Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Không thể xây dựng một nước Việt Nam dựa trên sự cẩu thả và tuỳ tiện trong áp dụng pháp luật của cơ quan chức năng Posted on 21/05/2011


Nguyễn Hữu Quý - Có thể rất nhiều người đồng ý với tôi rằng, người Việt Nam đương đại đang sống trên đất nước Việt Nam, hiện rất cẩu thả và tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng. Chính sự cẩu thả và tùy tiện này đã làm cho đất nước rối loạn. Là nguyên nhân để các “nhóm lợi ích” hình thành; rồi sau đó, chính các “nhóm lợi ích” này tác động trở lại hệ thống pháp luật làm cho tình hình càng thêm tồi tệ.
Và điều gì đến đã đến (mặc dù đã biết từ lâu nhưng không mấy ai nói ra); Báo Pháp luật TP HCM ngày hôm nay 20/5 đăng bàiTham nhũng đang len vào chính sách. Theo đó, các chuyên gia nhận định: Tham nhũng đang len lỏi trong những lĩnh vực hành chính công và trở thành vấn nạn lớn của xã hội.
Đúng vậy, một khi mà giới cầm quyền đã lũng đoạn, và tác động đến luật pháp quốc gia, thông qua việc ban hành pháp luật để bảo vệ mình, thì có thể nói, quốc gia không còn đúng nghĩa là quốc gia nữa rồi (?!).
Nói về sự “cẩu thả” và “tùy tiện”, xin được trích dẫn lại nội dung này trong hai bài viết, của hai con người nổi tiếng, được mọi người Việt Nam kính trọng; qua đó, rất đáng để người Việt hôm nay suy ngẫm.
Người đầu tiên, đó chính là GS Ngô Bảo Châu, trong bài Về sự sợ hãi, ở câu cuối cùng, GS Châu viết: Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
Người thứ hai, còn rất trẻ; hy vọng đây sẽ là đại diện cho một thế hệ tương lai để cứu nước Việt; nhằm thay cho thế hệ hôm nay, trong đó có tôi và bạn đọc; mà như chính anh đã nói “Cũng bởi chúng ta tham lam quá…”; vâng, thế hệ hôm nay là thế hệ… tham lam quá(?!); bởi nó đã mất gốc hoàn toàn.
Người đó là sinh viên Nguyễn Anh Tuấn; trong bài “Thư ngỏ của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn”, gửi cho Nhật báo Ba Sàm, trong đó, Nguyễn Anh Tuấn viết:
[…] theo tôi hiểu, việc nhà chức trách không khởi tố tôi đã thể hiện, hoặc là sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật của cơ quan chức năng hoặc là gián tiếp thừa nhận Điều 88 Bộ luật Hình sự đã trở nên không còn phù hợp  nữa với nền pháp quyền mà đất nước đang theo đuổi.
Cũng chính từ sự “cẩu thả” và “tùy tiện” của Pháp luật, mà hai hôm nay, người Việt Nam lại thấy có một thứ “luật pháp” rất xa lạ với một nền văn minh pháp trị, đó là “Quán triệt… trúng cử”, mà trang mạng Bauxite Việt Nam đã đăng tin.
Nhân nói về sinh viên Nguyễn Anh Tuấn, sau đây là một đoạn viết trên Nhật báo Ba Sàm ngày 20/5.
Xin đăng đoạn văn cảm động của một độc giả phản hồi bức Thư ngỏ của SV Nguyễn Anh Tuấn:
 “Tuấn ơi, cháu giúp chú nhiều đấy.
Té ra người trẻ lâu nay không như định kiến vơ cả nắm như chú: “clip sex, điên rồ, cởi truồng, nổi danh, rap, hot, phone, chat, ngôn từ, văn phạm chết cả “rùi”, cùng sự vong nô vật chất vô cùng tận”…
Nhưng chú vẫn băn khoăn: cháu như một cánh hoa xuyến chi giữa cánh đồng bạt ngàn cỏ dại. Chú cảm ơn cháu đã giúp tìm ra cháu, một niềm tin giữa bãi tha ma mà chú tưởng như không còn nghe được tiếng người.
Giúp chú, cháu nghe, chú bây giờ già rồi, chẳng còn sức lực, tựa được vào vai của cháu là chú đã cảm động rưng rưng…
Cám ơn cháu. Sau lưng cháu còn hình bóng của chú. Dẫu không làm được gì, tâm tưởng của chú vẫn không ngơi nghỉ dõi theo cháu thương yêu…”
Như vậy, sinh viên Nguyễn Anh Tuấn đang thức tỉnh rất nhiều thế hệ người Việt; qua đó để ta nhớ lại, dân tộc Việt Nam luôn có những con người khí phách, dũng cảm ở tuổi đôi mươi đã dám nghĩ khác và sẵn sàng xả thân, tìm lối đi riêng vì nước, vì dân một thời… như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn An Ninh…
Còn gì để nói, khi đất nước Việt Nam đã làm cho những thế hệ đi trước sống một cuộc đời, để rồi tự thấy mình: “… giữa bãi tha ma mà chú tưởng như không còn nghe được tiếng người” (?!).
Và rồi không còn nơi để nương tựa, và nay đã tìm được niềm tin nơi thế hệ trẻ: “Giúp chú, cháu nghe, chú bây giờ già rồi, chẳng còn sức lực, tựa được vào vai của cháu là chú đã cảm động rưng rưng…”.
Phải chăng, đó chính là hậu quả của sự cẩu thả và tuỳ tiện trong việc áp dụng pháp luật của cơ quan chức năng trong một thời gian quá dài, làm cho luật pháp bị méo mó, không còn là công lý để làm rường cột quốc gia?
Một đất nước mà Luật pháp xử thế nào cũng được, như câu nói của một chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã từng nói cách đây gần 10 năm; là một trong những nguyên nhân để luật pháp bị lợi dụng, làm suy yếu quốc gia và tiêu cực xã hội phát triển.
Bài học chưa xa về “Cách mạng cải cách ruộng đất” và “Nhân văn giai phẩm”… như muốn nhắc nhở người Việt hôm nay, rằng vì sự hèn nhát, nhắm mắt làm ngơ trước sự thật phủ phàng của một thời, đã đưa bao gia đình vào cảnh ly tán, oan khiên…; đưa đất nước đi trên con đường tăm tối…
Hôm nay, trước sự thật về chủ quyền biển đảo đang bị Trung Quốc gặm nhấm từng phần; giang sơn, bờ cõi đang bị thu hẹp lại…; hàng ngàn con tàu có thể chỉ vì “bão giá” mà phải nằm bờ, để rồi vô hình dung nhường biển Hoàng Sa và một phần Biển Đông cho người Trung Quốc và lâu dần nghiễm nhiên sẽ thành của họ…
Ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử?
20.5.2010

. Bookmark the permalink.

4 Responses to Không thể xây dựng một nước Việt Nam dựa trên sự cẩu thả và tuỳ tiện trong áp dụng pháp luật của cơ quan chức năng

  1. cs50tuoidang says:
    trach nhiem hoan toan o mguyen tat thanh va dang cong san ,ko the choi cai duoc
  2. nd says:
    Thuyết CS là không biên giới, người ta gọi là QTCS vậy thì những con người CS nó cần gì tổ quốc, khái niệm của họ là các nước có CNCS là "cộng sản chủ nghĩa" là vô tổ quốc, vô sản hóa hoàn toàn, Là thiên đường của giai cấp bần cùng nhất.
    Tóm lại là chúng hoàn toàn vô trách nhiệm, thực tế còn đang đói như chưa bao giờ chúng được ăn no nên chúng còn tranh thủ vục đầu để "ĐỚP".
    Tất cả đã có thế hệ sau.
  3. Nặc danh says:
    "Tiên trách kỷ hậu trách ngụy quyền" Ngụy quyền tham lam độc ác xấu xa cũng một phần lỗi ở người dân dung túng nó.
  4. Nặc danh says:
    ban phan tich rat hay.a hoi vietnam that khong giong ai,chi con biet tien, dao duc xuong cap tram trong, lanh dao ma o co tu trong , thu hoi con ai tu trong nua.

Leave a Replyhttp://danlambaovn.blogspot.com/2011/05/khong-xay-dung-mot-nuoc-viet-nam-dua.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét