Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Công nghệ biến khoai tây Trung Quốc thành khoai Đà Lạt


May 8, '11 7:40 AM
for everyone


08/05/2011 16:36:14
 “Không biết trước khi nhận về Việt Nam họ có dùng loại hóa chất gì để bảo quản hay không, nhưng khoai tây để 1 - 2 năm mà không bị nảy mầm hoặc hư hỏng thì đúng là một điều khó hiểu và đáng quan tâm”- Nguyễn Đình Dị, Chủ tịch Hội nông dân phường 8, TP Đà Lạt nói.
 Năm nay, khoai tây Đà lạt “giả” xuất hiện sớm
 
Gần đây khoai tây trong nước được giá, nhu cầu tiêu dùng của thị trường lại rất lớn nên nhiều tiểu thương ở Đà Lạt đã mua khoai tây từ các tỉnh phía Bắc được nhập từ Trung Quốc về Đà Lạt làm “giả” kiếm lời sớm hơn mọi năm hai tháng. (Thông thường những năm trước, khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt tràn vào thị trường Việt Nam chỉ bắt đầu từ khoảng tháng 6 đến tháng Giêng năm sau khi mùa thu hoạch khoai tây chính vụ của Đà Lạt đã kết thúc và lượng khoai tích trữ trong người dân cũng đã bán hết).
Mô tả ảnh.
Chuẩn bị đất đỏ để biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt
Thời gian này, tại Đà Lạt đang xuất hiện nhiều điểm chế biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt, tập trung nhiều nhất ở khu vực Trại Mát, phường 7 và phường 8.
"Công nghệ" trộn khoai Trung quốc với đất ướt Đà Lạt
 Một người có kính nghiệm trong nghề làm khoai tây “giả” tiết lộ, công nghệ biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt rất dễ.
 
Khi nhập khoai tây Trung Quốc về, công việc trước tiên là phân loại củ to, củ nhỏ cho giống như khoai tây Đà Lạt đang được bày bán trên thị trường. Việc tiếp theo sẽ lấy đất đỏ (loại đất thường dùng để trồng khoai tây Đà Lạt) phơi khô, đạp nhỏ trộn nước cho ướt rồi rắc lên khoai tây Trung Quốc để cho khoai bám đất. Chờ cho đất trên khoai tây đã khô, họ sẽ gỡ bỏ loại đất này khiến cho khoai tây Trung Quốc được bám một loại đất đỏ giống y như khoai tây được trồng tại Đà Lạt rồi đưa đi tiêu thụ.
 
Theo tìm hiểu, chỉ một lượng rất nhỏ khoai tây “giả” được tiêu thụ ngay tại thị trường Đà Lạt, đất sống trung thành của khoai tây Trung Quốc gắn mác khoai tây Đà Lạt vẫn là thị trường TP HCM và các tỉnh phía Nam.
 
 Khoai tây “giả” rất dễ nhận biết
 
Hiện giá khoai tây vàng Đà Lạt đươc các tiểu thương thu mua tại vườn là 11.000 đ/kg, khoai tây đỏ là 12.000 đ/kg, trong khi đó, khoai tây Trung Quốc khi nhập về Đà Lạt có giá chỉ khoảng 4.000 – 5.000 đ/kg (chưa phân loại).
 
Sự xuất hiện của khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới nông dân trồng khoai tây tại Đà Lạt.
Sau khi qua công nghệ chế biến, khoai tây Trung Quốc nghiễm nhiên được bán ngang hàng hoặc rẻ hơn không đáng kể so với khoai tây Đà Lạt.
Mô tả ảnh.
Thu hoạch khoai tây tại Đà Lạt
 Ông Nguyễn Đình Dị, Chủ tịch Hội nông dân phường 8, TP Đà Lạt cho biết, khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt rất dễ phân biệt. Thông thường, khoai tây Trung Quốc được bán quanh năm, trong khi đó chính vụ của khoai tây Đà Lạt chỉ từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm.
 Điều dễ nhận biết nhất là khoai tây Đà Lạt rất mỏng vỏ, chỉ cần cọ sát nhẹ trong lúc vận chuyển là vỏ bị tróc. Còn khoai tây Trung Quốc vỏ rất dày và dai, thậm chí dẫm lên những củ khoai này cũng không bị trầy xước vỏ nên củ trông rất đẹp.
Mô tả ảnh.
Khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt không những gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới người trông khoai tây Đà Lạt
Cũng theo ông Dị, khoai tây Đà Lạt du bảo quản có tốt tới đâu, thậm chí là dùng thuốc nhưng cũng chỉ để được từ 3 – 4 tháng là nảy mầm hoặc thối, trong khi đó khoai tây Trung Quốc có thể để tới 1 – 2 năm nhưng không bị nảy mầm và hư hỏng.
 “Không biết trước khi nhận về Việt Nam họ có dùng loại hóa chất gì để bảo quản hay không, nhưng khoai tây mà để được 1 - 2 năm mà không bị nảy mầm hoặc hư hỏng thì đúng là một điều khó hiểu và đáng quan tâm” - ông Dị nói.
Khắc Lịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét