cộng tất cả có mặt tại “hiện trường“ là 3 chiến hạm. Chiến USS Boxer – có khả năng và dụng cụ tối tân, có thể tấn công trên bờ và dưới mặt nước – hướng về “hiện trường”.
Ngoài ra tình báo quân đội Mỹ từ 3 nơi, đất liền, ngoài biển khơi, và trên không, đã bắt đầu theo dõi các tuyến liên lạc giữa bọn hải tặc trên chiếc tàu nhỏ hiện đang còn bắt giữ Thuyền trưởng Richard Phillips với đám hải tặc còn trong đất liền, cũng như tất cả tuyến liên lạc khác của các nhóm khủng bố trong vòng đai 500 dặm.
Buổi trưa cùng ngày, tiềm thuỷ đỉnh USS Halyburton đã tới “hiện trường” để biểu dương lực lượng vì tin tình báo lúc ấy cho biết các nhóm khủng bố al-Qaeda cũng đang cố gắng bắt liên lạc với hải tặc Somalia để “làm lớn” nhân cơ hội này.
Chiều thứ Sáu cùng ngày, – sau khi nhận được báo cáo kết hợp của tình báo quân đội, Hải Quân, lực lượng FBI, cho biết hải tặc Somalia trong bờ đang tính kéo quân ra tiếp viện bằng những chiếc thuyền con – Bộ Quốc Phòng đã xin lệnh của Tổng Thống Oabma. TT Obama cho biết ông sẵn sàng dùng vũ lực, nhưng không muốn Hải Quân ỷ y vào đó mà tiến tới biện pháp vũ lực một cách hấp tấp, có thể gây nguy hiểm tánh mạng cho Thuyền trưởng Richard Phillips.
Cùng ngày, Thuyền trưởng Phillips nhảy xuống biển để thoát thân thì bị hải tặc bắn theo xuống nước nên ông đành quay lại.
Ðến tối cùng ngày, TT Obama đã trực tiếp ra lệnh cho Hải Quân được quyền dùng tất cả các biện pháp vũ lực thích nghi nếu tánh mạng của Thuyền trưởng Richard Phillips có thể bị nguy hiểm.
Vào thứ Bảy, ngày 11 tháng 4, lực lượng Biệt Hải (Navy S.E.A.L) giả dạng làm thuỷ thủ, mang thực phẩm và thuốc men tới chiếc tàu cấp cứu nhỏ để khảo sát “hiện trường” trước khi ra tay thì bị hải tặc Somalia bắn đuổi nên họ phải quay về.
Vào tối thứ Bảy, lợi dụng sóng lớn, lực lượng Biệt Hải (Navy S.E.A.L) đã lặn tới chiếc tàu cấp cứu nhỏ để khảo sát “hiện trường”, nhất là tình hình sức khoẻ của Thuyền trưởng Richard Phillips. Lực lượng Biệt Hải (Navy S.E.A.L) bao giờ cũng đi theo kiểu “tiếp hơi”, khi nhóm này về thì nhóm khác liền đi, để so sánh tin tức và sự khảo sát “hiện trường” của cả 2 nhóm.
Vào trưa thứ Bảy thì FBI cho biết là cuộc thương thuyết thất bại vì hải tặc không chịu nhượng bộ bất cứ điều khoản gì, và họ nhất định phải cho chiếc thuyền cấp cứu nhỏ đó trở vô bờ. Hải tặc tính làm vậy vì nếu không được tất cả thuỷ thủ đoàn, không được chiếc tàu hải thương, thì ít ra họ cũng được một ông Thuyền trưởng, có thể đòi tiền chuộc ít nhiều.
Vào chiều thứ Bảy thì Bộ Quốc Phòng báo cáo lên TT Obama, và cho biết tình hình không thể cứu vãn ngoài biện pháp vũ lực. Bộ Quốc Phòng cho biết có thể phải dùng tới lực lượng Biệt Hải (Navy S.E.A.L). TT Obama, một lần nữa, ra lệnh Hải Quân được toàn quyền hành động.
Vào sáng Chủ nhật, nhóm xạ thủ của lực lượng Biệt Hải (Navy S.E.A.L), đã được lệnh chọn địa điểm, vào tư thế chuẩn bị để bắn theo kiểu one-shot-one-kill, có nghĩa là chỉ bắn vào đầu của hải tặc với một viên đạn tính luôn võ đạn dài hơn 8-inches, một lần một. Không có việc cá nhân anh xạ thủ này bắn trật nên anh ta phải bắn bồi. 2 tốp đều cùng bắn, và cứ 2 xạ thủ một mục tiêu, còn lại thì phòng hờ. Trưa Chủ nhật, lực lượng Biệt Hải (Navy S.E.A.L) bắt đầu lặn xuống biển với nhiệm vụ làm nhóm “chỉ điểm ”, có nghĩa là nếu họ ra dấu thì nhóm tác xạ trên chiến hạm mới được ra tay, và trong 5 giây sau, lực lượng Biệt Hải (Navy S.E.A.L) sẽ tấn công lên chiếc tàu cấp cứu nhỏ.

Vào trưa Chủ nhật, cuộc giải cứu bắt đầu. Có 3 tên hải tặc đều bị bắn vào đầu, chết ngay lập tức. Theo dự tính, lực lượng Biệt Hải (Navy S.E.A.L) sau đó đã nhảy lên chiếc tàu cấp cứu, bắt sống tên hải tặc thứ 4 còn lại và giải cứu Thuyền trưởng Richard Phillips.
Như đã kể ở trên, tất cả đã xảy ra trong vòng 1 phút.
http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=4187&page=3
0
0
 
i
Rate This
Quantcast
http://bandoclambao.wordpress.com/2011/05/03/khi-l%E1%BB%B1c-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-bi%E1%BB%87t-h%E1%BA%A3i-navy-s-e-a-l-ra-tay/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét