Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Thoái hóa khớp và phương pháp điều trị



Thoái hóa khớp (THK) là bệnh mạn tính thường gặp ở người trên 40 tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Thống kê của WHO cho thấy trong số những bệnh nhân mắc bệnh lý về khớp như viêm khớp, thấp khớp, gout… thì thoái hóa khớp chiếm tới 20%.

Bệnh khớp nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi là cứng khớp, gây trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.

Triệu chứng


Thoái hoá khớp thường gặp ở người trên 40 tuổi.


Dấu hiệu thường gặp nhất của THK là đau tại khớp bị thoái hoá, đau âm ỉ, đau, cứng khớp vào buổi sáng, trời lạnh đau tăng, đau khi thay đổi thời tiết nếu kèm theo triệu chứng viêm thì khớp bị thoái hoá sẽ thấy sưng, nóng, đỏ.

Khi vận động ta có thể nghe thấy các tiếng nục cục ở ổ khớp. Trường hợp nặng sẽ nhìn thấy hiện tượng biến dạng ở khớp.

Với sự kết hợp của YHHĐ chúng ta có thể chẩn đoán THK một cách rõ ràng hơn bằng chụp XQ. Để đánh giá một cách chắc chắn về tình trạng thoái hoá và mức độ thoái hoá.

Các phương pháp điều trị


Lá lốt tươi đun nước ngâm chân có tác dụng trừ phong thấp rất tốt.


THK không thể chữa khỏi hẳn mà ta chỉ có thể điều trị khỏi các triệu chứng sưng nóng, đỏ, đau bằng cách dùng thuốc (tây y, đông y hay đông, tây y kết hợp) hoặc điều trị không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và ngăn ngừa, hạn chế tình trạng thoái hoá nặng nên.

Trong các trường hợp khớp bị sưng đau trước hết ta dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, Efferalgan codein. Trường hợp không đỡ thì dùng phối hợp giảm đau chống viêm không steroid dạng uống, tiêm, bôi tại chỗ.

Ngoài ra có thể kết hợp châm cứu, xoa bóp, tập vận động hay các phương pháp vật lý trị liệu như từ trường, siêu âm điều trị, điện phân thuốc, chiếu đèn hồng ngoại… có tác dụng làm lưu thông khí huyết, giảm đau, tránh co cơ, cứng khớp, tránh biến dạng khớp.

Bài thuốc đông y chữa thoái hoá khớp: độc hoạt 10g, phòng phong 10g, ngưu tất 10g, dây đau xương 10g, cốt khí 12g, thiên niên kiện 08g, mộc qua 10g, hà thủ ô 10g, tục đoạn 15g, đỗ trọng 10g, đẳng sâm 12g, đương quy 15g, bạch thược 12g, xuyên khung 08g, cam thảo 06g, đại táo 15g. Đem sắc uống 01 thang/ngày (sau ăn).

Ta có thể dùng ngải cứu một nắm sao nóng đắp vào chỗ đau có tác dụng giảm đau, giãn cơ, lưu thông khí huyết. Hoặc lấy lá lốt 30 - 40g tươi dùng cả cây trên mặt đất đun nước ngâm chân hàng ngày (mỗi lần từ 20 – 30 phút) có tác dụng trừ phong thấp. .

Dự phòng thoái hóa khớp

Để hạn chế THK, người trung niên và người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt , ăn, uống, duy trì cân nặng hợp lý, tránh mang vác nặng, không nên thay đổi tư thế đột ngột, tập luyện các động tác nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, thái cực quyền…

Khi có các hiện tượng bất thường về khớp nên đi khám và điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

Trần Thảo – Lê Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét