Đài Loan : Kinh tế đi xuống, Thủ tướng từ chức
Thủ tướng Đài Loan từ nhiệm Trần Xung (P) trong cuộc họp báo ngày 01/02/2013 tại Đài Bắc. Bên cạnh ông là Phó thủ tướng Giang Nghi Hoa.REUTERS/Pichi Chuang
Thủ tướng Đài Loan Trần Xung ngày 01/02/2013 cho biết ông đã từ chức « vì lý do sức khỏe », sau khi nội các của ông bị chỉ trích vì quản lý kinh tế kém cỏi. Ông Trần Xung từ chức trong bối cảnh nền kinh tế Đài Loan đang tăng trưởng chậm lại, trong năm 2012 chỉ đạt 1,25% so với năm trước, mức thấp nhất kể từ ba năm qua, hậu quả của tình trạng xuất khẩu sụt giảm mạnh.
Kể từ khi thủ tướng Trần Xung lên nắm quyền vào đầu năm 2012, nội các của ông thường xuyên bị chỉ trích về tình hình kinh tế trì trệ và về những chính sách gây nhiều tranh cãi. Phe đối lập đã nhiều lần yêu cầu ông Trần Xung từ chức.
Năm ngoái, các dân biểu đối lập đã yêu cầu Quốc hội tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng, vì họ cho rằng chính phủ Trần Xung đã thất bại trong việc ngăn chận đà gia tăng thất nghiệp và lạm phát. Nhưng thủ tướng Đài Loan vẫn giữ được ghế sau cuộc bỏ phiếu đó.
Người lên thay thế ông Trần Xung lãnh đạo chính phủ Đài Loan là Phó thủ tướng Giang Nghi Hoa, nguyên là một cựu bộ trưởng nội vụ.
Tuy nhiên, theo một nhà phân tích Đài Loan được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay, việc bổ nhiệm thủ tướng mới cũng sẽ chẳng mang lại thay đổi gì lớn, bởi vì chính sách của Đài Loan vẫn do tổng thống Mã Anh Cửu quyết định.
Thanh Phương/RFI
Thủ tướng Đài Loan từ nhiệm Trần Xung (P) trong cuộc họp báo ngày 01/02/2013 tại Đài Bắc. Bên cạnh ông là Phó thủ tướng Giang Nghi Hoa.REUTERS/Pichi Chuang
Thủ tướng Đài Loan Trần Xung ngày 01/02/2013 cho biết ông đã từ chức « vì lý do sức khỏe », sau khi nội các của ông bị chỉ trích vì quản lý kinh tế kém cỏi. Ông Trần Xung từ chức trong bối cảnh nền kinh tế Đài Loan đang tăng trưởng chậm lại, trong năm 2012 chỉ đạt 1,25% so với năm trước, mức thấp nhất kể từ ba năm qua, hậu quả của tình trạng xuất khẩu sụt giảm mạnh.
Kể từ khi thủ tướng Trần Xung lên nắm quyền vào đầu năm 2012, nội các của ông thường xuyên bị chỉ trích về tình hình kinh tế trì trệ và về những chính sách gây nhiều tranh cãi. Phe đối lập đã nhiều lần yêu cầu ông Trần Xung từ chức.
Năm ngoái, các dân biểu đối lập đã yêu cầu Quốc hội tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng, vì họ cho rằng chính phủ Trần Xung đã thất bại trong việc ngăn chận đà gia tăng thất nghiệp và lạm phát. Nhưng thủ tướng Đài Loan vẫn giữ được ghế sau cuộc bỏ phiếu đó.
Người lên thay thế ông Trần Xung lãnh đạo chính phủ Đài Loan là Phó thủ tướng Giang Nghi Hoa, nguyên là một cựu bộ trưởng nội vụ.
Tuy nhiên, theo một nhà phân tích Đài Loan được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay, việc bổ nhiệm thủ tướng mới cũng sẽ chẳng mang lại thay đổi gì lớn, bởi vì chính sách của Đài Loan vẫn do tổng thống Mã Anh Cửu quyết định.
Thanh Phương/RFI
#2
|
|||
|
|||
Bắc Triều Tiên ngụy trang lối vào đường hầm ngầm ở căn cứ thử hạt nhân
Một nhóm người biểu tình tại Seoul ngày 31/01/2013 phản đối dự định thủ nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên.REUTERS/Kim Hong-Ji Thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap, ngày 01/02/2013, đưa tin : Bắc Triều Tiên đã ngụy trang lối vào đường hầm ngầm tại một căn cứ ở phía đông bắc nước này, nhằm ngăn cản sự theo dõi của các vệ tinh. Từ nhiều ngày qua, vệ tinh của một số nước phương Tây đã chụp ảnh, theo dõi các hoạt động trong khu vực này, để đoán thời điểm Bắc Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân. Theo một quan chức Hàn Quốc, xin giấu tên, được Yonhap trích dẫn, « các bức ảnh vệ tinh cho thấy một tấm lưới ngụy trang, có hình giống một mái nhà, đã được đặt lên trên lối vào đường hầm ngầm » và hành động này dường như ngăn cản việc theo dõi các hoạt động chuẩn bị thử hạt nhân. Căn cứ Punggye-ri có một đường hầm ngầm là nơi mà Bắc Triều Tiên đã thực hiện hai vụ thử hạt nhân, vào năm 2006 và 2009. Các vệ tinh của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã theo dõi sát sao căn cứ này để dự đoán tiến độ chuẩn bị và thời điểm Bắc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần tứ ba. Tuần trước, Bình Nhưỡng thông báo sẽ thực hiện một vụ thử hạt nhân, nhằm thách thức Hoa Kỳ và đáp lại việc Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên về vụ phóng vệ tinh trá hình hồi tháng 12 năm ngoái. Đức Tâm /RFI |
#3
|
|||
|
|||
Các nhà hoạt động Hàn Quốc tiếp tục phản đối Triều Tiên
Người
Hàn Quốc cầm biểu ngữ với hàng chữ 'hãy lật đổ các nhóm ủng hộ Triều
Tiên' trong cuộc biểu tình phản đối việc Triều Tiên có thể tiến hành vụ
thử hạt nhân thứ ba tại Seoul.
VOA - 01.02.2013
Chương trình hỏa tiễn, phi đạn của Bắc Triều Tiên
Tháng 8, 1998: Phóng thử nghiệm Taepodong-1, hỏa tiễn tầm xa đầu tiên, trên không phận Nhật Bản trong khuôn khổ vụ “phóng vệ tinh” thất bại. Tháng 9, 1999: Cam kết ngưng các cuộc thử nghiệm phi đạn tầm xa trong khi cải thiện bang giao với Hoa Kỳ. Tháng 3, 2005: Chấm dứt lệnh cấm thử nghiệm phi đạn, đổ lỗi cho chính sách “thù địch” của Hoa Kỳ. 5 tháng 7, 2006: Phóng thử nghiệm 7 phi đạn đạn đạo, trong đó có phi đạn tầm xa Taepodong-2, thất bại chưa đầy 1 phút sau khi phóng. 15 tháng 7, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Nghị quyết 1965, yêu cầu Bình Nhưỡng đình chỉ chương trình phi đạn. 6 tháng 10, 2006: Thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất lần đầu tiên. 15 tháng 10, 2006: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 1718 y êu cầu đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, cấm bán vũ khí. 5 tháng 4, 2009: Phóng hỏa tiễn tầm xa, rơi xuống Thái Bình Dương. Tuyên bố là thành công, nhưng Hoa Kỳ nói không có vệ tinh nào được đưa vào quỹ đạo. 13 tháng 4, 2009: Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ phóng, siết chặt các biện pháp chế tài. Tháng 5, 2009: Thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân thứ nhì dưới mặt đất. Tháng 6, 2009: Loan báo lệnh cấm các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa để đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ. Tháng 4, 2012: Phóng hỏa tiễn tầm xa, bị nổ tung ngay sau khi cất cánh. Thừa nhận thất bại. Tháng 12, 2012: Phóng hỏa tiễn Unha-3, và tuyên bố đưa vệ tinh vào quỹ đạo thành công. Ông Kim Hyun-Suk, phát ngôn viên cho những người biểu tình cho biết sẽ là điều ngu xuẩn khi Bắc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân để chống đỡ cho chính quyền. Ông Suk nói: "Thật là rất xuẩn ngốc khi Bắc Triều Tiên tìm cách duy trì chế độ của mình bằng sức mạnh của vũ khí hạt nhân. Họ nên duy trì chính quyền của mình thông qua hòa bình, đối thoại và đàm phán. Họ nên mở cửa xã hội nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân." Bắc Triều Tiên đe dọa sẽ tiến hành một vụ thử nghiệm hạt nhân thứ ba và thực hiện thêm nhiều vụ phóng hỏa tiễn để trả đũa sau khi Hội đồng Bảo an LHQ tuần này đã nhất trí thông qua một nghị quyết thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng vì chính quyền nước này vẫn theo đuổi vũ khí hạt nhân. Bắc Triều Tiên cũng đe dọa thực hiện điều mà họ gọi là ‘các biện pháp đối phó mạnh mẽ” đối với Nam Triều Tiên nếu Seoul trực tiếp ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên Yi Yong-Seop nói quân đội nước này đang theo dõi sát các hoạt động ở Bắc Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng phóng hỏa tiễn hồi tháng 12 năm ngoái. Ông Seop nói: "Chúng tôi nghĩ rằng Bắc Triều Tiên sẵn sàng tiến hành một vụ thử hạt nhân bất cứ khi nào lãnh đạo của họ quyết định làm điều đó. Quân đội nước tôi đang theo dõi sát tình hình thông qua một hệ thống hỗ tương, mật thiết hơn lúc nào hết, với Hoa Kỳ. Và chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng để chống lại bất kỳ hành động khiêu khích nào." Bắc Triều Tiên nói rằng các vụ phóng hỏa tiễn là một phần của chương trình không gian của nước này, nhưng cộng đồng quốc tế nói rằng mục tiêu của Bình Nhưỡng chỉ đơn thuần là thử nghiệm khả năng phóng đầu đạn hạt nhân. |
#4
|
|||
|
|||
Thủ tướng Nhật Bản sẽ ra một tuyên bố mới về đệ nhị thế chiến
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhân buổi khai mạc khóa họp Hạ viện tại Tokyo ngày 28/01/2013.Reuters/Toru Hanai Ngày hôm nay, 01/02/2013, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo ông dự tính có một tuyên bố mới liên quan đến chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chính quyền Tokyo nhìn nhận như thế nào về những tội ác mà quân đội Nhật Hoàng gây ra trong thời kỳ này, vẫn là một chủ đề đè nặng lên quan hệ giữa Nhật Bản với một số nước trong khu vực. Phát biểu tại Nghị viện Nhật Bản, thủ tướng Shinzo Abe cho biết là ông tán đồng với các chính phủ tiền nhiệm, thừa nhận rằng Nhật Bản « đã gây ra những thiệt hại to lớn và đau khổ cho nhiều quốc gia ». Ông nói thêm: « Tôi muốn đưa ra một tuyên bố hướng về tương lai và phù hợp với thế kỷ 21. Tôi sẽ suy nghĩ một cách nghiêm túc về nội dung và thời điểm ra tuyên bố này ». Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện vào tháng 08/1945. Từ đó đến nay, các cuộc tranh luận giữa Tokyo và các nước láng giềng về trách nhiệm trước các tội ác mà quân đội Nhật Bản gây ra, vẫn chưa ngã ngũ, đặc biệt là với Trung Quốc và Hàn Quốc, hai quốc gia đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại và khổ đau trong thời kỳ bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng. Thủ tướng Shinzo Abe, được đánh giá là chính trị gia có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, đã nói rõ là ông muốn xem xét và sửa đổi lại tuyên bố năm 1995 của thủ tướng Tomiichi Murayama, vào dịp 50 năm, Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh. Theo bản tuyên bố năm 1995, « Nhật Bản, qua hành động xâm lược và thống trị thực dân, đã gây ra rất nhiều tổn thất và đau khổ cho dân chúng của nhiều nước, đặc biệt là những quốc gia châu Á ». Thủ tướng Nhật thời đó đã bày tỏ « sự ân hận sâu sắc » và « thành tâm xin lỗi ». Thủ tướng Shinzo Abe không cho biết ngày cụ thể ra tuyên bố về đệ nhị thế chiến nhưng ông lại nhắc đến thời điểm mà những người tiền nhiệm đã ra tuyên bố về chủ đề này: Tuyên bố của thủ tướng Murayama nhân dịp 50 năm Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh, tuyên bố của thủ tướng Junichiro Koizumi, vào dịp 60 năm. Do vậy, có thể, ông Shinzo Abe sẽ ra tuyên bố vào năm 2015, nhân dịp 70 năm. Đức Tâm / RFI |
#5
|
|||
|
|||
Tin tặc Trung Quốc tấn công báo tài chính Mỹ Wall Street Journal
DR Sau New York Times, đến lượt tờ Wall Street Journal tố cáo tin tặc Trung Quốc đột nhập vào các máy tính cá nhân của các cộng tác viên tờ báo. Mục đích đề ra nhằm theo dõi các nhà báo Mỹ đưa tin về Trung Quốc. Đài truyền hình Mỹ CNN cũng bị sự cố tin học trong 10 phút, đúng vào lúc đang phát phóng sự về vụ New York Times bị tin tặc tấn công. Một ngày sau báo New York Times, hôm qua 31/01/2013 đến lượt báo Wall Street Journal thông báo bị tin tặc Trung Quốc tấn công. Tờ báo tài chính Mỹ nói rõ : Bắc Kinh tìm cách theo dõi các phóng viên của tờ báo hòng « kiểm soát những thông tin liên quan đến Trung Quốc ». Một cách gián tiếp, Wall Street Journal cho biết « hiện tượng tin tặc Trung Quốc tấn công các phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ ngày càng trở nên phổ biến ». Tờ báo không nói rõ là các vụ tấn công đó đã xảy ra vào thời điểm nào, nhưng cho biết là ngay hôm qua, tòa soạn đã cho rà soát lại toàn bộ hệ thống tin học để tăng cường mức độ an toàn. Theo lời bà Paula Keve, đại diện của hãng tin Dow Jones, chịu trách nhiệm tờ Wall Street Journal, thì họ đã phát hiện được bằng chứng cho thấy « hành vi thâm nhập vào máy tính của giới tin tặc Trung Quốc nhằm kiểm soát thông tin của tờ báo liên quan đến Trung Quốc (chứ) không phải là để thủ lợi thương mại hay đánh cắp thông tin về một số khách hàng của tờ báo ». Dow Jones và Wall Street Journal cùng thuộc nhóm News Corp do nhà tỷ phú Rupert Murdoch làm chủ. Vẫn theo lời bà Keve, Wall Street Journal « cương quyết tiếp tục hành nghề nhà báo một cách độc lập ». Một sự trùng hợp khác là cũng chiều hôm qua đài truyền hình CNN thông báo là hệ thống tin học của ban quốc tế của họ đã bị tê liệt trong 10 phút, đúng vào lúc CNN đang phát đi một bài phóng sự về vụ tờ báo New York Times bị tin tặc tấn công. Thanh Hà/RFI |
#6
|
|||
|
|||
Miến Điện đón làn gió tự do sáng tác
Một cuộc triển lãm trong khuôn khổ Liên hoan Văn học Irrawaddy tại Rangoon. Ảnh chụp ngày 01/02/2013.Reuters Hàng chục nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của thế giới và của Miến Điện tham gia vào liên hoan văn học quốc tế đầu tiên tại nước này, diễn ra tại một khách sạn lớn ở Rangun. Khai mạc hôm nay 01/02/2013 và kéo dài trong ba ngày, Liên hoan Văn học Irrawaddy được coi là một bước đột phá trong lĩnh vực sáng tác ở Miến Điện, sau nhiều năm các tác giả ở nước này bị kiểm duyệt gắt gao dưới chế độ quân sự. Theo lời trưởng ban tổ chức, bà Jane Heyn, phu nhân đại sứ Anh quốc tại Miến Điện, mục đích chính của Liên hoan văn học Irrawaddy là tạo điều kiện để các nhà văn, nhà thơ trao đổi ý tưởng, trao đổi các tác phẩm và thảo luận với nhau. Tại Liên hoan, khách tham quan có thể lật xem những cuốn sách của nhà đối lập Aung San Suu Kyi, được trưng bày cùng với nhiều tác phẩm văn học khác, điều mà trước đây, dưới thời chế độ phân phiệt, không ai dám nghĩ tới. Bản thân bà Aung San Suu Kyi cũng rất ủng hộ việc tổ chức sự kiện văn hóa này. Nhà đối lập Miến Điện ngày mai sẽ tham gia điều hành một cuộc hội thảo với nhà văn Ấn Độ Vikram Seth, sử gia người Anh William Dalrymple và nhà văn Trung Quốc Trương Nhung. Trong chương trình hôm nay tại Liên hoan Văn học Irrwaddy đã có một cuộc hội thảo về tương lai của quyền tự do ngôn luận tại Miến Điện, với sự điều hành của diễn viên-nhà thơ nổi tiếng Zarganar ( từng bị giam từ 2008 đến 2011 ) và tác giả ly khai Pe Myint. Trả lời hãng tin AFP hôm nay, Pe Myint thổ lộ : « Trong nhiều năm, chúng tôi đã không có cơ may được hợp tác như thế này. Chúng tôi chưa từng đón tiếp một liên hoan quốc tế như thế. » Từng ngồi tù do viết một bài thơ châm biếm chế độ quân sự Miến Điện, nhà thơ Saw Wai nói : « Trước đây không có chút tự do nào. Do chế độ kiểm duyệt đã được bãi bỏ, nên chúng tôi được tự do hơn, cởi mở hơn ». Saw Wai cho biết là ở Miến Điện các bài thơ và các biếm họa ngày châm chọc mạnh dạn hơn. Trong suốt nhiều thập niên, ở Miến Điện, các nhà kiểm duyệt soi mói mọi bài báo, bản thảo, hình ảnh, bức vẽ, trước khi ấn hành, cắt bỏ tất cả những gì bị xem là gây hại cho chế độ quân sự. Nhưng kể từ khi chính quyền dân sự lên thay thế cầm quyền đầu năm 2011, họ đã bãi bỏ chế độ kiểm duyệt trực tiếp, theo chiều hướng dân chủ hóa chính trị tại nước này. Chính vì vậy mà khi công bố bảng xếp hạng về tự do báo chí thế giới năm 2013, tổ chức Phóng viên không biên giới, ngày 30/01 vừa qua đã khen Miến Điện có tiến bộ về tự do báo chí. Trong bảng xếp hạng năm nay, Miến Điện đã tăng 18 hạng và được xếp thứ 151 trên tổng số 179 quốc gia, trong khi đó nhiều quốc gia châu Á khác, hoặc là sụt hạng hoặc là vẫn ở thứ hạng cũ, như trường hợp của Việt Nam, vẫn bị xếp hạng 172, gần chót bảng. Thanh Phương/RFI |
#7
|
|||
|
|||
Mỹ tái khẳng định: Úc là trụ cột chính trong chiến lược châu Á
Đô đốc Mỹ Samuel Locklear ( 29/08/2011)REUTERS Trong cuộc họp báo qua điện thoại, ngày hôm nay, 01/02/2013, từ trụ sở Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ, (PACOM) ở Hawai, đô đốc Samuel Locklear tuyên bố, Úc là «trụ cột chính » trong chiến lược của Mỹ tại châu Á cũng như trong việc đánh giá lại chiến lược quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực này. Theo chỉ huy PACOM, Ấn Độ Dương – phía tây nước Úc – là một khu vực chiến lược quan trọng không thể tách rời vùng châu Á-Thái Bình Dương. Đô đốc Locklear cho biết, khi đánh giá quan hệ với Úc, Hoa Kỳ cho rằng đó là một đồng minh rất tốt và rất gần gũi và trong quá khứ, Úc luôn luôn ủng hộ Hoa Kỳ. Ông hy vọng là mối quan hệ tốt đẹp này sẽ tiếp tục trong tương lai. Vào tháng 11/2012, hai nước thông báo là quân đội Mỹ lắp đặt tại Úc một trạm ra đa, một trạm quan sát không gian, củng cố quân số thủy quân lục chiến tại căn cứ Darwin. Vào thời điểm đó, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói đến « một bước nhẩy vọt lớn trong quan hệ hợp tác song phương » và « một đường biên giới mới, quan trọng » trong việc tái cân bằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực. Châu Á đã trở thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Vào tháng 10 năm ngoái, hạm trưởng chỉ huy hàng không mẫu hạm USS George Washington, đã khẳng định rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ tại châu Á là nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông trên các vùng biển đang có tranh chấp về chủ quyền giữa nhiều quốc gia. Trước thái độ hung hăng của Trung Quốc trong các hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo, Nhật Bản, đồng minh của Hoa Kỳ, cũng tìm cách củng cố quan hệ với Úc. Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo là kể từ hôm qua, 31/01, hiệp định hợp tác giữa lực lượng phòng vệ Nhật Bản (quân đội Nhật Bản) và quân đội Úc bắt đầu có hiệu lực. Theo Tokyo, Úc là « đối tác chiến lược » có cùng các giá trị và lợi ích như Nhật Bản. Đức Tâm/RFI |
#8
|
|||
|
|||
HRW: 'VN đàn áp có hệ thống'
BBC - Cập nhật: 21:33 GMT - thứ năm, 31 tháng 1, 2013 Blogger Điếu Cày nói mình vô tội trong phiên tòa ngày 28/12/2012 Phúc trình của tổ chức Human Rights Watch (HRW) nói chính phủ Việt Nam "đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước". HRW cáo buộc Việt Nam "tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động". Họ bị "áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia". Đấu đá phe phái HRW cho rằng "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tranh nhau giành quyền kiểm soát bộ máy kinh tế chính trị, dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực hiện vẫn còn đang tiếp diễn" "Tuy nhiên, chẳng có bên nào lên tiếng hay có biểu hiện hướng tới cam kết bảo đảm nhân quyền." Chi tiết đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhắc Thủ tướng về "văn hóa từ chức" được HRW dẫn ra như ví dụ cho thấy ở bề nổi, ngôn luận cá nhân, báo chí, chính trị "được tự do hơn". Nhưng vẫn có "bàn tay đàn áp" với những ai "có phát ngôn đi quá giới hạn, hoặc dám đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như phê phán chính sách đối ngoại của nhà nước đối với Trung Quốc hoặc chất vấn sự độc quyền của đảng cộng sản". Ngày 5/8 năm ngoái, hơn 100 người tuần hành bằng xe đạp để cổ vũ quyền của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính lần đầu tiên. Sự kiện diễn ra yên lành. Nhưng cùng ngày hôm đó, hơn 20 người bị tạm giữ vì "gây rối" khi tuần hành ở Hà Nội phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều luật 'mơ hồ' HRW tiếp tục chỉ trích trong năm 2012, chính quyền Việt Nam dùng những điều luật hình sự "mơ hồ" để bỏ tù "ít nhất 33 nhà hoạt động và bắt giữ thêm ít nhất 34 nhà vận động tôn giáo và chính trị khác". Nhạc sĩ Việt Khang là một trong những người bị tống giam theo điều 88 Bên cạnh đó, ít nhất 12 nhà vận động nhân quyền bị bắt từ năm 2011 vẫn đang bị tạm giam chưa xét xử. Báo cáo đề cập các vụ xử gây chú ý như phiên tòa với ba blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải, hay hai nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang) xử theo điều điều 88 bộ luật hình sự. Trong phần về các đối tác quốc tế, báo cáo nhận định quan hệ "phức tạp" với Trung Quốc "đóng vai trò then chốt" trong chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam. "Với Trung Quốc, chính quyền Hà Nội cam kết tình hữu nghị, nhưng về mặt đối nội, họ phải ứng phó với những lời chỉ trích rằng chính phủ đã không có được phản ứng thích đáng trước những biểu hiện hung hăng của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trong vòng tranh chấp." Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ "tiếp tục phát triển" khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy vậy, HRW nói các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã bày tỏ rằng "thất bại trong việc cải thiện nhân quyền sẽ hạn chế mức độ gần gũi trong quan hệ giữa hai chính phủ". Ông Brad Adams, giám đốc châu Á của HRW, nói: "Năm qua nên là sự thức tỉnh cho những nước như chính phủ Nhật vẫn làm ăn bình thường trong khi công dân Việt Nam thường xuyên bị án tù dài chỉ vì bày tỏ ý kiến." |
#9
|
||||||
|
||||||
|
#10
|
||||||
|
||||||
|
«
Previous Thread
|
Next Thread
»
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét