Thân chào các bạn,Trong những năm gần đây, có một số người làm việc gì cũng tìm cho được ngày lành tháng tốt, hiện tượng này có lúc có nơi lại rộ lên, nên tôi muốn trao đổi khái quát với các bạn đôi điều, nhằm góp thêm tư liệu để các bạn rộng đường cân nhắc.
Thưa các bạn,
Vấn đề ngày lành tháng tốt có nội hàm rất rộng, không thể nói vài câu mà xong, lại không thể làm việc với thày (Tướng số) vài giờ mà được, bởi các lý do sau: Vì nội hàm ấy có nhiều thành tố phối hợp, đan xen, liên kết chặt chẽ, trong đó có 3 thành tố cơ bản là Thầy (Tướng số) - Sách (Sách coi ngày, giờ) - Lịch (Âm dương lịch, âm lịch), tôi sẽ trình bày lần lượt từng thành tố đó như sau:
1.Thầy:
+ Do nội hàm ngày lành tháng tốt chứa đựng quá nhiều nội dung có khái niệm hết sức mơ hồ, trừu tượng, ngôn ngữ ngoại nhập, liên kết, phối hợp, đan xen, hết sức rối rắm như: Tý ngọ mão dậu...Dần thân tỵ hợi...Thập can thập nhị chi... Ngũ hành tương khắc tương sinh...Càn khảm cấn chấn...Nhị thập bát tú...Chỉ sơ lược vài nét khởi đầu đã thấy viễn vông, chưa dám bàn đến bát quoái, kinh dịch, trên thông thiên văn dưới tường địa lý... Chỉ từng đó vậy thôi cũng đã đòi hỏi ông thâỳ phải có trình độ tối tiểu là cử nhân toán học vì rất cần đến biện luận logic. Sau đó phải kiên trì học tập nghiên cứu nhiều năm, lại còn phải trau dồi chữ tâm thật trong sáng, vì ông thầy liên quan đến nhiều vấn đề hệ trọng đến sinh mạng con người, từ tháng đẻ giờ sinh, cho đến quan hôn tang tế, hiếu hĩ, thần linh, tôn miếu xã tắc. Vị thầy tối thiểu như thế tìm đâu ra.??? Ngày xưa có một số cụ Đồ, cụ Tú làm việc này. Còn ngày nay thì !!! Các bạn tự nghiên cứu một số thầy mà các bạn đã gặp thì sẽ rõ.
Vậy chúng ta có giám giao sinh mạng của mình, giao nội gia đại sự nhà mình cho người khác định đoạt không các bạn ???
2.Sách:Chọn tìm được sách tốt khó hơn "Đáy bễ mò kim" . Ở đây tôi chỉ bàn trên 2 yếu tố:
+Tin vào sách thì không còn ngày nào tốt để hành sự (Tận tín ư thư bất như vô thư):
Theo sách thì tất cả các ngày sau đây đều là ngày xấu : Thọ tử, Tam nương, Kim thần thất sát, Tam tang, Trùng tang, Trùng phục, Không phòng, Không sàng, Sát chủ (Mỗi tháng có ít nhất 1 ngày), Nguyệt kỵ (Mồng 3, 13, 23, mồng 8, 18, 28, Dân gian thì mồng 5, 14, 23. Đi chơi cũng lỗ, huống là đi buôn), Hắc đạo (Khoảng 10 ngày mỗi tháng), Nguyệt tận (Ngày cuối tháng), Ngày sóc, Ngày vọng (Ngày đầu tháng và ngày giữa tháng)... Nếu gặp năm phạm Kim lâu thì cả năm đó ngày nào cũng xấu, không làm việc gì được cả (Nhất là làm nhà, đám cưới...). Nếu rà soát còn sót lại ngày nào thì hãy xem chừng, nếu trùng vào ngày tuổi thì cũng trở thành ngày xấu, ngày tốt không phải tốt cả ngày, mà chỉ được mấy giờ thôi, có khi giờ tốt lại rơi vào ban đêm, mà theo các cụ, đại sự không được làm vào ban đêm, nó thuộc âm, khuất tất, tối phải có sáng (Dạ gian phi đạo tắc dâm chẵng lành)... Đó là mới rà theo 1 sách, nếu đối chiếu nhiều sách, thì cả đời người chắc chắn không có ngày nào tốt cả .
+Quá nhiều sách, nội dung sách lại chống nhau:Sách Tàu có, sách ta có, sách tồn tại đã lâu, chữ còn, chữ mất, sách tái bản thì chữ nghĩa lung tung tam sao thất bản. Nội dung sách đá nhau, cùng một ngày giờ cụ thể mà quyển này ghi tốt, quyển khác lại ghi xấu, các bạn hãy để vài ba quyễn sách của các tác giã khác nhau, thử đối chiếu dăm bảy ngày, chắc các bạn sẽ thấy rõ điều này. Thậm chí có quyễn sách trang trước trang sau vẫn không thống nhất, tác giã nào cũng đều là chiêm tinh gia cả!!!. Liệu ta biết tin ai ???. Thường trong các đám cưới hay cãi nhau ngày giờ cũng do mỗi thầy, mỗi sách mà ra cả. Có ông Vua thời nhà Trần, mẹ ông ta chết Thầy bảo sang năm mới chôn, chôn năm nay hại tế chủ, Vua bảo nhà ngươi có biết chắc rằng ta sống đến sang năm không ? Bẩm hạ thần không biết. Vua phán chôn ngay, nếu sang năm ta chết thì có phải là ta đã làm được một việc hệ trọng rồi phải không?.
Vậy ta chọn sách nào? Liệu ta có giám tin vào sách nữa không ???
3.Lịch:Thầy chỉ theo sách, lỗi thầy mặc sách mà, xem sách xong, thầy phán ngày giờ, rồi theo lịch hiện nay mà thực hiện, đây là sai lầm nghiêm trọng, giờ ngày sách ghi, là theo lịch của thời điểm cùng với sách, bây giờ đã vất bỏ các lịch đó đi lâu lắm rồi, lịch ngày nay không hề giống lịch thời xưa ấy được, chỉ nói gần đây thôi, thời nhà Nguyễn (Gia Long), có Khâm thiên giám của triều định, mỗi năm soạn ra một lịch theo sự vận chuyển của tinh tú, gần đây năm 1976, nhà nước cũng đã thay lại lịch rồi. Lịch ta lịch Tàu không giống nhau, ta ăn tết không trùng với Tàu cũng đã nhiều năm, thậm chí có năm ta 13 tháng mà Tàu chỉ 12 tháng. Các bạn cần xem thêm "Vào Google gõ Cách soạn âm dương lịch thì vấn đề này được rõ ràng hơn". Các bạn thử suy nghĩ xem: Lấy sách cũ mà dùng vào lịch mới, lấy sách Tàu mà tra vào lịch ta!!! Quá ư khập khễnh. Lại bàn về giờ, hiện nay ở nước ta đang có 3 loại giờ khác nhau: Theo công lịch và một số sách thì hết giờ thứ 24 là bắt đầu ngày mới (Giờ Tý), một số sách khác lại cộng thêm mấy chục phút nữa tùy theo tháng, loại sách khác nữa thì qui định hết giờ thứ 23 là bắt đầu ngày mới (Giờ tý) Ai đúng ai sai ? Như ở thủ đô Trung quốc giờ Dần trời sắp sáng (Dần eo éo, Mẹo sáng ngay mà), trong khi đó các tỉnh cực tây Trung quốc còn hơn 4 giờ nữa trời mới sáng (Trung quốc lấy giờ ở thủ đô qui định chung cho cả nước). Ta làm sao biết được sách đó viết vào thời gian nào, viết ở chỗ nào mà tra giờ ?. Giờ sai dẫn đến ngày tháng năm đều sai... Điều đáng lưu ý là: Chọn ngày giờ chủ yếu dựa vào "Nhị thập bát tú", theo qui luật vũ trụ thì "Vật đổi sao dời" Chỉ một lần động đất ở Nhật mà quả địa cầu đã dịch chuyển, thử hỏi từ ngàn xưa đến nay sự dịch chuyễn đó là bao nhiêu làm sao thầy biết mà phán ? Trong khi sách chỉ là bản cũ gia truyền. "Sao chiếu mạng" có còn chiếu trúng nữa đâu mà sợ mà lo. Nói đi rồi nói lại, dân ta hơn 60% theo đạo Nho, đạo Phật, đạo Thiên Chúa mà cả 3 tôn giáo ấy có kinh sách nào nói về ngày giờ tốt xấu đâu. Trên thế giới có mấy nước coi ngày giờ, thử so sánh đời sống của ta với họ xem sao ???
Tưởng bấy nhiêu cũng đủ để chúng ta cùng suy gẫm.
Thưa các bạn,
Vấn đề ngày lành tháng tốt có nội hàm rất rộng, không thể nói vài câu mà xong, lại không thể làm việc với thày (Tướng số) vài giờ mà được, bởi các lý do sau: Vì nội hàm ấy có nhiều thành tố phối hợp, đan xen, liên kết chặt chẽ, trong đó có 3 thành tố cơ bản là Thầy (Tướng số) - Sách (Sách coi ngày, giờ) - Lịch (Âm dương lịch, âm lịch), tôi sẽ trình bày lần lượt từng thành tố đó như sau:
1.Thầy:
+ Do nội hàm ngày lành tháng tốt chứa đựng quá nhiều nội dung có khái niệm hết sức mơ hồ, trừu tượng, ngôn ngữ ngoại nhập, liên kết, phối hợp, đan xen, hết sức rối rắm như: Tý ngọ mão dậu...Dần thân tỵ hợi...Thập can thập nhị chi... Ngũ hành tương khắc tương sinh...Càn khảm cấn chấn...Nhị thập bát tú...Chỉ sơ lược vài nét khởi đầu đã thấy viễn vông, chưa dám bàn đến bát quoái, kinh dịch, trên thông thiên văn dưới tường địa lý... Chỉ từng đó vậy thôi cũng đã đòi hỏi ông thâỳ phải có trình độ tối tiểu là cử nhân toán học vì rất cần đến biện luận logic. Sau đó phải kiên trì học tập nghiên cứu nhiều năm, lại còn phải trau dồi chữ tâm thật trong sáng, vì ông thầy liên quan đến nhiều vấn đề hệ trọng đến sinh mạng con người, từ tháng đẻ giờ sinh, cho đến quan hôn tang tế, hiếu hĩ, thần linh, tôn miếu xã tắc. Vị thầy tối thiểu như thế tìm đâu ra.??? Ngày xưa có một số cụ Đồ, cụ Tú làm việc này. Còn ngày nay thì !!! Các bạn tự nghiên cứu một số thầy mà các bạn đã gặp thì sẽ rõ.
Vậy chúng ta có giám giao sinh mạng của mình, giao nội gia đại sự nhà mình cho người khác định đoạt không các bạn ???
2.Sách:Chọn tìm được sách tốt khó hơn "Đáy bễ mò kim" . Ở đây tôi chỉ bàn trên 2 yếu tố:
+Tin vào sách thì không còn ngày nào tốt để hành sự (Tận tín ư thư bất như vô thư):
Theo sách thì tất cả các ngày sau đây đều là ngày xấu : Thọ tử, Tam nương, Kim thần thất sát, Tam tang, Trùng tang, Trùng phục, Không phòng, Không sàng, Sát chủ (Mỗi tháng có ít nhất 1 ngày), Nguyệt kỵ (Mồng 3, 13, 23, mồng 8, 18, 28, Dân gian thì mồng 5, 14, 23. Đi chơi cũng lỗ, huống là đi buôn), Hắc đạo (Khoảng 10 ngày mỗi tháng), Nguyệt tận (Ngày cuối tháng), Ngày sóc, Ngày vọng (Ngày đầu tháng và ngày giữa tháng)... Nếu gặp năm phạm Kim lâu thì cả năm đó ngày nào cũng xấu, không làm việc gì được cả (Nhất là làm nhà, đám cưới...). Nếu rà soát còn sót lại ngày nào thì hãy xem chừng, nếu trùng vào ngày tuổi thì cũng trở thành ngày xấu, ngày tốt không phải tốt cả ngày, mà chỉ được mấy giờ thôi, có khi giờ tốt lại rơi vào ban đêm, mà theo các cụ, đại sự không được làm vào ban đêm, nó thuộc âm, khuất tất, tối phải có sáng (Dạ gian phi đạo tắc dâm chẵng lành)... Đó là mới rà theo 1 sách, nếu đối chiếu nhiều sách, thì cả đời người chắc chắn không có ngày nào tốt cả .
+Quá nhiều sách, nội dung sách lại chống nhau:Sách Tàu có, sách ta có, sách tồn tại đã lâu, chữ còn, chữ mất, sách tái bản thì chữ nghĩa lung tung tam sao thất bản. Nội dung sách đá nhau, cùng một ngày giờ cụ thể mà quyển này ghi tốt, quyển khác lại ghi xấu, các bạn hãy để vài ba quyễn sách của các tác giã khác nhau, thử đối chiếu dăm bảy ngày, chắc các bạn sẽ thấy rõ điều này. Thậm chí có quyễn sách trang trước trang sau vẫn không thống nhất, tác giã nào cũng đều là chiêm tinh gia cả!!!. Liệu ta biết tin ai ???. Thường trong các đám cưới hay cãi nhau ngày giờ cũng do mỗi thầy, mỗi sách mà ra cả. Có ông Vua thời nhà Trần, mẹ ông ta chết Thầy bảo sang năm mới chôn, chôn năm nay hại tế chủ, Vua bảo nhà ngươi có biết chắc rằng ta sống đến sang năm không ? Bẩm hạ thần không biết. Vua phán chôn ngay, nếu sang năm ta chết thì có phải là ta đã làm được một việc hệ trọng rồi phải không?.
Vậy ta chọn sách nào? Liệu ta có giám tin vào sách nữa không ???
3.Lịch:Thầy chỉ theo sách, lỗi thầy mặc sách mà, xem sách xong, thầy phán ngày giờ, rồi theo lịch hiện nay mà thực hiện, đây là sai lầm nghiêm trọng, giờ ngày sách ghi, là theo lịch của thời điểm cùng với sách, bây giờ đã vất bỏ các lịch đó đi lâu lắm rồi, lịch ngày nay không hề giống lịch thời xưa ấy được, chỉ nói gần đây thôi, thời nhà Nguyễn (Gia Long), có Khâm thiên giám của triều định, mỗi năm soạn ra một lịch theo sự vận chuyển của tinh tú, gần đây năm 1976, nhà nước cũng đã thay lại lịch rồi. Lịch ta lịch Tàu không giống nhau, ta ăn tết không trùng với Tàu cũng đã nhiều năm, thậm chí có năm ta 13 tháng mà Tàu chỉ 12 tháng. Các bạn cần xem thêm "Vào Google gõ Cách soạn âm dương lịch thì vấn đề này được rõ ràng hơn". Các bạn thử suy nghĩ xem: Lấy sách cũ mà dùng vào lịch mới, lấy sách Tàu mà tra vào lịch ta!!! Quá ư khập khễnh. Lại bàn về giờ, hiện nay ở nước ta đang có 3 loại giờ khác nhau: Theo công lịch và một số sách thì hết giờ thứ 24 là bắt đầu ngày mới (Giờ Tý), một số sách khác lại cộng thêm mấy chục phút nữa tùy theo tháng, loại sách khác nữa thì qui định hết giờ thứ 23 là bắt đầu ngày mới (Giờ tý) Ai đúng ai sai ? Như ở thủ đô Trung quốc giờ Dần trời sắp sáng (Dần eo éo, Mẹo sáng ngay mà), trong khi đó các tỉnh cực tây Trung quốc còn hơn 4 giờ nữa trời mới sáng (Trung quốc lấy giờ ở thủ đô qui định chung cho cả nước). Ta làm sao biết được sách đó viết vào thời gian nào, viết ở chỗ nào mà tra giờ ?. Giờ sai dẫn đến ngày tháng năm đều sai... Điều đáng lưu ý là: Chọn ngày giờ chủ yếu dựa vào "Nhị thập bát tú", theo qui luật vũ trụ thì "Vật đổi sao dời" Chỉ một lần động đất ở Nhật mà quả địa cầu đã dịch chuyển, thử hỏi từ ngàn xưa đến nay sự dịch chuyễn đó là bao nhiêu làm sao thầy biết mà phán ? Trong khi sách chỉ là bản cũ gia truyền. "Sao chiếu mạng" có còn chiếu trúng nữa đâu mà sợ mà lo. Nói đi rồi nói lại, dân ta hơn 60% theo đạo Nho, đạo Phật, đạo Thiên Chúa mà cả 3 tôn giáo ấy có kinh sách nào nói về ngày giờ tốt xấu đâu. Trên thế giới có mấy nước coi ngày giờ, thử so sánh đời sống của ta với họ xem sao ???
Tưởng bấy nhiêu cũng đủ để chúng ta cùng suy gẫm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét