Các cuộc biểu tình do phe cánh tả tổ chức để đánh dấu ngày lễ Lao động 1/5 đang diễn ra trên toàn thế giới, với trọng tâm chính tập trung vào châu Âu và việc các chính phủ ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong khi bất ổn xã hội gia tăng.
Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có kế hoạch biểu tình lớn trên toàn quốc.
Trong khi đó tại một cuộc biểu tình ở Paris, lãnh đạo Mặt trận Dân tộc (NF) Marine Le Pen dự kiến sẽ nói với những người ủng hộ bà xem họ nên bỏ phiếu cho ai trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào Chủ nhật tới đây.
Phong trào “Biểu tình chiếm” đã kêu gọi một ngày 1/5 biểu tình trên khắp toàn cầu.
Những người biểu tình chống ‘thắt lưng buộc bụng’ sẽ đình công và biểu tình trên khắp Hy Lạp trong một ngày.
Phóng viên BBC Mark Lowen ở Athens cho biết các cuộc biểu tình ngày 1/5 đã trở thành một tổ chức, với nhiều cuộc đình công ở cả khu vực công cộng lẫn tư nhân và các cuộc gián đoạn giao thông công cộng.
Nhưng ông nói rằng có thể sẽ có ít bạo lực, vì tâm thế chung tập trung vào cuộc tổng tuyển cử hôm Chủ nhật, khi người dân Hy Lạp dự kiến sẽ trút sự tức giận của họ chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
'Không bỏ cho ai'
Các cuộc bầu cử ngày Chủ nhật cũng là trọng tâm chính tại Pháp.
Bà Le Pen dẫn đầu một cuộc diễu hành ở Paris tới tượng đài của thánh Joan, một nhân vật lịch sử mang tính biểu tượng của cánh hữu.
Bà đã hứa sẽ chỉ ra cho 6,5 triệu cử tri vốn ủng bà trong vòng đầu của cuộc bầu cử tổng thống rằng trong vòng hai diễn ra ngày Chủ nhật tới đây, họ nên bầu ai giữa đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy và ứng cử viên đảng Xã hội Francois Hollande.
Bà khẳng định với đám đông những người ủng hộ: "Chúng ta đang ảnh hưởng đến cuộc bầu cử."
Phóng viên BBC Gavin Hewitt nói có thể bà sẽ khuyên họ không bỏ cho ai.
Ông Sarkozy có kế hoạch xuất hiện tại cuộc biểu tình ở Quảng trường Trocadero, trong khi các công đoàn của Pháp sẽ diễu hành tới Bastille.
Ông đã gọi cuộc biểu tình là một điển hình về "công việc thực tế".
Ông Hollande thì nói rằng ông Sarkozy là Tổng thống của "thất nghiệp thực tế".
Cuộc biểu tình ngày 1/5 ở Tây Ban Nha theo dự kiến chủ yếu diễn ra ở Madrid vào khoảng 10:00 GMT, trong khi các công đoàn lao động của Bồ Đào Nha sẽ xuống đường vào buổi chiều.
Tại Nga, những người theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, đảng viên cộng sản và các đối thủ của Tổng thống sắp đăng nhiệm Vladimir Putin đều tổ chức các cuộc biểu tình riêng rẽ.
Ông Putin và Tổng thống sắp mãn nhiệm Dmitry Medvedev đều có sự xuất hiện hiếm hoi trên các đường phố của Moscow, dẫn đầu hơn 100.000 người trong một cuộc diễu hành theo phong cách Liên Xô trước đây với khẩu hiệu chính "Chào mừng ngày hội Lao động và mừng xuân."
Các nơi khác
Ở Mỹ, đang có kêu gọi biểu tình chống lại bất bình đẳng kinh tế toàn cầu.
Phong trào 'Occupy' từng thu hút sự chú ý quốc tế với các cuộc biểu tình Chiếm Phố Wall hồi tháng Chín năm ngoái, nhưng từ đó gặp khó khăn duy hoạt động do những người ủng hộ bị trục xuất ra khỏi các quảng trường công cộng trên khắp nước Mỹ.
Một tuyên bố của phong trào này kêu gọi tổ chức một ngày biểu tình của quần chúng thuộc con số 99% người nghèo và không có quyền lực trong xã hội vào ngày mùng Một tháng Năm.
Cuộc biểu tình chính của phong trào dự kiến diễn ra ở New York vào giờ cao điểm vào buổi chiều, trong khi các sự kiện phối hợp theo kế hoạch sẽ diễn ra ở San Francisco và một số địa điểm khác cùng ngày.
Tại châu Á, hàng nghìn người biểu tình cũng đã xuống đường ở Hong Kong với khoảng 5.000 công nhân tuần hành đòi tăng lương tối thiểu.
Tại Jakarta, Indonesia, hơn 9.000 công nhân kéo tới trụ sở nhà nước kêu gọi chính phủ trả lương tốt hơn và bảo vệ việc làm
Còn tại Manila, Philippines, khoảng 8.000 công nhân cũng có cuộc tập hợp gần dinh tổng thống để yêu sách tăng lương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét