11/09/2011 06:30
(VTC News) - Trăn có thể nuốt chửng những con mồi to như lợn rừng, hươu, nai, cá sấu, hà mã, thậm chí cả người... mà không hề bị nghẹn.
Trăn là loài lớn nhất trong họ hàng nhà rắn. Trên thế giới có rất nhiều loài trăn khác nhau, loài nhỏ dài cỡ đôi ba mét, loài lớn nhất có thể đến 15m, nặng ngót nửa tấn.
Trăn thường sinh sống ở nơi râm mát, ẩm ướt. Ban ngày chúng ngủ, ban đêm mới mò đi kiếm ăn. Chúng là loài ngủ đông, do đó, để chuẩn bị cho quá trình ngủ đông, chúng kiếm mồi xơi căng bụng.
Điều ấn tượng nhất về loài này, gây cảm giác khiếp sợ cho con người, là cách ăn của chúng. Chúng tấn công mồi bằng cách quăng mình ngoạm, rồi dùng thân chắc như thép cuốn chết con mồi, sau đó dùng khả năng đặc biệt để nuốt con mồi vào bụng.
Bộ hàm của trăn cấu tạo vô cùng đặc biệt. Răng trăn cong vào trong nên không cản đường đi của con mồi, nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn. Thậm chí, gặp những con mồi quá lớn, nó sẽ tự tháo khớp hàm ra để có thể mở rộng miệng như một cái ống to gấp nhiều lần cơ thể. Với khả năng đặc biệt đó, trăn có thể nuốt chửng những con mồi to như lợn rừng, hươu nai, cá sấu, hà mã, thậm chí cả người... mà không hề bị nghẹn.
Sau đây là những hình ảnh rợn tóc gáy về khả năng nuốt con mồi của loài trăn:
http://vtc.vn/394-301072/phong-su-kham-pha/ron-nguoi-voi-canh-tran-nuot-con-moi.htm
Trăn là loài lớn nhất trong họ hàng nhà rắn. Trên thế giới có rất nhiều loài trăn khác nhau, loài nhỏ dài cỡ đôi ba mét, loài lớn nhất có thể đến 15m, nặng ngót nửa tấn.
Trăn thường sinh sống ở nơi râm mát, ẩm ướt. Ban ngày chúng ngủ, ban đêm mới mò đi kiếm ăn. Chúng là loài ngủ đông, do đó, để chuẩn bị cho quá trình ngủ đông, chúng kiếm mồi xơi căng bụng.
Điều ấn tượng nhất về loài này, gây cảm giác khiếp sợ cho con người, là cách ăn của chúng. Chúng tấn công mồi bằng cách quăng mình ngoạm, rồi dùng thân chắc như thép cuốn chết con mồi, sau đó dùng khả năng đặc biệt để nuốt con mồi vào bụng.
Bộ hàm của trăn cấu tạo vô cùng đặc biệt. Răng trăn cong vào trong nên không cản đường đi của con mồi, nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng nên có thể nuốt được những con mồi lớn. Thậm chí, gặp những con mồi quá lớn, nó sẽ tự tháo khớp hàm ra để có thể mở rộng miệng như một cái ống to gấp nhiều lần cơ thể. Với khả năng đặc biệt đó, trăn có thể nuốt chửng những con mồi to như lợn rừng, hươu nai, cá sấu, hà mã, thậm chí cả người... mà không hề bị nghẹn.
Sau đây là những hình ảnh rợn tóc gáy về khả năng nuốt con mồi của loài trăn:
Cấu tạo bộ hàm của trăn rất đặc biệt giúp chúng có thể nuốt được con mồi lớn gấp nhiều lần cơ thể chúng. |
Trăn quấn bóp chết con mồi. |
Bóp chết mồi, chúng bắt đầu nuốt con mồi. |
Con chuột túi khá lớn đã bị chui tọt vào bụng con trăn khá nhỏ. |
Con trăn này còn xơi cả cá sấu. |
Ở Indonesia trăn còn nuốt cả người. |
Đôi khi, trăn cũng mất mạng vì xơi phải con mồi quá dữ dằn. Con trăn này đã chết khi nuốt con cá sấu quá lớn. |
http://vtc.vn/394-301072/phong-su-kham-pha/ron-nguoi-voi-canh-tran-nuot-con-moi.htm
Trần Bình Thủy (Tổng hợp ảnh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét