Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Những dấu mốc trong cuộc đời trùm khủng bố bin Laden

1/5/2012 là tròn 1 năm sự kiện trùm khủng bố khét tiếng thế giới bị tiêu diệt tại nơi trú ẩn ở Pakistan. Cùng nhìn lại cuộc đời của triệu phú khủng bố Osama bin Laden.

 

Trùm khủng bố Osama bin Laden.
Năm 1957: Osama bin Laden ra đời tại Ruyadh, là một trong năm người con trong gia đình tỉ phú Mohammad bin Laden, một ông trùm trong ngành xây dựng. Mẹ ông là người gốc Syria.
Năm 1969: Cha Osama bin Laden chết trong một vụ tai nạn trực thăng. Được thừa kế gia tài trị giá 80 triệu USD thời điểm đó, Osama bin Laden thực sự là một trong những triệu phú nhỏ tuổi nhất thế giới.
Năm 1984: Bin Laden tới Afghanistan theo lời kêu gọi thánh chiến chống lại quân đội Liên Xô. Tại đây, Osama bin Laden đã tài trợ và chỉ huy một lực lượng 20.000 chiến binh Hồi giáo được chiêu mộ từ khắp nơi trên thế giới.
Năm 1988: Bin Laden thành lập tổ chức al-Qaeda và trở thành chỉ huy tối cao của lực lượng này.
Năm 1989: Liên Xô rút khỏi Afghanistan.
Năm 1991: Một liên minh do Mỹ dẫn đầu đã phát động cuộc chiến tranh để trục xuất các lực lượng Iraq khỏi Kuwait mà quân đội Baghdad đã chiếm đó trước đó. Bin Laden tuyên bố thánh chiến chống lại Hoa Kỳ bởi lực lượng của ông có gốc gác từ Ả Rập Xê Út, một trong hai lãnh địa linh thiêng nhất của người Hồi giáo.
Năm 1992: Bin Laden trở lại Ả Rập Xê Út nhưng vẫn hỗ trợ cho các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Ai Cập và Algeria khiến nước này hủy bỏ hộ chiếu và trục xuất bin Laden khỏi lãnh thổ.
Năm 1993: Một vụ nổ lớn xảy ra trong tầng hầm của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, cướp đi mạng sống của 6 người và làm gần 1.000 người khác bị thương. Al-Qaeda bị đổ lỗi đã thực hiện vụ tấn công trên.
Năm 1995: Một quả bom đã giết chết các cố vấn quân sự Mỹ ở Ả Rập. Ít nhất năm binh sĩ Hoa Kỳ đã thiệt mạng và hơn 60 người khác bị thương.
Năm 1996: Một chiếc xe tải chở đầy chất nổ phá hủy một tòa nhà tại căn cứ quân sự Khobar của Mỹ tại Ả Rập Xê Út. 19 công dân Mỹ đã bị giết cùng với 386 người khác bị thương. Cũng trong năm đó, bin Laden bị buộc rời khỏi Sudan và trở lại Afghanistan, nơi Taliban vừa giành quyền kiểm soát Kabul.
Năm 1998: Gần như hai vụ đánh bom sứ quán Mỹ xảy ra đồng thời tại Nairobi và Dar-es-Salaam giết chết 224 người, hầu hết đều là người châu Phi và làm bị thương hàng ngàn người khác. Mỹ đã trả đũa lại động thái của bin Laden bằng cách bắn tên lửa hành trình vào các trại huấn luyện của al-Qaeda ở Afghanistan và Sudan, làm ít nhất 20 người thiệt mạng.
Năm 1999: Cục điều tra Liên bang Mỹ đưa tên Osama bin Laden vào top “10 kẻ bị truy nã gắt gao nhất”.
Năm 2000: Xảy ra vụ tấn công tự sát nhằm vào tàu khu trục USS Cole của Mỹ ở cảng Aden, Yemen, giết chết 17 lính thủy đánh bộ Mỹ và làm 38 người khác bị thương. Cuộc tấn công bị cáo buộc do al-Qaeda thực hiện.
Chiếc máy bay thứ hai lao vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York.
Năm 2001: Hai chiếc máy bay chở khách bị cướp quyền kiểm soát và lao thẳng vào hai tòa nhà của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York khiến cả hai công trình cao hàng trăm mét đổ sập. Chiếc máy bay thứ ba lao xuống lầu năm góc ở Washington và chiếc thứ tư đâm xuống vùng ngoại ô Pennsylvania. Các vụ tấn công đồng loạt trong ngày 11/9/2001 đã cướp đi mạng sống của khoảng hơn 3.000 người. Vụ việc đã khiến chính quyền Mỹ treo thưởng khoản tiền lên tới 25 triệu USD cho bất kì ai cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt giữ bin Laden.
Sau đó là cuộc tấn công của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Afghanistan nhằm buộc chính quyền do Taliban nắm quyền giao nộp bin Laden. Trong một đoạn video được kênh truyền hình Al-Jazeera đăng tải, bin Laden thề sẽ không có hòa bình cho nước Mỹ và công dân Mỹ. Tuy không tuyên bố nhận trách nhiệm cho hàng loạt vụ tấn công hôm 11/9, bin Laden vẫn lên tiếng ca ngợi những kẻ thực hiện các cuộc tấn công trên.
Năm 2002: Hàng loạt báo cáo về bin Laden xuất hiện. Trùm khủng bố được cho là ở Afghanistan, Iran, Pakistan hay thậm chí là đã chết.
Năm 2003: Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf nói rằng, bin Laden có thể sống và ẩn náu tại Afghanistan nhưng khẳng định, al-Qaeda không còn là tổ chức khủng bố hiệu quả. Trong khi đó, bin Laden phát hành một loạt các đoạn video, hay băng ghi âm nói về xung đột ở Iraq và Afghanistan đồng thời đe doạn tấn công nhiều hơn vào nước Mỹ cũng như đưa ra những yêu sách ngừng bắn với Hoa Kỳ.
Năm 2004: Kênh truyền hình Al-Arabiya phát đi một đoạn băng ghi âm được cho là của bin Laden có đoạn: “Tôi trình bày một sáng kiến hòa giải, để ngăn chặn các hoạt động chống lại tất cả các quốc gia (châu Âu) nếu như họ hứa không đối xử tiêu cực với người Hồi giáo”.
Năm 2008: Châu Âu bị cảnh báo sẽ nhận những đòn trừng trị sau khi một bộ phim hoạt hình gây tranh cãi về nhà tiên tri Mohammed được xuất bản.
Năm 2010: Kế hoạch đánh bom máy bay vào ngày Giáng sinh bị phát hiện và ngăn chặn. Tuy nhiên, nó khiến người Mỹ cảm thấy mối nguy khủng bố vẫn luôn hiện hữu.
Osama bin Laden bị biệt kích Mỹ tiêu diệt hôm 1/5/2011.
Năm 2011: Bin Laden bị biệt kích Mỹ hạ sát trong một chiến dịch đặc biệt nhằm tiêu diệt trùm khủng bố sau khi phát hiện ra nơi ẩn náu của y tại Abbottabad, Pakistan. Cái chết của trùm khủng bố được đích thân Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố trên truyền hình.
Cái chết của Osama bin Laden đã đánh một đòn khá mạnh vào các tổ chức Hồi giáo cực đoan trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bin Laden đã không thực sự còn đóng vai trò quá lớn trong các tổ chức khủng bố, đặc biệt là al-Qaeda bởi nhiều năm phải sống ẩn dật trốn tránh sự truy lùng của Mỹ. Chính vì lẽ đó, cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden không giúp nước Mỹ an toàn hơn mà nó còn khiến những cuộc tấn công trả thù của những phần tử trung thành bùng phát mạnh mẽ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét