Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

‘Khai ruộng’, người kéo bừa thay trâu



Theo: Tiền phong
-
Trong khi nhiều người vẫn còn đang ăn Tết, du xuân… thì nông dân ở nhiều nơi phải ra đồng làm việc. Không trâu, không tiền thuê máy, một số hộ nông dân ở  Hưng Yên phải dùng sức người kéo bừa
Sáng mùng 6 Tết, ông Phạm Văn Kháng, 47 tuổi (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng con trai ra bừa khoảnh ruộng nhỏ ngay giáp quốc lộ 5. Sợi dây thừng được buộc vào hai đầu chiếc bừa, con trai ông Kháng vòng qua bụng, hai tay nắm chặt dây, kéo bừa đi. Đằng sau, ông Kháng lựa chiếc bừa đi theo bước chân con trai.
“Nhà tôi không có trâu. Mà trong làng cũng chẳng còn ai nuôi trâu, bò để mượn. Khoảnh ruộng thì nhỏ, thuê máy bừa vừa tốn tiền, vừa hỏng bờ, nên hai bố con làm cho tiện” – Ông Kháng cho biết.
Cách ruộng của ông Kháng vài khoảnh, dù ruộng khá rộng, nhưng cô Hòe (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng ba con gái cũng đang bừa ruộng bằng sức người. Cô Hòe cầm bừa, trong khi ba cô con gái ra sức kéo chiếc bừa trên ruộng cạn.
Ông Kháng cho biết, với những cánh đồng lớn, cả làng thường thuê máy cày, máy bừa, nhưng với những khoảnh ruộng nhỏ, làm riêng rẽ từng hộ… do không có trâu, bò, tiết kiệm tiền thuê máy, nên thường tận dụng sức người để cuốc, bừa ruộng.
 
 
 Nhộn nhịp ngày hội "tịch điền" mong ấm no, Tin tức trong ngày,
Nguyên chủ tịch Nguyễn Minh Triết thực hiện đường cày khai hội tịch điền Đọi Sơn 2010.24h.
 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dắt trâu cày ruộng 2012.Truongtoc.
 
Không có trâu, con trai ông Kháng phải kéo bừa cho bố. Ảnh: Trường Phong.

Bốn mẹ con cô Hòe cũng đang cố gắng bừa thửa ruộng cạn. Ảnh: Trường Phong.

Dưới dây là hình ảnh trước năm 1945. Sau 66 năm của chế độ XHCN vẫn vậy sao???
Nguồn: TP/Google
.
Categories: Xã hội
  1. Chưa có phản hồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét