Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Chuẩn bị đối diện với 20000 giáo dân Thái Hà ?
Diễn tập chống khủng bố tấn công trụ sở UBND phường

Viettin: Không cần phải diễn tập chống khủng bố, vì điều này khó xảy ra, nhưng diễn tập làm thế nào ngăn cản làn sóng căm phẫn của người dân, tràn vào hang ổ của bọn côn đồ để đòi lại công bằng, đòi lại quyền làm người ... là chuyện nhất định phải xảy ra trong một tương lai không xa. Để tránh điều này, việc đầu tiên mà Đảng và Nhà Nước có thể làm được, là từ bỏ hành động khủng bố, đối với người dân lành.


  Viettin: Các Quan cộng sản vốn hống hách, coi dân chúng chẳng ra gì. Hiện tượng "câm mồm" này, làm người ta nhớ lại năm 2005, khi Thủ tướng Phan Văn Khải đến ỹ, trong một cuộc phỏng vấn, bị phóng viên chất vấn, Quan lớn này đã ra lệnh cho đàn em: Đuổi thằng đó ra ngoài !


Viettin: Không cần phải là nhà ngoại giao mới nhìn thấy điều này, mà người Việt khắp nơi trên thế giới đều nhìn thấy dã tâm của Trung Quốc. Điều mà mọi người không nhìn thấy được là, tại sao Đảng CSVN vẫn đàn áp những người biểu tình chống bọn xâm lược Trung Quốc ?

Nga mất bao nhiêu tiền bán vũ khí vì Gaddafi chết?
Cập nhật lúc: 08:00:08 AM, 04/11/2011
Việc nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi bị lật đổ đã khiến Nga mất hàng chục tỷ đôla trong những khoản thu nhập tiềm năng từ các hợp đồng vũ khí.
Libya mới không có hợp đồng vũ khí nào với Nga.

Nga, nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, thường xuyên nói đến các tổn hại trị giá 4 tỷ USD trong các hợp đồng vũ khí với Libya. "Con số 4 tỷ chỉ là trên danh nghĩa, khoản thu nhập mất thực sự có thể lên tới hàng chục tỷ đôla", Mikhail Dmitriyev, Giám đốc Ban Hợp tác Kỹ thuật và Quân sự liên bang Nga, cho biết.
"Chắc chắn có nhiều thiệt hại... Chúng tôi không có hợp đồng nào với ban lãnh đạo mới của Libya trong lĩnh vực quốc phòng", ông Dmitriyev nói chuyện với các phóng viên ở St Petersburg, phía bắc nước Nga.
Thời gian qua, Kremlin đã bị một số nhà ngoại giao chỉ trích vì có lập trường không rõ ràng trong cuộc khủng hoảng Libya: không ủng hộ cuộc cách mạng do phương Tây hậu thuẫn chống Gaddafi, tán thành các lệnh cấm vận chống lại ông này và thừa nhận hành động quân sự của phương Tây.
Các công ty của Nga đã đầu tư hàng trăm triệu đôla vào khai thác dầu và khí đốt ở Libya, và Tập đoàn Đường sắt Nga đang xây dựng một tuyến đường sắt theo một hợp đồng 3 tỷ USD.
Các hợp đồng vũ khí được ký kết dưới thời Gaddafi chiếm 12% trong xuất khẩu vũ khí năm 2010 của Nga, với tổng trị giá 10 tỷ USD. Một lệnh cấm vận vũ khí được áp đặt từ tháng 2 khiến cho Nga thiệt hại 4 tỷ USD về các hợp đồng mới.
Moscow đã bán cho Gaddafi nhiều súng và rocket được sử dụng chống lại lực lượng nổi dậy.
Nhưng Nga ủng hộ một nghị quyết ban đầu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt lên Gaddafi và chính phủ của ông nhưng lại bỏ phiếu trắng một nghị quyết hồi tháng 3 cho phép can thiệp quân sự.
Các hãng dầu lửa của Nga có rất nhiều lợi ích ở Libya, từ một hợp đồng đổi chác tài sản giữa ENI của Italia và tập đoàn Gazprom tới một mối quan hệ cung ứng dầu thô giữa Libya và một nhà máy lọc dầu lớn ở Địa Trung Hải, nơi hãng LUKOIL là một cổ đông.
Đại sứ của ông Medvedev tại châu Phi, Mikhail Margelov, cho biết hôm 2/11 rằng Gazprom Neft và ENI đã phục hồi liên doanh của họ ở Libya và ông không thấy có lý do nào để các hợp đồng lớn khác bị xem xét lại.
"Tôi không thấy có lý do nào để các nhà chức trách Libya xét lại những hợp đồng này. Chúng mang lại lợi nhuận cho cả chúng tôi và họ. Chúng tôi sẽ không mất bất kỳ một dự án nào về hạ tầng và dầu lửa, tôi chắc chắn điều đó".
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Alexander Dyukov của Gazprom Neft nói với các phóng viên hôm 29/10 rằng, hợp đồng - trong đó Gazprom sẽ tiếp quản dự án Elephant ở Libya như một phần trong cuộc trao đổi lấy các tài sản khí đốt ở Nga - vẫn dễ bị điều kiện bất khả kháng.
Theo Vietnamnet


Con trai Gaddafi thách thức lệnh bắt của Interpol
Cập nhật lúc: 07:00:20 AM, 04/11/2011
Saadi Gaddafi, một trong những người con trai còn sống của nhà lãnh đạo quá cố Libya Muammar Gaddafi, đã lên tiếng thách thức lệnh bắt của Interpol vào ngày 2-11.
Saadi Gaddafi thời còn là công tử mê bóng đá - Ảnh: Reuters

Hãng tin Mỹ CNN dẫn lời một luật sư của Saadi nói rằng lệnh bắt nói trên là có động cơ chính trị và để phục vụ cho chính quyền không hợp pháp hiện giờ ở Libya.
Saadi hiện đang ở Niger. Ông Gaddafi và ba người con trai đã bị sát hại trong cuộc chiến và vài người con của ông hiện đang lưu lạc ở Algeria.
Nick Kaufman, luật sư của Saadi, nói với CNN rằng ông đã yêu cầu tổng thư ký Interpol thu hồi lệnh bắt do nó vi phạm hai điều khoản trong hiến chương của tổ chức này. Kaufman cho rằng lệnh bắt vi phạm điều ba vì quyết định đưa ra lệnh bắt khẩn cấp hoàn toàn là do động cơ chính trị bởi Interpol “biết hoặc phải biết” rằng Hội đồng chuyển đổi quốc gia Libya (NTC) “đang săn đuổi gia đình Gaddafi”.
Ngoài ra, theo lời Kaufman, lệnh bắt khẩn cấp cũng vi phạm điều 4 vì NTC “không có đại diện hợp pháp ở Interpol”. Kaufman cũng cho rằng Saadi ít dính líu đến các hoạt động chính trị của nhà Gaddafi, mà đơn giản chỉ là một người “đã làm việc không mệt mỏi để phát triển bóng đá ở Libya, tự hào đã vận động giúp Libya được đăng cai giải vô địch bóng đá châu Phi 2013”.
Saif al-Islam Gaddafi, một người con trai khác của ông Gaddafi và được coi là người thừa kế tư tưởng của ông, cũng bị Interpol phát lệnh truy nã. Hiện không ai biết ông Saif đang ở đâu.
Theo Tuổi Trẻ


Ông Gaddafi đã không thức thời!
Cập nhật lúc: 02:20:51 PM, 04/11/2011
Vạn vật đều có một mùa của chúng và có một thời khắc cho mỗi việc dưới bầu trời này: có một thời để được, có một thời để mất, có một thời để giữ, có một thời để vứt bỏ!
Nhiều người Libya xếp hàng ở Misrata ngày 22-10 để tận mắt thấy thi thể ông Muammar Gaddafi - Ảnh: Reuters

Cái chết của nhà lãnh đạo bị lật đổ Muammar Gaddafi ở Libya quả rất đáng tiếc! Ông phải chết cho dù Tòa án hình sự quốc tế có muốn ông phải sống đi nữa để đưa ông và con cái ra xét xử về các “tội ác chống lại nhân loại dưới hình thức các vụ giết người khắp đất nước Libya bởi bộ máy nhà nước cùng lực lượng an ninh Libya”. Song như trong mọi cuộc lật đổ bạo lực khác, hiếm khi nào không “nhổ cỏ, nhổ tận gốc” để tránh hậu họa một khi “đương sự” còn sống.
Ông Gaddafi quả đã không thức thời để hiểu rằng muốn hay không muốn, ông cũng phải chấp hành nghị quyết ngày 17-3-2011 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. “Hội đồng Bảo an yêu cầu: 1-Thực hiện ngay ngưng bắn và chấm dứt toàn bộ mọi hoạt động vũ lực cùng mọi sự tấn công và ngược đãi thường dân. 2-Thiết lập vùng cấm bay trên toàn cõi Libya. 3-Cho phép mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân cùng các khu dân cư...”.
Ông đã không nhận ra rằng nghị quyết này một khi đã được 15/15 quốc gia thành viên thông qua hoặc bỏ phiếu trắng có nghĩa ông đã bị xem như là “có lỗi” rồi và đang ở trong “tầm ngắm” của những thế lực quốc tế muốn “lấy đầu” ông qua trung gian là Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Chỉ cần một nghị quyết như thế là đủ để kết liễu ông rồi. Song ông lại không thức thời để nhận ra rằng lần này Nga và Trung Quốc đã không phủ quyết như vẫn thường phủ quyết, coi như “định mệnh đã an bài” và ông không tài nào “cải số” được nữa, nhất là bằng vũ lực!
Nếu ông đủ tỉnh táo để “đọc” nghị quyết đó, có lẽ ông đã phải nhận ra cái gọi là “lệnh cấm bay” chỉ là thứ yếu, đứng sau yêu cầu thứ nhất là “ngưng bắn và chấm dứt toàn bộ mọi hoạt động vũ lực cùng mọi sự tấn công và ngược đãi thường dân”. Nếu ông hiểu đó mới là cái “thòng lọng” hờm sẵn, có lẽ ông đã không làm như ông đã làm, để ba tháng sau, ngày 27-6, Tòa án hình sự quốc tế có cơ sở để ra bản cáo trạng số ICC-01/11, trong đó liệt kê tội trạng ông như sau: “Trong diễn văn trên truyền hình nhà nước ngày 15-1-2011 cùng trong một loạt diễn văn sau đó, Muammar Gaddafi và con trai mình là Saif Al-Islam vốn đang nắm quyền thủ tướng trong thực tế đã khẳng định ý định tận diệt mọi sự phản kháng chống chế độ...
Hôm 22-2-2011, Muammar Gaddafi tuyên bố: Chúng ta sẽ di dời hàng triệu người để lành mạnh hóa từng centimet của đất nước Libya, từng ngôi nhà, từng con ngõ... Về vấn đề vừa nêu, tòa ghi nhận có những chứng cớ cho thấy: 1- Lực lượng an ninh đã trải ra trên khắp nước. 2- Đã có những hoạt động tuyển mộ người nước ngoài làm lính đánh thuê để yểm trợ cho bộ máy an ninh. 3-Đã có những chỉ thị ra lệnh tuyển 2.000 người chuẩn bị sẵn sàng hành động tại Benghazi...”.
Nếu ông đủ tỉnh táo như ông từng tỉnh táo, có lẽ ông đã không chết và vô số người Libya thuộc cả hai phe, nhất là thường dân, cũng đã không phải chết! Thật vậy, cách đây năm năm, chỉ sáu ngày sau khi ông Saddam Hussein của Iraq bị bắt, ông Gaddafi đã lẹ làng tuyên bố từ bỏ chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời hoan nghênh quốc tế đến thanh tra xem ông có “nói là làm” hay không.
Trước đó năm 2003, ông đã chịu “nhận trách nhiệm về hành động của các viên chức Libya” về cái chết của 259 người trên chuyến bay 103 của Hãng hàng không Mỹ Pan Am bị nghi do tình báo Libya đánh bom rơi trên bầu trời Lockerbie ngày 21-12-1988, và chi 2,7 tỉ USD cho gia đình các nạn nhân.
Phải nói là những “bài học xương máu” của phe Taliban ở Afghanistan năm 2001 và của ông Saddam Hussein năm 2003 ở Iraq đã tác động rất nhiều đến khả năng thức thời của ông Gaddafi. Tiếc thay, lần này ông đã không nhận ra đâu là điều khoản sinh tử trong nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an!
Thức thời là điều mà nay đặt ra cho không ít người trong hoàn cảnh như ông Gaddafi.
Theo Tuổi Trẻ
----------------------------
Viettin: Nội dung bài báo này nên dành cho những người đang cầm quyền tại Việt Nam
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét