Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Phóng viên tống tiền doanh nghiệp và bàn cờ thế sự của Nguyễn thủ tướng


Vũ Đông Hà (Dân Làm Báo) - Vụ ông Phan Hà Bình tức phóng viên Hà Phan của báo Tiền Phong bị bắt vì nhận tiền doanh nghiệp được giang hồ điểm mặt chỉ tên là cuộc đấu đá nội bộ trong triều đình cộng sản. Nhằm chấm dứt phong trào báo chí lùm sùm về vụ Vinaxỉn, cán bộ an ninh, giữa một cuộc nhậu đến hồi cao trào, đã chụp còng số 8 vào tay Hà Phan khi ông nhận 200 triệu đồng của một doanh nghiệp để qua đó tra vấn xem ai đã cung cấp cho báo chí thông tin về vụ Vinashin, đồng thời triệu tập các cơ quan báo chí khác về vấn đề này.
Đó là đợt khủng bố được cho là của Nguyễn thủ tướng muốn bẻ cua báo chí trước đại hội đảng đồng thời nhằm trấn áp phe đối lập trong đảng đang mượn tay báo chí để hạ bệ mình. Trước đại hội đảng, một loạt bài với nhan đề "Cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng làng báo" tác giả Trềnh A Sáng, một người nằm trong "chăn", viết rằng:
"Sau cú faute Vinashin và bauxite mới rồi, ông Ba Dũng đã hiểu rõ cái sự lợi hại của công cụ báo chí. Khi đối thủ của ông nắm được công cụ báo chí và sử dụng nó để chống lại ông, ông bị dồn tới chân tường. Nhưng nhờ có căn cơ thế lực vững chắc, ông đã phản đòn thành công.
Giờ đây, sau khi đã đánh bại đối thủ và khiến cho cả làng báo phải quy phục, chủ trương của Thủ tướng Dũng sắp tới sẽ là xây dựng một đội ngũ báo chí ngoan ngoãn, phục tùng, một mô hình mà ông Nguyễn Bá Thanh đã xây dựng thành công ở Đà Nẵng. Tức là nền báo chí ấy không chỉ là và không phải là công cụ của Đảng mà nó là công cụ của một hoặc một nhóm lãnh đạo để duy trì quyền lực của mình."
Chuyện đấu đá nội bộ cộng sản là chuyện biết rồi khổ lắm nói mãi. Nó thật điêu tàn và khốc liệt giữa các đồng chí với nhau. Và việc bể đầu xức trán giữa các đồng chí ta không dừng lại ở đỉnh điểm trước đại hội triều đình mà còn kéo dài vì một đỉnh điểm tranh chấp quyền lực khác đang xảy ra: "chúa Nguyễn" phải cầm chịch Quốc hội - nơi mà các dự án đầu tư được các quan nghị mang thẻ đỏ phê chuẩn và bài học Đường Sắt Cao Tốc bị vứt vào sọt rác từ năm ngoái vẫn còn âm ĩ trong lòng chúa Nguyễn. Vì thế, Hà Phan, ký giả của báo Tiền Phong, người bị bắt vì nhận tiền doanh nghiệp được tiếp tục đưa ra làm con dê tế thần.
Ngày 6 tháng 2, 2011 vụ Hà Phan tiếp tục được hâm nóng. Tuy nhiên, cái "diện" Hà Phan chỉ được lập lại với những tình tiết cũ rích, dân giang hồ ai cũng biết như ngoài số tiền 220 triệu đồng bị bắt quả tang đang nhận từ Công ty cổ phần Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ, ông Hà Phan còn hù dọa bà Nguyễn Cẩm Phương - Giám đốc truyền thông của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn để bỏ túi 1.000 USD nếu đồng ý không đăng tải những thông tin sai phạm của công ty này. Thực chất, vụ việc Hà Phan đã bước sang giai đoạn mới - Cây kim NTD đã lòi ra với đòn "điểm" được tung chưởng với bài báo đăng trên Dân Việt:
Đưa thông tin “phiến diện, một chiều”
"Về sai phạm của hai cán bộ khác của Báo Tiền Phong, Cơ quan ANĐT khẳng định, ông Phùng Công Sưởng (Trưởng ban Thời sự - Chính trị) đã viết và đăng 10 bài báo về Vinashin, trong đó đáng chú ý có chùm bài "Cận cảnh con tàu Vinashin" đăng trên Báo Tiền Phong 3 số liên tiếp từ ngày 29.3.2010 đến ngày 31.3.2010."
"Cơ quan ANĐT Bộ Công an cho rằng, Báo Tiền Phong đã đưa thông tin "phiến diện một chiều", sử dụng thông tin, tài liệu không có nguồn gốc rõ ràng, không kiểm chứng. Cơ quan ANĐT Bộ Công an khẳng định trách nhiệm này trước hết thuộc về ông Đoàn Công Huynh - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong và đã đề nghị cơ quan chủ quản của Báo Tiền Phong xem xét, xử lý sai phạm của các ông Đoàn Công Huynh, Phùng Công Sưởng và Nguyễn Bá Kiên theo quy định."
Mở ngoặc ở đây: từ bao giờ nước ta có cái luật để công an bảo là phóng viên báo chí phải đưa tin "đa chiều"? Bộ tính làm phóng viên báo lề trái chăng? Từ bao giờ công an của đảng nhảy xổm và xen vào nghiệp vụ báo chí cũng của đảng ta? Nhiệm vụ của công an là điều tra để xem những bài viết có điều gì vi phạm luật hình sự và chấm hết. Đồng thời chuyện Hà Phan nhận tiền thương nghiệp và chùm bài Vinashin là hai vụ việc khác nhau. Công an đã vừa lấn sân báo chí vừa trói gà lẫn vịt lại với nhau để làm đĩa tiết canh cho bữa tiệc máu mang tên NTD: đại tiệc sát phạt của thủ tướng dành cho nhiều người đã dám đụng đến quả đấm thép - con tàu chìm Vinasink của ngài.
Nhưng vì sao lực lượng của thủ tướng dễ dàng làm được chuyện đó nhanh chóng bắt đầu từ Hà Phan?
Lý do:
Chuyện báo chí tống tiền doanh nghiệp là chuyện thường ngày, thường ngày đến nỗi nó giống như cảnh sát giao thông chặn tiền mãi lộ trên mọi nẻo đường Việt Nam.
Những tờ báo là đầu mối thông tin để người dân, cán bộ phản ánh những thông tin của doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân mà mình có mâu thuẫn, bức xúc… vì thế những thông tin đó đầy rẫy mà không mất tiền mua.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam, làm ăn trong một rừng luật dày đặc nhưng cực kỳ rừng rú, những điều luật, quy định đó ít khi được thực hiện nhưng được ban hành chồng chéo và cái nọ đá cái kia chỉ nhằm quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh theo ý đảng chỉ đạo.
Để thoát khỏi cảnh rừng luật chồng chéo kia tác động mà bất cứ khi nào, sờ vào đâu cũng có thể vi phạm, các doanh nghiệp phải tìm cách tránh né và lách luật hoặc vi phạm luật.
Không có doanh nghiệp nào, dù đó là doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài, làm ăn mà không có vi phạm những luật lệ do nhà cầm quyền hứng đâu đẻ đó. Để có thể làm ăn, doanh nghiệp cần biết điều vừa núp vừa né vừa bôi trơn các cơ quan cấp trên, công quyền, công an và báo chí.
Việc vi phạm sẽ không sao cả, đó là cơ hội cho các điều tra viên kinh tế, cho các cơ quan cấp trên thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kiếm mồi. Báo chí cũng lợi dụng tình hình đó mà moi móc thông tin, đe dọa và kiếm chác.
Nhiều doanh nghiệp thấy báo chí là sợ như sợ hủi. Thấy bóng phóng viên như thấy xã hội đen đòi nợ, vì vậy họ đối xử với phóng viên báo chí nhà nước hết sức ưu ái và thân tình.
Lợi dụng điều này, nhiều phóng viên coi chuyện đến doanh nghiệp theo định kỳ, thường là thăm hỏi và khi đó ít nhất cũng định kỳ nhận phong bao rồi chuồn.
Nếu có doanh nghiệp nào có những vấn đề với luật pháp, đó là cơ hội để cho báo chí kiếm tiền. Chính vì thế, nhiều phóng viên coi chuyện đến doanh nghiệp nhận tiền như một khoản thu nhập chính ngoài mấy triệu đồng tiền lương/tháng coi như để ăn sáng mà thôi.
Để kiếm được những vụ lớn hơn, vớ bẩm hơn các phóng viên báo chí cố tình moi móc, dọa dẫm bằng nhiều hình thức buộc doanh nghiệp phải biết điều và hối lộ cho họ.
Để cho việc tống tiền có kết quả, đầu tiên báo chí phải cho người đến lấy tài liệu, viết một vài bài mớm dư luận, và sau đó là gặp gỡ và ngã giá.
Những vụ việc đó xảy ra quá bình thường trong xã hội Việt Nam.
Với môi trường như vậy, việc Hà Phan, một quan chức của báo Tiền Phong – tờ báo lá cải chuyên về tình, tiền, tù tội, cơ quan của Đoàn Thanh niên cộng sản – nhận mấy trăm triệu đồng của doanh nghiệp và bị bắt giữ là chuyện không hề khó khăn để công an sờ đầu, nắm gáy (khi muốn).
Và điều (khi muốn) ấy đã xảy ra khi chúa Nguyễn... muốn. Hà Phan và chuyện phóng viên lề đảng tống tiền doanh nghiệp đang là chuyện thường tình ở huyện bỗng nhảy chổm lên ngồi ở tầm quốc gia trong bàn cờ thế sự của Nguyễn thủ tướng. Ngày bắt giữ cò con Hà Phan chỉ là ngày khởi đầu cho một đại kế hoạch phản công ở cấp phủ chúa. Những lời khai của Đoàn Công Huynh, Tổng biên tập báo Tiền Phong, Nguyễn Bá Kiên – Trưởng ban Kinh tế báo Tiền Phong, Phùng Công Sưởng – Trưởng ban Thời sự báo Tiền Phong và Nguyễn Xuân Minh, Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị đã giúp cho Nguyễn thủ tướng đang nằm trong hố tử thần của Tàu cao tốc, Vinashin, Bauxite… đã đã lồm cồm bò dậy trong đại hội đảng và leo được lên cái ghế phủ chúa của triều đình.
Lùm sùm trong mớ bùi nhùi phóng viên tống tiền doanh nghiệp và bàn cờ thế sự của Nguyễn thủ tướng, câu hỏi được đặt ra: anh ba Bá Thanh đã mạt vận, anh tổng bí nhà Nông đã về vườn, anh Lú họ Nguyễn đang liu hiu ngai vàng cung vua, nhưng còn anh tư Trương Tấn Sang thì đang mần gì, chiêu chiếc ra sao chưa thấy tung ra?!http://danlambaovn.blogspot.com/2011/05/phong-vien-tong-tien-doanh-nghiep-va.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét