Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013
Những nhiếp ảnh gia tuổi Tỵ.
chân dung nhiếp ảnh gia Irving_pennNhững nhiếp ảnh gia nổi tiếng như Tony Ray Jones, Irving Penn, Andrew Mc Conn đều sinh năm Tỵ.
Tony Ray Jones (1941 – 1972) – Thanh bình và yên ả
Nghệ sĩ gốc Anh Tony Ray Jones đã chuyển tới sống tại New York với mơ ước trở thành một nhà thiết kế nổi tiếng. Thế nhưng, tiếng gọi đường phố đã lôi kéo ông ra khỏi bảng vẽ dành cho nhà thiết kế. Trong cuốn sổ tay của mình, ông viết những dòng sau: “Hãy tích cực hơn”, “Hãy tham gia nhiều hơn. Nói chuyện với mọi người”, “Hãy chú ý đến chủ đề”, “ Hãy kiên nhẫn”, “Chụp ảnh đơn giản thôi”, “Không có hình ảnh nào nhàm chán”, “Gần hơn nữa”. Những ghi chú này được viết trong thời đại mà nhiếp ảnh đường phố những năm 1960 đang bùng nổ trong giới nhiếp ảnh.
Những bức ảnh trên bãi biển của Tony Ray khắc họa cuộc sống của nước Anh những năm 50, 60
Năm 1965, Ray Jones quay trở lại Anh, để kiểm nghiệm xem những gì học được ở Mỹ. Tuy nhiên, ở Anh thời điểm đó, những nhiếp ảnh gia chỉ có một nơi duy nhất để tác nghiệp: đó là bãi biển. Chính vì vậy Ray đã ra bãi biển và dùng đôi mắt đã được tôi luyện ở New York để ghi lại cuộc sống và cảm xúc của con người. Bãi biển là một sân khấu lớn, một sàn diễn cho tất cả hỉ nộ ái ố của con người.
Và như thế, Tony Ray Jones đã để lại một phong cách “street style” chỉ riêng ở Anh mới có trong những tác phẩm của mình. Những tác phẩm của ông không nóng hổi thời sự, không nghệ thuật một cách màu mè. Ảnh của Tony không khiến người xem phải mỏi mệt. Người ta nhìn ảnh của ông, thấy mình trong đó và hơn hết, người ta thấy thư giãn khi xem những bức ảnh tĩnh tại của Tony. Cuộc sống ẩn hiện hiền hoà trong những khung hình đen trắng, trải vào lòng người xem những cảm xúc khác nhau. Đó là chất riêng của Tony Ray Jones mà bạn có thể ngay lập tức cảm nhận được.
Những bức ảnh tĩnh của Ray mang đến cho người xem cảm giác nhẹ nhàng
Irving Penn (1917–2009) – Tinh tế và hiện đại
Irving Penn sinh ra và lớn lên ở Plainfield, New Jersey và học mỹ thuật ở Trường Mỹ thuật Công nghiệp và Bảo tàng Pennsylvania, Philadelphia. Irving Penn là nhiếp ảnh gia người Mỹ nổi tiếng với những shoot hình thời trang và những bức chân dung sắc sảo. Penn có mơ ước trở thanh một hoạ sĩ. Nhưng ngay khi cuốn tạp chí Vogue do ông thiết kế bìa được xuất bản thì sự nghiệp của Irving Penn lại rẽ sang một ngả khác. Ông bắt đầu thực hiện nhiều bộ ảnh độc đáo và trở thành một nhiếp ảnh gia lừng danh và khiến cả thế giới ngưỡng mộ vì những tấm ảnh chân dung và thời trang của mình.
Bức ảnh đầu tiên đăng trên tạp chí Vogue
Trong sự nghiệp của mình, Irving Penn đã cho ra đời hơn 9 cuốn sách ảnh và 2 bức vẽ tay. Những bức ảnh của ông không sử dụng nhiều đạo cụ mà chú ý thể hiện tối đa sự thanh lịch và sang trọng tối đa của người mẫu. Các bức hình là kết quả của sự kết hợp đơn giản và tinh tế.
Irving Penn cũng chính là người tạo ra bước ngoặt cho công nghệ in ảnh trong những năm 60 bằng cách dùng Patinum thay vì bạc thông thường. Với công nghệ này, bức ảnh in ra đẹp hơn, tông màu mượt mà hơn và trở thành một công đoạn quan trọng của quá trình chụp ảnh, tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều công sức hơn trong quá trình chuẩn bị và kiểm soát sự chính xác trong khi xử lý. Suốt 30 năm sau đó, Penn chăm chỉ in tất cả những tấm ảnh của mình, tái bản cả những tác phẩm trước đó theo công nghệ này, với một sự pha trộn hóa chất kỳ lạ và công đoạn phủ giấy vẽ được làm bằng tay khiến cho chiều sâu và độ sáng của bức ảnh tăng lên.
Gương mặt người lao động những năm 50 trong ảnh của Irving Penn
Với rất nhiều bức ảnh độc đáo, ông trở thành nhiếp ảnh gia lừng lẫy thế giới
Khi Irving Penn mất ngày 7 tháng 10 năm 2009, tờ New York Times đã gọi ông là một trong những nhiếp ảnh gia sung mãn và có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 của nhiếp ảnh thời trang. Câu nói của ông: “Photographing a cake can be art – Chụp một cái bánh cũng có thể là nghệ thuật” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều thế hệ nhiếp ảnh gia sau này.
Những bức ảnh của ông không sử dụng nhiều đạo cụ mà thể hiện tối đa sự thanh lịch
Andrew Mc Connell – Nóng hổi và trần trụi
Ảnh của Andrew luôn thể hiện sự nóng hổi của cuộc sống. Trong mỗi tác phẩm của ông đều có sự tương phản về màu sắc, bố cục, hình thái. Nếu người xem cảm nhận những bức ảnh xưa cũ với cái nhìn hoài niệm thì ảnh của Andrew cũng tông màu đó, cũng chủ đề đó lại gợi đến cho người xem cái gì đó khác lạ hơn.
Những bức ảnh của ông luôn thể hiện suwj trần trụi của thực tế cuộc sống
Những bức ảnh của Andrew thể hiện mọi góc cạnh của cuộc sống con người. Trong đó có cả những đau khổ và tận cùng nhất nhưng vẫn ánh lên sự trong sáng, lạc quan, tình yêu và niềm hy vọng. Theo một cách nào đó, Andrew luôn biết ghi lại những màu sắc, mảng miếng để truyền đi thông điệp của mình. Hoạt động nhiều ở Châu Phi, ảnh của Andrew phản ảnh lại chính xác cuộc sống của con người trên châu lục này. Với chuỗi ảnh chụp tại thủ đô của Ghana, Andrew mô tả lại niềm vui của trẻ nhỏ, sự nhọc nhằn của đám thanh thiếu niên, sự trăn trở của người lớn trong cái bãi rác linh kiện điện tử nhỏ bé của thành phố. Trong khi đó, ở chuỗi ảnh chụp tại dải Gaza, người xem như có thể cảm thấy sự tự do đang trở lại với người dân Palestin. Tông màu đen trắng càng khắc hoạ rõ nét hàm ý này của Andrew.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét