Theo email yêu cầu của một số thân hữu , Tigon hôm nay mở thread mới về "CUỘC CHẠY ĐUA VÀO TOÀ BẠCH ỐC NĂM 2012 "

Title có thể bị thay đổi , đây mới chỉ là tạm , trong lúc chờ một tên đề hay hơn và ý nghĩa hơn .

Ưu tiên cho Tổng Thống đương nhiệm , chúng tôi bắt đầu với Tổng Thống Obama


TT Obama Tranh Cử Với Đề Tài Kinh Tế





TT Obama vào ngày 22 tháng Sáu năm 2011 tuyên bố rút 33,000 quân ra khỏi Afghanistan từ đấy cho tới mùa hè năm 2012.

Tuy Ông tuyên bố rút quân, nhưng người ta thấy không phải Ông chọn đề tài hoà hay chiến để tái tranh cử. Mà đề tài chánh Ông chọn để tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai của Ông là đề tài kinh tế.


Về cuộc chiến chống khủng bố, sau khi toán người nhái hạ sát được trùm khủng bố Bin Laden theo kế hoạch hành quân mà Ông đã cho phép, duyệt xét, theo dõi, Ông yên trí là không ai có thể coi Ông là vị tổng thống kiêm tư lịnh tối cao quân lực yếu ớt nữa.

Rút quân ở Afghanistan, Ông làm một công hai việc:

* Một mặt, giải quyết bài toán kinh tế, tài chánh quá khó khăn. Ngân sách quá khiếm hụt kỹ lục. Chú Sam nợ như chúa Chổm.

* Và mặt kia, phục vụ cho việc tái tranh cử của Ông trong tình hình Ông thất thế đối với lòng tin của dân chúng Mỹ.

Kinh tế Mỹ chưa phục hồi dù Ông đã xuất chi hàng ngàn tỷ để cứu nguy các định chế tài chánh khỏi phá sản kéo theo nền tài chánh Mỹ phá sản.

Ông cũng chi hàng ngàn tỷ đề kích cầu kinh tế hầu tạo việc làm mới cho các ngành sản xuất. Nhưng kinh tế chưa phục hồi như mong mỏi và tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn cao đáng ngại.


Bài toán kinh tế vì thế muốn hay không muốn sẽ là đề tài tranh cử của Ông. Ông không có kế hoạch, không tỏ thiện chí và tìm hướng giải quyết thì ứng cử viên đối thủ Cộng Hoà cũng sẽ tấn công Ông tơi tả như đã từng làm.

Tấn công khía cạnh kinh tế tài chánh qua các chương trình Ông đã đưa ra như cứu nguy tài chánh, luật Cải tổ y tế, dự thảo ngân sách suốt mấy năm chấp chánh trong hơn nửa nhiệm kỳ của Ông.

Thà tiên hạ thủ vi cường, Ông ra tay giải quyết vấn đề kinh tế trước, bằng cách giải quyết nó trước vẫn hay hơn.


Tình thế tranh cử khiến Ông chẳng đặng đừng trong việc rút quân dù tướng tư lịnh chiến trường David Petraeus không muốn Ông rút quân nhanh, có thời điểm rõ rệt như vậy.

Còn Ngoại trưởng Hillary Clinton và cựu bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates thì chấp nhận quyết định của tổng thống một cách miễn cưỡng.

Phân tích kỹ bài diễn văn rút quân của Ông, người ta thấy Ông chú ý nhiều đến số chiến phí và thời gian rút quân giai đoạn đầu từ đây đến mùa hè năm 2012 – là thời gian chiến dịch tranh cử của Ông.

Trong mười năm qua, Mỹ đã tốn 1,300 tỷ đô la cho chiến trường Iraq và Afghanistan. Chỉ trong năm 2011 tốn cho Afghanistan 120 tỷ, tức 1 tháng gần 10 tỷ. Nên Ông nói với quộc dân «Kể từ hôm nay, chúng ta phải đầu tư ưu tiên nhất cho dân ta (tức là người Mỹ)».


Ông chú ý đến chiến phí vì theo thăm dò của hãng Bloomberg News, thì 75% người được hỏi trả lời kinh tế Mỹ đang trên đà tuột dốc, đại đa số cho rằng cuộc sống của mình bây giờ, thời TT Obama, không bằng thời trước kia.

Ngày 20 tháng Sáu, trước 2 ngày TT Obama tuyên bố rút quân, cuộc hội thảo các thị trưởng toàn quốc công khai và long trọng tuyên cáo “tiền thuế của người Mỹ phải dùng để làm cầu ở Baltimore và Kansas City, chớ không phải ở Bagdad và Kandahar.

Tất cả các thị trưởng dự hội ra nghị quyết kêu gọi Mỹ ngưng can thiệp quân sự ở Afghanistan và Iraq.

Trong Nghị quyết này, các thị trưởng cũng đưa ra con số điển hình, các thành phố phải bãi bỏ 28,000 việc làm chỉ trong tháng Năm

. Cuộc hội thảo này là cuộc hội thảo đầu sau cuộc hội thảo trước đây 40 năm, lúc bấy giờ các thị trưởng họp lại lên tiếng về chính sách đối ngoại, kêu gọi chấm dứt Chiến Tranh ở VN.

TT Obama rút quân là lo cho thân phận của mình và số phiếu của mình vì chính Ông là người tăng quân ở Afghanistan và tăng chiến phí cho Afghanistan, nhanh như tên.

Thời TT Bush,năm 2003, Ông hạn chế chiến phí Afghanistan chỉ có 14.7 tỷ. Thời TT Obama, năm 2011 Ông tăng lên 118.6 tỷ. TT Obama tăng chiến phí vì Ông tăng quân đến mà Ông đối phó không phải do Ông tung ra nhưng Ông phải đối phó, đối phó kiên quyết, tăng quân, tăng chiến phí. Đó là cuộc chiến tranh lâu dài nhứt trong lịch sư chiến tranh Mỹ.

Chiến phí Ông vay muợn để đài thọ, chớ không thể tăng thuế, hay yêu cầu các đồng minh chia xẻ chiến phí như đã đóng góp quân với Mỹ.

Bài toán kinh tế vì thế là bài toán sanh tử trong cuộc tranh cử của Ông. Nhìn sự tốn kém và số nợ nần Ông gây ra trong hơn hai năm mấy làm tổng thống, ai thấy cũng lo.

Kế hoạch kích cầu kinh tế của Ông để tạo việc làm giảm thất nghiệp quá tốn kém mà không kết quả như ý muốn. Bảng lượng giá của Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Phủ Tổng Thống cho biết kế hoạch kích cầu của Ông tốn $278,000 để tạo ra một việc làm thêm.

Khi tranh luận xuất chi để kích cầu kinh tế tạo việc làm, tỷ lệ thất nghiệp theo Bộ Lao Động là 7.3%, trong thòi gian kích cầu tốn hàng trăm tỷ, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 9.1%.

Khi Ông vào làm tổng thống hồi năm 2008, Mỹ nợ $9.986 tỷ, bây giờ hơn hai năm Ông làm tổng thống, số nợ lên $14.467 tỷ.

Kinh tế phục hồi quá chậm chạp, công nợ chồng chất, và quốc hội Ông dã mất quyền đa số và ngày càng chống đối đường lối giải quyết chuyện nước việc dân của Ông.

Việc tái tranh cử của Ông không dễ dàng dù Ông là ứng cử viên tổng thống đương nhiệm dễ gây quỹ, nhiều ưu thế tranh cử hơn người mới ra và dù bây giờ Đảng Cộng Hòa chưa thấy ai có tầm cỡ đối phó với Ông.

Ông biết nhiều khó khăn đang chờ đợi Ông. Ông đã chuẩn bị trước, tuyên bố ứng cử sớm và dự chi 1 tỷ Đô là cho cuộc tranh cử, biến cuộc tái tranh cử năm 2012 của Ông là một cuộc tranh cử tốn kém nhứt trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ./.

( Vi Anh)
Nguồn :Chinhnghiaviet