Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

CHXHCNVN và tượng đài

  1.  
     

    Tượng đài Bác Hồ lớn nhất nước được đặt tại Tây Nguyên


    Sau khi hoàn thành, bức tượng đồng cao 10,8m và phù điêu đá rộng chừng 500 m2 thể hiện tình cảm của các dân tộc Tây Nguyên với Bác sẽ trở thành công trình lớn nhất nước, được đặt tại quảng trường Đại đoàn kết của thành phố Pleiku.

    Sáng 29/9, đoàn nghệ sĩ, già làng trưởng bản, cán bộ lão thành cách mạng tỉnh Gia Lai đã tới công trường thi công khuôn mẫu tượng đài "Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên" đặt tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để góp ý về việc thi công dự án.



    Dự kiến, công trình được hoàn thành vào dịp kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/5/2012).

    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/...ai-tay-nguyen/

    Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Gia Lai có tổng mức kinh phí được phê duyệt là 165 tỉ đồng, bao gồm tượng Bác Hồ cao 9 m và hơn 400 m2 phù điêu (đá), tổng diện tích bề mặt phần mỹ thuật là hơn 500 m2, mặt bằng kiến trúc cảnh quan khoảng 2 ha.

    http://vtc.vn/2-302023/xa-hoi/me-vie...30-ty-dong.htm

    Tuy nhiên khi xong xuôi thì giá thành luôn nhiêù hơn .
  2. #2
    Dac Trung is offline Thành Viên

    Join Date
    25-05-2011
    Posts
    553
    tượng đài chủ tịch HCM tại Cần Thơ




    http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/20...-Bac1909-1.jpg


    Tượng đài Bác Hồ , thành phố Vinh.




    http://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=3202



    27/09/2011

    - Mấy chục năm sau giải phóng, ở ĐBSCL mọc lên nhiều tượng đài hơn mấy trăm năm trước đó cộng lại. Có 3 loại chính: Tượng đài danh nhân, tượng đài ghi dấu sự kiện lịch sử và tượng đài mang tính biểu tượng địa phương.


    Văn hóa cho tương lai

    Có hai con số, hơn 70.000 và 16.470, do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa đưa ra. Đó là số các cô gái lấy chồng ngoại và số lao động ra nước ngoài làm việc, từ năm 2006 đến nay, ở Tây Nam Bộ, còn gọi là vùng ĐBSCL. Con số đầu gấp hơn bốn lần con số sau. Nguyên nhân có nhiều, trong đó nguyên nhân chính, trực tiếp, đã được chỉ rõ là kinh tế. Vì nghèo khổ, nhiều cô gái mong lấy chồng nước ngoài để có cuộc sống đầy đủ hơn. Một số cô còn nêu “chí hướng cứu nhà” bằng tuyên bố “liều thân, nếu bất hạnh thì chịu, nếu may mắn sẽ có tiền giúp đỡ cha mẹ”.

    Nhiều người muốn tìm nguyên nhân sâu xa hơn ở góc độ văn hóa. Thì đây, con số vẫn do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa đưa ra. Hiện ở ĐBSCL, số trẻ đi nhà trẻ đạt 5,7 phần trăm, đi mẫu giáo 59,8 phần trăm, học THPT đúng độ tuổi 43 phần trăm và lao động qua đào tạo nghề 7,3 phần trăm. Trường lớp và giáo viên đều thiếu, số đã có thì chất lượng thấp.

    Thực trạng này, có thể phần nào lý giải, điểm môn văn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua tại nhiều tỉnh ĐBSCL rất thấp. Trước đó nữa, dư luận từng xôn xao về điểm rất thấp của môn thi lịch sử.

    Kiến thức văn hóa, kiến thức lịch sử, của thế hệ trẻ không chỉ thu nhận ở nhà trường mà còn ở cuộc sống. Trong đó, các di tích lịch sử - văn hóa có vị trí rất quan trọng.

    Các địa phương ĐBSCL hiện nay rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa được công nhận. Tuy nhiên, hầu hết thuộc thời gian gần đây, liên quan hai cuộc chiến tranh giải phóng.

    Những di tích lớn nhất đều mới xây dựng, càng ở thời gian gần hơn nữa. Nhiều di tích khác đang tiếp tục được xây dựng, Bảo tàng Xứ ủy Nam kỳ ở Đồng Tháp dự kiến 114 tỷ đồng, khu lưu niệm Võ Văn Kiệt ở Vĩnh Long gần 100 tỷ đồng, một tượng đài ở Cà Mau mới khởi công trị giá 47 tỷ đồng... Để giáo dục văn hóa cho thế hệ tương lai, bên cạnh xây tượng đài, cần phải xây thêm trường học.Giáo dục không chỉ thông qua những tượng đài, lăng mộ hiện hữu để thêm hiểu, thêm yêu giống nòi, cội rễ, mà còn phải thông qua trường học một cách bài bản để vừa kịp vươn ra nắm lấy cơ hội của thời đại vừa chủ động đương đầu giải quyết những thách thức kiểu như cảnh nhiều phụ nữ vùng ĐBSCL xuất ngoại bất đắc dĩ như thống kê ở trên.

  3. #3
    Dac Trung is offline Thành Viên

    Join Date
    25-05-2011
    Posts
    553
    Xây tượng đài 11 cô gái sông Hương

    10 Tháng Sáu 2011

    UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giao các cơ quan chức năng khảo sát địa điểm, lập dự án và vận động đóng góp kinh phí để đầu tư xây dựng tượng đài 11 cô gái sông Hương tại TP Huế. Kế hoạch đề ra tượng đài hoàn thành vào dịp kỷ niệm 45 năm xuân Mậu Thân vào năm 2013.
    Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968, 11 cô gái sông Hương đã có những chiến công vang dội trong việc đẩy lùi quân địch tại Huế và được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Đến đầu năm 2009, 11 cô gái sông Hương đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



    Thứ hai, 16/5/2011


    Lay lắt phận nghèo trên phá Tam Giang

    Nhà đông con, thất học, trong khi cá tôm đang ngày một cạn kiệt, cái ước vọng thoát nghèo của cư dân ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (vùng đầm phá có lớn nhất Đông Nam Á) ngày một chông chênh, bế tắc.


    Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là vùng ngập nước, nơi ráp gianh giữa sông và biển, rộng đến 22 nghìn ha, kéo dài 24 km qua các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế. Những cư dân sống ven đầm phá này sống chủ yếu dựa vào nguồn thủy sản họ đánh bắt được trên phá.

    * Ảnh ngư dân mưu sinh trên phá Tam Giang

    Sáng sớm. Cả vùng đầm phá Tam Giang còn chìm trong màu đen kịt, chị Nguyễn Thị Ánh (35 tuổi, thôn Ngư Mỹ Thạnh, Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) lọ mọ đốt đèn, chuẩn bị đồ đạc đi giăng lưới. Bị cụt cánh tay phải nhưng chị Ánh khá thành thạo trong từng thao tác. Tay trái còn lại nhẹ nhàng rải lưới trôi theo con nước. Vụ tai nạn kinh hoàng cách đây gần chục năm đã cướp đi cánh tay của chị.



    Chị Ánh chỉ còn một cánh tay vẫn cần mẫn mưu sinh trên vùng nước giờ đã cạn kiệt thủy sản.


    Ngày đó, gia đình mới tằn tiện sắm được chiếc đò máy, hai vợ chồng làm nghề kéo cá. Vô tình chị để áo quấn vào máy, nghiến đứt cả cánh tay phải. Gần 2 năm điều trị, chị mới dám đi biển lại nhưng những con đò máy thì vẫn ám ảnh mãi.
    Hơn một giờ lặn lội thả lưới, vớt nò sáo, kết quả thu được chẳng là bao: vài đụm tôm lèo tèo. “Hèng (ít) lắm chú ơi. Đánh bắt đâu còn dễ dàng như trước đây nữa. Cả nhà mỗi ngày cật lực theo đầm phá cũng chỉ được vài chục bạc. Cứ như ni đói dài dài là cái chắc”, giọng chị Ánh chậm buồn.
    Nguồn thủy sản trên phá Tam Giang ngày càng cạn kiệt, nhiều người quay quắt vì đói. Chính vì thế, dù đã bao năm gắn bó trên con nước, không ít người chịu không nổi đã quyết định khăn gói vào Nam lập nghiệp.
    Tại các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc, nơi nhiều ngư dân sống dựa vào phá Tam Giang, chuyện thanh thiếu niên rời làng đi làm ăn xa chẳng còn xa lạ.

    Riêng ở huyện Quảng Điền, theo phòng Lao động thương binh và xã hội huyện, những năm gần đây làn sóng ly hương ngày một nhiều. Trung bình mỗi năm có đến 5.000 - 6.000 lao động bỏ đến các thành phố lớn, chủ yếu là thanh niên.
    Theo thống kê của UBND huyện Quảng Điền, bình quân số hộ nghèo toàn huyện chưa tới 12% nhưng tất cả các xã ven đầm phá Tam Giang đều có tỷ lệ hộ nghèo vượt trung bình trung của huyện. Đặc biệt, tại xã Quảng An có đến gần 19% số hộ nghèo, Quảng Công có đến hơn 16%, các xã Quảng Lợi, Quảng Ngạn... tỷ lệ hộ nghèo đều chiếm trên 15%.
    Đáng lo ngại nhất có lẽ là cuộc sống của hàng chục hộ dân nhà chồ còn sót lại trong các đợt “sơ tán” vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trước mùa mưa bão. Nhà chồ là những căn lán rộng chừng 5 - 7m 2 được những cư dân ven phá dựng tạm để sinh sống. Những ngôi nhà chồ còn lại hiện nay được xây dựng khá kiên cố với cột xi măng, mái tôn nhưng trước những cơn cuồng phong mùa nước lũ của phá Tam Giang, chẳng mấy chốc đã xiêu vẹo.



    Những căn nhà chồ mỏng manh trước phá lớn.

    Cơn bão năm Ất Sửu (1985) vẫn còn là nỗi kinh hoàng với người dân vùng sông nước. Cả vùng đầm phá khi ấy là một màu tang tóc với hàng trăm xác người chết dạt vào ven phá, chủ yếu là dân thủy diện, nhà chồ. Sau cơn bão, nhà chồ như một nỗi ám ảnh, ai ai cũng muốn lên bờ.
    Ngày nào cũng thế, ông Hoàng Công Anh (56 tuổi, thôn 8, xã Điền Hải) cùng những cư dân trong xã lại thả lừ, vớt nò sáo ngay trên vùng đầm phá. Căn nhà chồ với gần chục nhân khẩu của ông sau nhiều lần xê dịch giờ vẫn nằm ngay phía chân sóng Tam Giang.
    “Sợ chứ. Mùa mưa bão nào cả gia đình tôi cũng phải chuẩn bị sẵn đồ đạc cần thiết rồi di tản vào ở nhà người quen trong đất liền”, ông kể. Ngay như mùa mưa lũ năm ngoái, nước phá dâng lên đến cả nền sàn, làm hư hại nhiều đồ đạc cần thiết.
    "Làm cả năm cho đầm phá nó phá thôi. Cái nghèo đeo bám miết, muốn nên bờ mà không thể lên được”, ông đúc kết.
    Đầu năm 2009, ngành chức năng huyện đến kiểm kê đo đạc để tính phương an di dời nhưng đến nay họ vẫn chưa được “sơ tán”, phải sống ngay phía đầu con sóng, nguy hại treo lơ lửng từng ngày.
    Nhiều hộ dân may mắn được lên bờ nhờ chính sách tái định cư cũng đang ngắc ngoải với cuộc mưa sinh, vì lên bờ rồi cũng không biết làm gì để có thu nhập. Chỉ tính riêng tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, trong hơn 300 hộ dân sống nhờ đầm phá được bố trí tái định cư ở hai thôn Thủy Diện, Lê Bình từ 25 năm trước, đến nay số hộ nghèo của hai thôn này vẫn cao hơn trung bình của cả xã, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.


    Trẻ con theo cha mẹ sống trên mặt nước lênh đênh, chuyện học hành, vui chơi gần như xa xỉ.
    .

    Cái nghèo bủa vây, con chữ với những đứa trẻ nơi đầm phá cũng chòng chành.

    Giữa mênh mông nước, em Trần Huỳnh (15 tuổi, thôn Ngư Mỹ Thạnh, Quảng Lợi) lọt thỏm trên chiếc thuyền tre, gắng gỏi theo từng đường chèo thả lưới. Huỳnh bỏ học từ cuối những năm lớp 9. Đứa em trai lớp 6 cũng vừa phải nghỉ học giữa chừng.
    “Trường thông báo đầu năm phải đóng tổng cộng đến gần triệu bạc. Tui chẳng đào đâu ra nên kêu chúng nó nghỉ”, ông Trần Đường (40 tuổi), bố của Huỳnh bộc bạch. Cả đời theo con nước, ông Đường và vợ đến nay đều thất học, mù chữ.
    Theo ông Trần Văn Minh, trưởng thôn Ngư Mỹ Thạnh: làng có 145 hộ khai thác thủy sản trên đầm phá thì có đến 20% người mù chữ. Cứ tính từ độ tuổi 30 trở lên, số người biết chữ trong làng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chuyện con cái bỏ học diễn ra thường xuyên.
    "Hết cấp hai có hơn 60 em nhưng lên cấp 3 thì chỉ còn hơn 10 em. Đại học càng hiếm hơn. Từ trước đến nay, làng mới chỉ có 6 con em theo học đại học... Chung quy cũng tại đói nghèo cả".
    Tại thôn Phước Lập (xã Quảng Phước, Quảng Điền), ông Hà Văn Dân, trưởng thôn tự hào khoe chuyện con em trong làng thi đại học hầu hết đều đỗ cả. Nhưng nhẩm tính ra số các em học đại học mới chỉ chưa đầy 10 em. Cả thôn vẫn còn trên dưới 40% người mù chữ, thất học.
    Thất học đang là hệ lụy buồn của những cư dân ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Ông Nguyễn Xuân Công, Chủ tịch UBND xã Điền Hải (huyện Phong Điền) cho hay: xã vận động, khuyến khích bà con cho con em đi học cùng nhiều hình thức khuyến học, phát thưởng nhưng đến nay chuyện con em bỏ học giữa chừng vẫn diễn ra. Tỷ lệ mù chữ còn cao. Đói nghèo, đói chữ, thất học rồi đến sinh đẻ nhiều, cuộc sống khó khăn... là cái vòng luẩn quẩn tại nhiều vùng ven đầm phá này.

    http://www.tin247.com/lay_lat_phan_n...-21764807.html

    Cư dân nghèo mưu sinh trên phá Tam Giang

    Những căn nhà chồ phơi mình trước gió bão là chốn dung thân của nhiều hộ nghèo trên phá.
    Ông Hồ Công Anh trong căn nhà chồ của mình. Nỗi sợ sóng gió mỗi khi mùa lũ đến luôn thường trực, nhưng ông vẫn chưa thể lên cạn vì không biết đi đâu.



    Những đứa trẻ sớm phải theo cha mẹ đi biển với bao nguy hiểm rình rập.



    Nhiều trẻ em ở vùng đầm phá này sớm phải nghỉ học để theo cha mẹ mưu sinh, tương lai của các em đang gửi theo con nước bấp bênh.


