Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Bồng Lai mong một cây cầu

Chúng tôi là người dân ở một vùng miền núi thuộc thôn Bồng Lai, xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Từ ngàn đời nay, dân chúng tôi vẫn có một ước nguyện cháy bỏng, đó là có nho nhỏ bắc qua con sông Bùng (nơi từng là trọng điểm ác liệt trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh thời chống Mỹ), dù chỉ được bắc với hai tấm ván chông chênh thôi cũng đã tốt lắm rồi.
Người dân thôn Bồng Lai cõng con vượt sông Bùng đến trường - Ảnh: H.Thành
Đó không chỉ là ước nguyện của người lớn chúng tôi, mà còn là ước nguyện của 100 học sinh cấp I, II ở phía bên kia sông Bùng. Các em muốn được đến trường trên chính đôi chân của mình chứ không phải là trên vai hay tấm lưng của mẹ, cha. Vì từ bao năm qua, để con cháu có chút chữ trong người thì những người mẹ, người cha, người anh... chúng tôi đã phải cõng con, cõng cháu, cõng em trên lưng, hay ôm ngang hông để vượt qua dòng sông Bùng đến trường.
Ở đây hễ có mưa là nước chảy xiết, đến người lớn còn không dám lội sông huống gì con trẻ đến trường, vậy là các cháu nghỉ học, cô giáo nghỉ dạy dài dài. Có hôm các cháu vừa vào lớp, chưa kịp ổn định chỗ ngồi thì trời đổ mưa, thế là phụ huynh lũ lượt ùa vào trường, xin... cõng con về kẻo nước sông lên to không về được.
Ở thôn Bồng Lai có 270 hộ, 1.200 người. 50% trong số đó đang sống bên kia sông Bùng. Nghĩa là họ và con em họ hằng ngày đều phải qua sông Bùng. Buổi sáng họ cõng con qua sông đến trường, trưa đón con về đến nhà thì trời đã gần trưa. Quanh năm như thế nên chẳng còn mấy thời gian để lo ruộng rẫy.
Nhưng vì cái chữ luôn được coi trọng, nên hằng ngày bên dòng sông Bùng vẫn thấp thoáng bóng những đứa trẻ vai quàng cặp, líu ríu dắt nhau lội sông, hay ôm cổ mẹ cha... Có vậy trong trường học ở thôn chúng tôi mới có câu khẩu hiệu là “Hãy cứ bơi đi!”, như một thông điệp của học sinh lớp trước gửi lại cho lớp sau nhằm... động viên nhau vượt sông tìm chữ cho đời.
Lâu nay không phải dân chúng tôi không biết tự lo cho mình, mà là vì nghèo quá, nên bà con không tìm đâu ra được vài trăm triệu đồng để tự bắc cầu. Đã bao lần dân họp bàn rồi nhưng đành chịu.
Năm ngoái có một tổ chức ở TP.HCM tìm cách bắc cho dân chúng tôi một cây cầu treo cỡ vài trăm triệu đồng. Dân mừng vô hạn. Mừng, nhưng sau đó nghe ra chuyện họ làm thì thương lắm. Bởi từng đêm họ phải chia nhau đi hát kiếm tiền trong các quán cà phê, quán bar, hay tích cóp từ tiền túi của mình... Nhưng đến nay mới kiếm được khoảng 1/3 số tiền để làm chiếc cầu. Còn 2/3 nữa chắc có lẽ họ phải còn... đi hát dài dài.
Ở tỉnh Quảng Bình chúng tôi hiện nay không chỉ riêng Bồng Lai mà một vài nơi khác học sinh vẫn còn phải vượt sông đến trường như vậy đấy.
Nếu ngành giao thông để mắt tới chúng tôi, cho chúng tôi một cây cầu nho nhỏ thôi, chắc chắn nơi chúng tôi ở mới thật sự là Bồng Lai, chứ không phải như bây giờ, gọi là Bồng Lai mà chỉ toàn lo âu, khổ cực.
HẢI THÀNH

Tổng chi phí Đại lễ 1000 năm Thăng Long: 265 tỷ đồng

http://www.baomoi.com/Tong-chi-phi-Dai-le-1000-nam-Thang-Long-265-ty-dong/144/5341409.epi 

Sao kỳ quá vậy ta? Tiền làm lễ hội này lễ hội kia thì có mà tiền xây cầu cho dân thì không . . . . 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét