Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
- 24/07/2011 lúc 22:32 | #2
NGUYEN TAN DUNG :
Chào bạn NTD,
CS LÀ KHÔNG THỂ KHOAN DUNG VỚI NÓ ĐƯỢC ANH CHÂU ƠI! TÔI THẬT SỰ THẤT VỌNG VỀ ĐIỀU NÀY.
Chúng ta nên hành xử nghiêm nhưng công bình, cho họ một cơ hội.
Cái thắng lợi lớn nhất là tự chúng ta bây giờ nhìn thấy một vũ khí lợi hại để đối trọng với bọn công an giang hồ, côn đồ, giang hồ này.
Người công an hành xử đúng luật chúng ta vẫn tôn trọng họ. Cuộc chơi phải công bình.
Sắp tới tôi còn nhiều chiêu về chuyện bọn này khủng bố vợ chồng con cái, sở làm, nhà băng của những nhà đấu tranh nữa. Hãy yên tâm, để đó Đảng (của CXN) lo…he!! he!!
Thân ái,
Chau Xuan Nguyen
TPHCM: Hàng loạt cây xanh bật gốc, đổ ầm ầm xuống đường
Chùm ảnh: Sóng cao hàng chục mét tại Hải Phòng
31/07/2011 06:41:26
Thành phố Hải Phòng không phải là tâm bão, nhưng thiệt hại lại rất lớn. Tại Đồ Sơn, sóng mạnh cao hàng chục mét đã phá vỡ hơn 600 m bờ kè khu vực du lịch quốc tế Hòn Dấu.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Tại huyện đảo Cát Hải, triều cường kết hợp sóng lớn tràn qua đê gây ngập lụt 1/3 thị trấn Cát Hải. Toàn bộ tuyến đê Bến Gót - Gia Lộc dài 3 km bị sạt lở nghiêm trọng. Hàng trăm người dân ở khu vực đê xung yếu thuộc khu Hải Lộc, Kiến Lộc về nơi an toàn.
Tại Đồ Sơn, sóng mạnh cao hàng chục mét đã phá vỡ hơn 600 m bờ kè khu vực du lịch quốc tế Hòn Dấu. Nước biển tràn vào trung tâm thị xã gây ngập sâu. Phương tiện giao thông tê liệt do nước dâng cao xấp xỉ nửa mét. Văn phòng 2 của UBND huyện Cát Hải cũa bị nước biển tràn vào.
Một số hình ảnh sóng cao hàng chục mét tại Hải Phòng:
Bão đe dọa khu du lịch Đồ Sơn. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Bão số 3 tấn công bờ biển Đồ Sơn - Hải Phòng. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Người dân Đồ Sơn chờ bão đến. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Nhanh chóng đi tránh bão nhưng gặp lụt. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Nhiều người dân đi lại khu vực bờ biển khi bão dâng lên. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Ô tô đi tránh bão. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Do ảnh hưởng của bão Nock-ten, tại khu vực bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng) trưa và chiều nay có mưa, gió mạnh và sóng biển dữ dội. Ảnh: VnExpress |
Một người đàn ông tìm cách tiếp cận gần để quan sát phải ôm đầu né tránh. Ảnh: VnExpress |
Chiếc ôtô loay hoay tìm lối ra từ phía trong. Ảnh: VnExpress |
Một số du khách đi nghỉ mát hứng thú chụp ảnh. Ảnh: VnExpress |
Xe cứu hộ đê biển lên đường. Ảnh: Tuổi Trẻhttp://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/bee.net.vn/Chum-anh-Song-cao-hang-chuc-met-tai-Hai-Phong/6723777.epi |
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
Tang thương ở xã Tân Dân sau vụ cháy kinh hoàng
30/07/2011 17:49:56
Một ngày sau khi vụ cháy xưởng giày da, phóng viên trở lại xã Tân Dân trong khi trời mưa tầm tã. Đâu đâu cũng nghe tiếng kèn đàm ma, những vành tang trắng tất tả ngoài đường.
Tính đến trưa nay 30/7, có 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ cháy xưởng giày da tại thôn Đại Hoàng 3, xã Tân Dân, An Lão, Hải Phòng.
Những hình ảnh đẫm nước mặt tại Tân Dân:
Tính đến trưa nay 30/7, có 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ cháy xưởng giày da tại thôn Đại Hoàng 3, xã Tân Dân, An Lão, Hải Phòng.
Những hình ảnh đẫm nước mặt tại Tân Dân:
Xưởng không có lối thoát hiểm phía sau nên nạn nhân bị thiêu cháy |
Đống bát đĩa cháy đen thui |
Ông Bùi Văn Biên bên bàn thờ 2 đứa con chết trong vụ hỏa hoạn |
Bà Vũ Thị Dinh, vợ ông Biên vật vã khóc bên quan tài đứa con trai là Bùi Xuân Anh, SN 1993, vừa thi đại học được 17 điểm |
Đám tang chị Nguyễn Thị Tuyến, SN 1988, chị Tuyến mất trong buổi đi làm đầu tiên tại xưởng, chị đang có con trai đầu lòng 7 tháng tuổi |
Người khóc, trời mưa trong đám tang chị Tuyến |
Danh sách những người thiệt mạng và bị thương do UBND huyện An Lão công bố: Danh sách những nạn nhân thiệt mạng: 1. Lê Thị Hồng, sinh năm 1962 ở thôn Đại Hoàng II. 2. Bùi Thị Huyền, 1993, ở thôn Đại Hoàng III 3. Nguyễn Tiến Đạt, 1993, ở thôn Đại Hoàng IV 4. Bùi Thị Yến, 1989, ở thôn Đại Hoàng IV 5. Bùi Xuân Anh, 1993, ở thôn Đại Hoàng IV 6. Nguyễn Thị Tuyến, 1988, ở thôn Lai Thị 7. Vũ Phương Linh, 1995, ở thôn Việt Khê 8. Phạm Thị Nhật, 1979, ở thôn Việt Khê 9. Nguyễn Thị Hà, 1983, ở thôn Đại Hoàng I 10.Vũ Thị Huệ, 1991, ở thôn Đại Hoàng I 11. Nguyễn Thị Ngàn, 1986, ở thôn Lai Thượng 12.Vương Văn Nhật, 1993, ở thôn Lai Hạ 13. Nguyễn Thị Nga, 1982, ở thôn Áng Sơn Danh sách các nạn nhân bị thương: 1. Đoàn Thị Sen địa chỉ ở Việt Khê - xã Tân Dân 2. Vũ Thị Thảo ở Việt Khê - xã Tân Dân 3. Vũ Hải Quỳnh ở Đại Hoàng - xã Tân Dân 4. Bùi Thị Hương Hoài ở Đại Hoàng - xã Tân Dân 5. Hoàng Thị Huyền ở Tứ Trung, Thái Sơn 6. Bùi Thị Duyên ở Đại Hoàng - xã Tân Dân 7. Nguyễn Thị Loan ở Vị Xuyên, Tân Dân 8. Vũ Thị Bích Phương ở Kinh Xuyên, Tân Dân 9. Vũ Thị Chín ở Xuân Sơn, xã An Thắng 10. Bùi Thị Hoàn ở xã Thái Sơn 11. Đào Thị Liễu ở Tân Dân 12. Vũ Thị Hồng ở Đại Hoàng - xã Tân Dân 13. Cao Thị Hường ở Đại Hà, Kiến Thụy 14. Phạm Thị Hồng Phượng ở Đại Hoàng - xã Tân Dân 15. Vũ Thị Bình ở Đại Hoàng - xã Tân Dân (Các nạn nhân số thứ tự từ 1 đến 15 nằm điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp) 16. Bùi Thị Hòa ỏ Đại Hoàng - xã Tân Dân 17. Hoàng Thị Kim Thu ở Lai Hạ, Tân Dân 18. Đào Thị Cẩm Vân ỏ Đại Hoàng - xã Tân Dân 19. Lê Thị Oanh ở Đại Hoàng - xã Tân Dân 20. Bùi Thị Xoan ở Việt Khê - xã Tân Dân ỏ 21. Đỗ Thị Ngọc Hà ở Lai Thị 22. Đoàn Bích Phượng ở Đại Hoàng - xã Tân Dân 23. Vũ Thị Nga ở Đại Hoàng - xã Tân Dân 24. Dương Đức Mạnh ở Đại Hoàng - xã Tân Dân 25. Lương Thị Nguyên ở Tân Dân (Các nạn nhân số thứ tự từ 16 đến 24 nằm điều trị tại bệnh viện Kiến An, bệnh nhân thứ 25 điều trị tại bệnh viện An Lão) |
(Theo Thanh niên)
TIN LIÊN QUAN |
---|
TP.HCM: Cây đổ hàng loạt vì gió lốc ( vạn sự nhờ có tài trí của những con giòi xhcn )
(TNO) Cơn mưa to kèm gió lốc tại TP.HCM vào chiều nay, 30.7, đã làm nhiều cây xanh ngã đổ trong khi các con đường ở khắp thành phố vương vãi những nhánh cây gãy rớt.
Cây điệp bật gốc, ngã xuống đường trên đường Phạm Ngũ Lão đè trúng xe máy - Ảnh: Trí Quang |
Cũng theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, gió lốc mạnh cũng làm một số nhánh của các cây xanh trên đường Cống Quỳnh rớt xuống.
Một nhánh cây rớt xuống trên đường Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Trí Quang Một cây điệp hơn 20 năm tuổi bị trốc gốc trên đường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Trí Quang |
Chiếc taxi bị các nhánh cây rớt trúng nhưng may mắn không có ai bị thương - Ảnh: Trí Quang
Hiện tại lực lượng cứu hộ thuộc Phòng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở cảnh sát PCCC TP đã đến hiện trường để cưa cây cắt cành, dọn dẹp hiện trường. Cũng tại địa điểm trên, có 3 xe máy bị cây đè.Tại đường Đồng Khởi đoạn từ nhà thờ Đức Bà đến khách sạn Continental có 3 cây to ngã ra đường gây cản trở giao thông.
* Tiếp tục cập nhật...
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Ôtô gây tai nạn chết người rồi bỏ chạy?
29/07/2011 21:47:26
- Tối ngày 29/7, cơ quan CSĐT và Viện kiểm sát nhân dân Q.Thủ Đức (TPHCM) đã có mặt tại hiện trường để khám nghiệm điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của anh Lê Văn Đông (35 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TPHCM).
Trước đó lúc 18h30 cùng ngày, khi đang lên cầu vượt Bình Phước, thuộc P.Hiệp Bình Phước, Thủ Đức TPHCM (theo hướng cầu Sóng Thần về An Sương) hai người dân phát hiện anh Đông nằm bất động trên đường cạnh chiếc xe máy biển số 54S5-1018 dưới cơn mưa tầm tả. Lúc này nhiều người dừng xe lại cùng nhau kiểm tra thì phát hiện nạn nhân đã tắt thở.
Hiện trường vụ tai nạn |
Tuy nhiên anh Đông vẫn được đưa vào bệnh viện Q.Thủ Đức cấp cứu.
Tại đây các bác sỹ xác nhận nạn nhân đã tử vong. Nguyên nhân có thể do bị ôtô gây ra nên làm dập nát lòng ngực và đa chấn thương.
Hiện cơ quan chức năng đang thu nhập dấu vết để truy tìm phương tiện liên quan gây tai nạn rồi bỏ chạy.
Vũ Sơn
Chùm ảnh tang lễ ông Nguyễn Cao Kỳ
29/07/2011 15:35:20
- Hôm nay (29/7), lễ tang ông Nguyễn Cao Kỳ đã diễn ra ở Kuala Lumpur, Malaysia.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Người thân và bạn bè của ông từ Mỹ và Việt Nam đã sang Malaysia để dự tang lễ sau khi ông qua đời ở tuổi 81 vào hôm 23/7 do những biến chứng liên quan đến nhiễm trùng phổi đột ngột.
Được biết ông đã ở Kuala Lumpur 2 tuần để thiết lập một quỹ học bổng cho thanh thiếu niên đang học tập ở Mỹ.
Bà Lê Hoàng Kim Nicole (thứ 2 từ phải sang) – vợ ông Nguyễn Cao Kỳ - khóc thương chồng khi nhìn ông lần cuối |
Gần 50 thành viên gia đình và bạn bè đã tham dự tang lễ. |
Các cháu gái của ông Nguyễn Cao Kỳ an ủi bà Kim |
Ngô Nguyễn (Tổng hợp)
.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu | ||
http://bee.net.vn/channel/1987/201107/Chum-anh-tang-le-ong-Nguyen-Cao-Ky-1806941/ |
Xe khách rơi xuống vực tại đèo Cả, tám người bị thương
(PLO)- Ngày 29-7-2011, các nạn nhân trong vụ xe khách rơi xuống vực ở đèo Cả trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) vẫn đang cấp cứu tại các bệnh viện. Các lực lượng chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, trục vớt chiếc xe, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Trước đó, lúc 19 giờ 30 phút ngày 28-7, chiếc xe khách loại 45 chỗ ngồi biển số 77K-7261 do tài xế Trang Văn Vườn (sinh năm 1976, ngụ xã An Hòa, huyện An Lão, Bình Định) điều khiển, chở 12 người từ TP.HCM đi Bình Định, khi đang lên đèo Cả thì bị gãy láp, xe phải dừng gấp bên phía trái đường. Chiếc xe khách bị húc rơi xuống vực sâu hơn 20 m, nằm sát mép biển. Ảnh: TẤN LỘC
Sau khi năm người nhà xe vừa bước xuống, còn lại tám hành khách trên xe, bất ngờ chiếc xe khách loại 45 chỗ ngồi 72M- 9106 do tài xế Phan Văn Trân (sinh năm 1972, ngụ xã Diên Trường, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) chạy ngược chiều đã tông thẳng vào chiếc xe khách đang dừng. Chiếc xe khách 77K-7261 bị húc chạy lùi hơn 10m rồi rơi xuống vực sâu hơn 20m, nằm sát đường sắt và mép biển. Tám hành khách trên xe khách 77K-7261 đều bị thương, trong đó có hai người bị thương nặng là ông Trần Văn Hiến (40 tuổi, ngụ xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa), bà Lê Thị Kim Liên (37 tuổi, ngụ xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa), hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên.
Bà Lê Thị Kim Liên kể lại: sau khi xe bị gãy láp, tám hành khách trên xe chưa kịp bước xuống thì bị chiếc khách 72M- 9106 chạy với tốc độ cao tông thẳng vào khiến tất cả bị rơi xuống vực sâu sau khi chiếc xe lộn nhiều vòng. Những người bị thương tự bò lên đường, sau đó được những người đi đường đưa đi cấp cứu. Trong số những người bị thương có cháu bé hai tuổi con của bà Liên.
Vụ tai nạn trên đã gây ách tắc giao thông trên quốc lộ 1A đoạn qua đèo Cả hơn hai tiếng đồng hồ. http://phapluattp.vn/20110729113141985p1015c1074/xe-khach-roi-xuong-vuc-tai-deo-ca-tam-nguoi-bi-thuong.htm
SƯ ÐOÀN NHẢY DÙ VIỆT NAM và CUỘC HÀNH QUÂN LAM SƠN 719
Trung Tướng (hồi hưu) James B. Vaught, Cố Vấn Trưởng Sư Ðoàn Nhảy Dù VNCH
Ghi chú: Trước đây đã có nhiều nguời viết về cuộc hành quân Lam Sơn 719 tấn công vào các mật khu của Cộng sản Bắc Việt đặt trên đất Hạ Lào do QLVNCH hoạch định và thi hành với các đại đơn vị thuộc QĐI, được tăng cuờng bằng 2 SĐ Tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC. Những bài viết ấy, phần vì quá sơ luợc, phần vì thiếu nhiều chi tiết chính xác từ những cấp chỉ huy, thế nên gần 30 năm qua cuộc hành quân Lam Sơn 719 vẫn còn là một đề tài gây nhiều chú ý và tranh cãi. Trung tuớng Hoa Kỳ hồi hưu James B. Vaught, lúc ấy tham dự cuộc hành quân LS 719 trong cương vị Cố vấn truởng SĐ ND. Sau khi rời VN, Tuớng Vaught về phục vụ tại Bộ Tư Lệnh HQ Đặc biệt Hoa Kỳ (gồm các Lực lượng phản ứng chớp nhoáng như LLĐB, Delta, Thám Sát, Nguời Nhái-Navy Seal). Ông từng chỉ huy cuộc đột kích Operation Eagle Claws, giải cứu con tin Mỹ bị Iran cầm tù năm 1978 – tuy bị bỏ dở nửa chừng – và các chức vụ liên quan đến hoạt động chiến tranh đặc biệt ngoài quy uớc tại nhiều mặt trận khác như Bosnia, Kosovo và Iraq… Xin giới thiệu bài viết ngắn sau đây của tuớng Vaught để biết cái nhìn “chính xác” của 1 sĩ quan cao cấp Mỹ về khả năng, tinh thần chiến đấu của SĐ Nhảy Dù, nói riêng và QLVNCH, nói chung lúc đó.
(Đại Tá James B. Vaught gắn huy chuơng cho quân nhân Nhảy Dù VN sau hành quân Lam Sơn 719)
“Mục đích của cuộc hành quân Lam Sơn 719 là cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh nằm trên đất Lào, về phía Tây Nam căn cứ Khe Sanh, gần đoạn giao lộ với QL 9 cũng như nhằm phá hủy, tịch thu các kho tiếp liệu quan trọng của địch đặt trong khu vực này. Các đơn vị tham dự cuộc hành quân này gồm SĐ 1BB, SĐ TQLC và SĐ ND. Trong những ngày đầu của cuộc hành quân, các chiến binh Mũ Đỏ được 1 Lữ đoàn Kỵ binh tăng phái đã nhanh chóng tiến vào đất Lào lập các căn cứ hỏa lực để yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến khi họ băng về phiá Tây với nhiệm vụ cắt đứt con đường mòn HCM”.
Tôi là Cố Vấn Trưởng của Sư đoàn Nhảy Dù Việt-nam Cộng Hoà (trưởng toán CV 162). Toán của chúng tôi có thể nói là 1 toán CV danh tiếng (xem lại danh sách những cựu CV trong toán 162 là thấy ngay nhiều người sau này lên Tướng. Chẳng hạn như Tướng Lindsay (chú thích: ĐT James J. Lindsay, nguyên Tư Lệnh Bộ TL HQ/ĐB Hoa Kỳ), Tướng Sandy Meloy (nguyên TL/SĐ82ND) hay Tướng Leroy Suddath (nguyên Tư lệnh LLĐB) và còn nhiều, nhiều người nữa … (Hình như tôi là CVT/SĐ duy nhất lên Tướng), trong khi có rất nhiều vị khác từng là Cố vấn cấp Tiểu đoàn hay Lữ đoàn NDVN sau này cũng trở thành các vị sĩ quan chỉ huy cao cấp của Quân lực Hoa Kỳ. Toán CV 162 là 1 đơn vị ngoại hạng.
Quay lại với chuyện HQ/ Lam Sơn 719, lúc đó chiến dịch đang tiến hành và đây là cuộc hành quân quy mô đầu tiên tôi can dự. Sau cuộc họp với các CV khác, tôi bắt đầu bàn định kế hoạch để đưa SĐ Nhảy Dù trở lại với tính năng hành quân tác chiến chuyên nghiệp vì lúc ấy SĐ Dù bị chôn chân nằm yên tại các căn cứ hoả lực, không có chút di động nào! Vì vậy tôi lên gặp vị Tư lệnh Sư Đoàn và tha thiết đề nghị là phải có một khái niệm chiến thuật để điều động con cái ra khỏi những căn cứ hoả lực đó. Sau một chút suy nghĩ, ông gật đầu chấp thuận và thế là chúng tôi bắt tay vào việc ngay. Ngay sau khi tôi nhậm chức Cố Vấn Trưởng, trong suốt thời gian còn lại của cuộc hành quân Lam Sơn 719, SĐ Dù không bị mất một khí tài quan trọng nào, đơn vị thực sự vào cuộc chiến đấu và đã chiến đấu vô cùng anh dũng
Trong vòng 8 tới 10 ngày sau đó, SĐ Dù bắt đầu cuộc triệt thoái có quy củ khỏi đất Lào rất thành công. Một trong những quyết định chúng tôi buộc phải làm lúc đó để có thể thay thế cho 1 Chiến đoàn hỗn hợp BB-TG đang bị Cộng quân bao vây là cho B-52 ném bom rải thảm ở khoảng cách tuyến quân bạn chỉ chừng từ 400 đến 500 mét! Dĩ nhiên là 1 cuộc ném bom ở độ gần như vậy chỉ có thể tiến hành nếu được sự chấp thuận của vị Tư lệnh SĐ Nhảy Dù! Và đó là 1 trong những thách thức đầu tiên tôi phải đối diện: làm sao thuyết phục được ông chấp nhận mối hiểm nguy như vậy cho con cái ông để đồng ý cho ném bom ở độ gần chết người đó.
Trong 2 tuần lễ cùng với SĐND Việt Nam trên đất Lào tôi đã gọi đâu chừng 412 trận ném bom như thế đấy! Nếu chưa chứng kiến một trận ném bom rải thảm của B-52 thì không tài nào tuởng tuợng được mức độ tàn phá kinh hoàng của nó, nhưng đó là cách phải làm để giúp các đơn vị trên mặt trận trong tình thế đó sống còn, để phá vỡ vòng vây của địch quân đang thắt chặt chung quanh hầu họ có thể rút ra an toàn. Nếu dựa vào báo cáo tại chỗ của các binh sĩ kèm theo uớc tính hết sức khiêm tốn, chúng tôi đã hạ ít nhất 2000 Cộng quân ngay chung quanh căn cứ!
Chúng tôi mở một cuộc hành quân phối hợp nhịp nhàng giữa Bộ binh, Không quân và Pháo binh để vào được bên trong căn cứ thay thế cho đơn vị bị bao vây. Trong khi B-52 ném bom ở khoảng cách chính xác từ 200 đến 300 mét bên ngoài căn cứ, thì 1 hợp đoàn 16 chiến đấu cơ oanh kích vào đám Cộng quân đào hào bao vây căn cứ và cùng lúc 1 hợp đoàn trực thăng 20 chiếc đổ 2 Đại đội Nhảy Dù xuống, rồi bốc thuơng binh và xác binh sĩ tử thuơng bay ra. Cứ thế các chuyến trực thăng đổ quân, bốc thương binh liên tục trong lúc trận chiến vẫn tiếp diễn.
Hãy tuởng tuợng, căn cứ có 4 mặt thì 1 bên B-52 ném bom ngăn chặn, 1 mặt thì phi cơ phản lực oanh tạc, 1 mặt thì pháo binh bắn chặn, chỉ còn đúng 1 mặt trống dành cho trực thăng bay vào rồi cất cánh quay đầu bay ra … Ấy thế mà chúng tôi không mất 1 trực thăng nào mới tài! Có 2 hay 3 chiếc bị trúng đạn địch nhưng không hề hấn gì vẫn cứ tiếp tục bay 4, 5 chuyến cho đến khi chúng tôi đổ được toàn bộ Nhảy Dù vào căn cứ, bốc hết thuơng binh và tử sĩ ra, đổ đầy xăng cho các chiến xa và… a lê hấp, đánh tiếp! Đó là 1 thí dụ tiêu biểu cho kết quả mỹ mãn nhờ vào sự phối hợp ăn ý giữa Không quân, Bộ binh, Trực thăng và các đơn vị yểm trợ hoả lực.
Chiến xa CSBV bị Nhảy Dù VN bắn cháy tại Hạ Lào
Xong nhiệm vụ này (đó là ngày thứ nhì tôi có mặt tại chiến truờng). Tướng Đống trong buổi họp tham mưu đã nói với với toàn bộ các đơn vị trưởng trong SĐ Nhảy Dù của ông rằng “Từ nay, tôi được phép đề nghị các quyết định hành quân chiến thuật cần thiết và mọi nguời phải tuyệt đối thi hành như đó là lệnh của ông”. Và thế là kể từ ngày đó tôi không bao giờ phải băn khoăn lưỡng lự gì cả. Luôn luôn khi nào tính xong một kế hoạch, tôi đều lên trình Tướng Đống để xin ông chấp thuận nhưng không bao giờ ông phản đối bất cứ một đề nghị nào của tôi đưa ra. Và từ ngày đó SĐ Nhảy Dù liên tiếp đi từ thành công này đến thắng lợi khác.
Trong vòng 3, 4 ngày chúng tôi đưa được toàn bộ các đơn vị chiến thuật của SĐ Dù ra khỏi các căn cứ hoả lực để mở những cuộc hành quân lùng địch trong rừng. Phải thú thật tôi không bao giờ thích thú với quan niệm đóng quân trong các căn cứ hoả lực bởi vì một khi đóng quân trong căn cứ là vừa mất đi khả năng di động mà lại còn trở thành mục tiêu cho địch quân tấn công. Tôi quan niệm rằng trong cuộc chiến Việt nam, giữ cho các đơn vị luôn luôn ở thế di động là kế hoạch tốt nhất.
Tôi có thể tự tin mà nói rằng “Việc chôn chân trong căn cứ hỏa lực và di động bên ngoài, thì chẳng khác gì nhau ngoài một bên là tha hồ ăn pháo, trở thành mục tiêu cho địch bao vây và tấn công để bị tiêu hao dần. Cộng quân Bắc Việt đã tập trung đại pháo bắn xối xả vào các căn cứ hỏa lực bất cứ lúc nào chúng muốn, và tha hồ nhắm bắn trực thăng tiếp tế, tải thuơng … Rõ ràng là không thể nằm bẹp trong căn cứ hoả lực được, chiến thuật đó chẳng có giá trị gì hết.
Vì vậy tôi chủ trương là phải kéo hết ra khỏi các căn cứ hoả lực kiểu đó. Khi đề nghị lên thì các quan ở phiá sau nói, “Ê coi chừng gặp nạn, nhưng muốn ra thì cứ ra và chờ thảm họa tới!” Nói thế mà cũng nói được! Thảm họa là thế nào khi mà mọi trách nhiệm giao phó chúng tôi đều chu toàn và có mức thiệt hại không đáng kể trong khi chúng tôi đập bọn Cộng tơi tả khắp nơi? Và thế là Nhảy Dù kéo ra khỏi các căn cứ hoả lực để nhận nhiệm vụ đoạn hậu.- 29-07-2011 08:13 PM #2
Thế nhưng ở trên kia, bất ngờ họ ra lệnh kết thúc cuộc hành quân Lam Sơn 719 chỉ vì nó không đem lại kết quả như họ đã tính. Cuộc hành quân này được mở ra không ngoài mục đích nhảy vào Hạ Lào, cắt ngang con đường HCM một cái rồi kéo về! Theo ý kiến cá nhân tôi thì đáng lẽ quân ta phải đánh vào đó, phá hủy đường HCM rồi ở lại! Giá như cuộc hành quân tổng hợp được bàn định kỹ lưỡng cẩn thận ngay từ đầu thì điều đó là khả năng hoàn toàn có thể thực hiện. Đáng tiếc là tất cả những đơn vị khác đều được lệnh rút về. Nhảy Dù cũng phải về và thi hành xuất sắc nhiệm vụ đoạn hậu, SĐ chúng tôi về trong tình thế tương đối bảo toàn.
Chiến xa CSBV bị Nhảy Dù VN bắt sống tại Hạ Lào
Thế nhưng khi chúng tôi kéo về đến con sông chạy dọc biên giới Lào Việt, dọc theo QL 9, Bộ chỉ huy của Chiến đoàn 1 TG – từng có 1, 2 TĐ Dù tăng phái trong suốt cuộc hành quân – nằm trong phạm vi điều động của SĐ Dù báo cáo rằng “phải tính chuyện bỏ xe đi bộ vì phần hết xăng, phần sông lớn không thấy có nhánh nhỏ nào khả dĩ chiến xa có thể băng qua được“.
Tôi bác bỏ lập tức yêu cầu này, ra lệnh cho họ phân tán chiến xa, bố trí đội hình tác chiến và phòng thủ chờ lệnh. Ngay lập tức tôi liên lạc với SĐ 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ, xin họ yểm trợ, tập trung tất cả những chiếc UH-1 có thể điều động được để bốc những thùng 55-gallons xăng lên tiếp tế cho chiến xa. Tôi còn kiếm được 1 Chinook và 1 trực thăng cẩu lên vùng. Đồng thời tôi xin SĐ 101 cho 1 trung đội Thám sát không kỵ giúp tôi thám sát 1 trong 2 nhánh sông mà tôi nhìn thấy trên tấm bản đồ cũ thời Pháp mang theo, để xác định nơi nào chiến xa có thể băng qua. Viên Trung đội trưởng Thám sát báo cáo rằng chiến xa có thể vuợt qua ở 1 nhánh sông với điều kiện phải có được xe ủi để san bằng 1 bờ sông cao gần 10 thuớc!
Và thế là chúng tôi cho viên ĐĐT Công binh Dù dẫn quân tới đó ngay, rồi cũng không nhớ là tôi bốc đâu ra được 4 xe ủi, tất cả xúm vào làm việc cật lực, vừa dùng mìn, vừa xe ủi, san bằng bờ sông cao để chiến xa có thể lội qua. Cùng lúc, trực thăng liên tục ném xuống những thùng xăng 55-gallons cho chiến xa để họ châm đầy bình! Sau khi đổ đầy xăng, đoàn chiến xa lập đội hình di chuyển, bắt đầu khởi hành lúc 11 giờ đêm và qua sông an toàn, đem về trọn vẹn Chiến đoàn gồm khoảng 360 chiến xa và M-113 cùng với lực lượng bộ binh tùng thiết! Đó là 1 bằng chứng hiển nhiên cho việc điều quân có tính toán, có ý chí và có sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý. Đó cũng chính là 1 thành quả tuyệt vời khác trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 mà ít ai biết hoặc nhắc đến.
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, chúng tôi được lệnh đưa 1 LĐ Dù lên mặt trận Dak To tăng cuờng cho 1 đơn vị VN bị địch quân tràn ngập. Nhảy Dù VN đụng địch trên các cao điểm, đánh bật chúng ra khỏi các vị trí đã chiếm được của quân VNCH, bắn hạ chừng 600 Cộng quân (chưa kể số địch chết vì không quân, pháo binh). Ngày hôm sau, trong khi báo chí Mỹ vẫn đang tràn ngập những bài vở, hình ảnh chê bai đơn vị thiện chiến nhất của VNCH là Sư đoàn Dù bị tơi tả thế nào tại Hạ Lào trong cuộc hành quân LS 719 và nay đã mất hết khả năng chiến đấu, tôi gọi điện thoại thẳng về Bộ Chỉ huy MACV ở Sàigòn cho họ biết “Chúng tôi vừa chiếm xong các mục tiêu chỉ định ở Dak To, chung quanh chúng tôi vẫn còn la liệt hơn 600 xác Cộng quân chưa thu dọn. Xin làm ơn gửi ngay ra đây mấy thằng nhà báo vừa nói là SĐ Nhảy Dù mất hết sức chiến đấu cho chúng nó xem tận mắt”! Cũng có vài nguời ra thật và họ thấy tận mắt kết quả chứng minh khả năng chiến đấu tuyệt vời của các quân nhân Mũ Đỏ thế nào!
Chúng tôi đóng ở Dak To đâu chừng 3, 4 ngày, củng cố các vị trí đã lấy lại xong bàn giao cho đơn vị khác rồi lên đường ra Huế. Nằm duỡng quân khoảng 1 tuần toàn LĐ Dù lên phi cơ về Sàigòn. Đây là lúc Sư Đoàn Dù tái bổ sung nhân lực, quân trang, vũ khí, rồi huấn luyện bổ túc để lấy lại phong độ của Sư đoàn thiện chiến lừng danh Mũ Đỏ. Sau khoảng trong vòng 6 tới 8 tuần lễ, SĐ Nhảy Dù Việt nam hoàn toàn hồi phục tư thế và khả năng sẵn sàng chiến đấu tại bất cứ nơi nào, với quân số khoảng 12 ngàn nguời.
Nhờ mối giao tình, tôi vận động được một số trợ giúp đáng kể từ phiá phòng 5, BTL/MACV để cải tiến và tân trang Quân Y viện của SĐ, lập thêm 1 khu doanh trại mới cho binh sĩ. Nhờ đó mối quan hệ giữa toán Cố vấn 162 với BTL cùng toàn thể quân nhân SĐ Dù trở nên gắn bó, khắng khít hơn.
Sau các trận Lam Sơn 719 và Dak To, vào lúc đó SĐ Nhảy Dù luôn luôn có 1 Lữ đoàn ứng chiến để sẵn sàng nhận lệnh hành quân bất cứ lúc nào. Từ đó cho đến khi nổ ra trận Tổng công kích của Cộng quân hồi mùa hè 1972 (Easter Offensive), Nhảy Dù liên tục được lệnh gửi các đơn vị, có khi chỉ cấp Tiểu đoàn để giải toả hoặc tái chiếm 1 vị trí nào đó thuộc trách nhiệm của lực lượng Bô binh hay Địa phương đã bị Cộng quân tập trung tràn ngập. Và lần nào Nhảy Dù cũng thành công xuất sắc.
Qua kinh nghiệm chiến đấu bên cạnh các quân nhân Sư đoàn Nhảy Dù Việt Nam, tôi luôn luôn dành sự kính trọng vô biên đối với những thành tích của các chiến binh Mũ Đỏ. Và với tôi, tất cả các cấp chỉ huy Nhảy Dù Việt Nam đều là những sĩ quan thượng thặng!
Nói thêm về Toán Cố Vấn 162 : Toán 162 là 1 trong vài toán Cố Vấn đông nhất quân đội Hoa Kỳ tăng phái hoạt động bên cạnh các đơn vị QLVNCH. Tổng cộng trong vòng 11 năm, tính từ đầu đến khi Mỹ rút hết quân khỏi miền Nam Việt nam đã có hơn 1,200 quân nhân Mỹ các cấp phục vụ trong toán Cố vấn 162. Muốn phục vụ trong toán 162 bắt buộc phải thuộc Lực lượng Nhảy dù Hoa Kỳ, phần lớn xuất thân từ các SĐ 11, 82 hay 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ. Họ hãnh diện với tên gọi “Red Hat” như danh xưng “Mũ Đỏ” của chiến binh Nhảy Dù VNCH. Bên cạnh đó cũng có các Sĩ quan tiền sát không quân (forward air controllers) và họ rất hãnh diện với danh xưng Red Markers!
Tổng cộng đã có 34 quân nhân Nhảy dù Mỹ và 3 Tiền sát viên Không quân Mỹ hy sinh tại mặt trận trong lúc phục vụ duới hiệu kỳ của Toán CV 162 cạnh Sư đoàn Nhảy Dù Việt nam. Và đây là con số tổn thất cao nhất trong tất cả các toán Cố vấn Mỹ ở Việt Nam
Trung Tướng (hồi hưu) James B. Vaught
Một điểm hãnh diện cho những cựu CV Nhảy Dù Hoa Kỳ là trong số những cựu CV cho Nhảy Dù Việt nam sau này có tới 34 vị lên Tướng. Có thể đơn cử vài vị Tướng nổi tiếng như các Tướng Pete Dawkins, Norman Schwarzkopf, Barry McCaffrey, James Lindsey, Jim Vaught, Joe Kinzer, John LeMoyne, Guy Meloy và Herb Lloy. Về phần hàng Hạ sĩ quan, cựu thành viên Toán CV 162 sau này có 78 nguời lên tới chức Thượng Sĩ Thuờng Vụ ( Sergeants Major). Toán 162 cũng vinh dự từng nhận 1 Huy chuơng Danh Dự (Medal of Honor) cùng rất nhiều huy chuơng Anh dũng (Distinguished Service Crosses). Hàng năm các Red Hats Hoa Kỳ vẫn tề tựu về họp mặt với Mũ Đỏ Việt Nam trong 1 ngày hội ngộ, và đặc biệt nhất, năm 2006, tại Viện Bảo Tàng Nhảy Dù Hoa Kỳ đã khánh thành khu tưởng niệm riêng để vinh danh các chiến binh Nhảy Dù Việt nam Cộng hoà!
nhaydu.com
« Previous Thread | Next Thread »
Thread Information
There are currently 18 users browsing this thread. (0 members and 18 guests)
Similar Threads
-
TỔ QUỐC LÂM NGUY . THANH NIÊN RẢI TRUYỀN ĐƠN ĐẢ ĐẢO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÀN ÁP NGƯỜI YÊU NƯỚC
By nguoibatcao in forum Tin trong nướcReplies: 10Last Post: 27-07-2011, 07:17 PM -
NHÂN SĨ TRÍ THỨC VIỆT NAM KIẾN NGHỊ YÊU CẦU BỘ NGOẠI GIAO CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC
By Tigon in forum Tin trong nướcReplies: 31Last Post: 16-07-2011, 04:58 AM -
CÓ MỘT NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI KHÁC … - TỘI ÁC CỘNG SẢN VN
By nguoibatcao in forum Ngược dòng lịch sửReplies: 1Last Post: 30-06-2011, 10:22 PM -
ỦY BAN LUẬT GIA VIỆT NAM BẢO VỆ DÂN QUYỀN CÔNG BỐ CÁO TRẠNG KẾT ÁN ĐẢNG CỘNG SẢN VN VỀ 6 TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC
By NguyễnQuân in forum Chính trị - Xã hộiReplies: 0Last Post: 14-03-2011, 07:15 AM -
CẢNH SÁT THÁI GIẢI THOÁT MỘT SỐ PHỤ NỮ VIỆT KHỎI MỘT "XƯỞNG ĐẺ" THUÊ PHI PHÁP
By Hoàng Thứ Lang in forum Tin thế giới
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)