    * Nhọc nhằn cuộc sống mưu sinh

    * Những người làm việc 'dưới âm phủ'

    * Nghề “đi đất”

    * Nguy hiểm rình rập đời phu đá

    * Cuộc sống của những người 'du cư trong thành phố'

    * Xóm ve chai đêm lay lắt trong bão giá


    http://tintuc.timnhanh.com/xa-hoi/20...-Tam-Giang.htm

  4. #4
    longquan is offline Thành Viên

    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    173
    Nhìn tượng Ba...ác thấy không giống HCM.
    Vầng trán được "nâng cấp" quá cao. Cặp mắt sếch giống "Hàn Tín".
    Nhìn chung thấy Ba...ác giống vai Khổng Minh Gia Cát Lượng trong vở "Châu Do hộc máu" trên sân khấu Bầu Thắng thuở xưa.

    Bạn Cu Cường có ảnh Ba...ác trong vở tuồng "Ai yêu Ba...ác HCM hơn các em nhi đồng" không? Xin đăng lên để so sánh sẽ thấy khác biệt ngay.

  5. #5
    TuDochoVietNam is offline Điều Hành Viên

    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    286
    Sau khi xây xong tượng đài 11 cô gái so6ng Hương, chắc sẽ xây tiếp tượng đài của Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường để ghi ơn những "nhà giải phóng" gần 5000 dân lành Huế đô.
    Nhìn kỹ tượng "Ba...ác", thấy bàn tay sao to thế?
    Chắc là để chôm chĩa cho nhiều và ấp cho trọn hai bầu của nàng Xuân.

  6. #6
    NguoiYeuNuoc2011 is offline Thành Viên

    Join Date
    16-08-2011
    Posts
    18
    vc xây tượng hcm cho lớn sẽ có ngày dân vùng lên thòng cổ hcm giựt sập đổ xuống nghe càng lớn hơn!!!

  7. #7
    Ba Xạo is offline Thành Viên

    Join Date
    25-09-2011
    Posts
    13
    Tụi nó photoshop Ba..ác dữ quá. Nhìn không còn giống Tàu phúc kiến nữa.

  8. #8
    Nhân Dân Tự Vệ is offline Thành Viên

    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    552

      Tượng HCM tại VN không nhiều bằng tượng Lênin tại Liên Sô .
     

    Tượng HCM tại VN không nhiều bằng tượng Lênin tại Liên Sô và các nước Đông âu cũ.
    Hãy coi các tượng Lênin tại các quốc gia CS đó đã được chính nhân dân họ ứng xử như thế nào .








  9. #9
    Nhân Dân Tự Vệ is offline Thành Viên

    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    552

      Hình hài của bác sau một thời gian .
     

    Cứ coi tượng Lênin tại Liên Sô cũ là đoán ngay tượng đài "bác" trong tương lai sẽ như thế nào .


    The deserted, shabby and flaky monument to Lenin which has not been taken care of after collapse of the communist regime in the Soviet Union.

  10. #10
    thangtuden is offline Thành Viên

    Join Date
    04-09-2011
    Posts
    9

      Dracula thời đại
     

    Hồ chí Minh là một Dracula thời đại,nó được sinh ra để làm dân tộc khổ,làm cho dân tộc yếu hèn,nhu nhược,Thằng này phải được hạ bệ như Lenin,phải đái lên đầu nó,phải lấy quần đàn bà đẻ đánh vào mặt nó,và báo cho toàn dân biết nó là thằng bán nước

Thread Information

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)
     

Similar Threads

  1. Kinh tế CHXHCNVN
    By Dac Trung in forum Kinh tế - Thị trường
    Replies: 24
    Last Post: 02-10-2011, 06:01 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 31-08-2011, 12:29 AM
  3. Trung Quốc, tàu cao tốc và CHXHCNVN
    By Dac Trung in forum Tin thế giới
    Replies: 1
    Last Post: 30-07-2011, 03:33 AM
  4. CHXHCNVN: chất lượng người
    By theviewingplatform in forum Tin cộng đồng
    Replies: 9
    Last Post: 03-06-2011, 02:19 AM
  5. QUỐC HỘI chxhcnvn : THÀ ĐỪNG SINH RA
    By hatka in forum Phiếm luận - Hí họa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét