Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Chi 80 tỉ "ép" xe vào cao tốc Trung Lương

Chi 80 tỉ "ép" xe vào cao tốc Trung Lương

Thứ Sáu, 24/02/2012, 09:53 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Một trạm thu phí trên quốc lộ 1 sẽ được xây dựng với tổng kinh phí lên đến 80 tỉ đồng. Khi trạm này hoàn thành, ô tô về miền Tây dù không vào đường cao tốc vẫn bị thu phí.
Ngày 23/2, ông Dương Tuấn Minh (ảnh), Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM), khẳng định: Từ 8 giờ ngày 25/2, CIPM bắt đầu thu phí các loại ô tô đi trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Thời gian đầu, việc thu phí được thực hiện ở hai trạm đầu và cuối tuyến cao tốc là Chợ Đệm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, Tiền Giang). Ngoài ra còn có hai trạm phụ tại hai nút iao Bến Lức và Tân An (Long An).
Chi 80 tỉ "ép" xe vào cao tốc Trung Lương
Ông Dương Tuấn Minh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long

Phương thức thu phí mới

- Thưa ông, việc thu phí được thực hiện như thế nào nhằm đảm bảo không xảy ra ùn ứ?

+ Khi tới các trạm thu phí, lái xe sẽ dừng tại cabin làn vào và bấm vào máy để nhận một thẻ điện tử (sẽ có người phát thẻ trực tiếp nếu máy hư). Các thông tin về biển số xe, điểm vào cao tốc, thời gian nhận thẻ sẽ được tiếp nhận và barie tự động mở để xe qua. Khi xe ra khỏi đường cao tốc, lái xe đưa thẻ cho nhân viên thu phí, nhận chứng từ và trả tiền.

Dự kiến thời gian nhận thẻ mất khoảng vài giây và thời gian trả thẻ, trả phí mất 10-15 giây. Đây là phương thức thu phí kín đầu tiên được áp dụng ở giao thông đường bộ Việt Nam nên chúng tôi cho thu thử (không thu tiền) đến ngày 24/2 để kiểm tra hệ thống. Bắt đầu từ 8 giờ ngày 25/2 mới chính thức thu phí.

- Tải trọng là yếu tố quan trọng để tính toán mức phí. Vậy những xe đầu kéo, xe container không chở hàng được tính phí ra sao?

+ Theo quy định của Bộ Tài chính, mức thu phí đối với xe chở hàng bằng container (gồm cả xe đầu kéo chuyên dùng) được tính theo tải trọng thiết kế của xe mà không phân biệt có chở hàng hay không hoặc chở hàng ít hơn tải trọng thiết kế.

Hiện nay, tại các đầu vào tuyến cao tốc ở các trạm thu phí đều có trạm cân. Chúng tôi sẽ phối hợp với lực lượng CSGT kiểm tra tải trọng xe. Các xe quá tải sẽ bị buộc hạ tải mới được vào đường cao tốc.

- Hiện trên tuyến cao tốc còn nhiều chỗ hư hỏng. Vậy trường hợp người đóng phí bị tai nạn do hư hỏng của tuyến đường thì có được bồi thường?

+ Hiện các nhà thầu thi công đang tiếp tục sửa chữa tạm các ổ gà bằng bê tông nhựa nóng. Khoảng 70% hư hỏng đã được sửa chữa, số còn lại sẽ sửa xong vào đầu tháng 4. Việc xác định ai phải bồi thường khi TNGT xảy ra sẽ dựa vào kết luận của cơ quan chức năng. Ai có lỗi thì phải bồi thường thôi.
Chi 80 tỉ "ép" xe vào cao tốc Trung Lương, Tin tức trong ngày, thu phi cao toc tphcm trung luong, thu phi cao toc, duong cao toc, phi cau duong, duong giao thong, an toan tren duong cao toc, un tac giao thong, duong quoc lo, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc
Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương từng xảy ra ùn ứ và điều này có thể tái diễn trong thời gian đầu chính thức thu phí
Không vào đường cao tốc vẫn đóng phí

Tổng vốn đầu tư của tuyến cao tốc này đến nay là bao nhiêu và đây có phải là con số cuối cùng? Mức thu phí này có bị điều chỉnh trong suốt thời gian thu phí?

+ Gần 9.900 tỉ đồng là tổng vốn đầu tư làm căn cứ tính yếu tố đầu vào để xây dựng biểu phí. Dự án này do ngân sách nhà nước thực hiện và việc thu phí nhằm hoàn lại vốn, được thực hiện trong 25 năm. Mức thu phí có thể không cố định. Ví dụ, có thể sẽ có nhà đầu tư mua lại quyền thu phí và đề nghị tăng mức thu cho phù hợp với bài toán đầu tư.

- Được biết, một trạm thu phí phụ sẽ được xây dựng trên quốc lộ 1 đoạn giáp ranh giữa Long An và Tiền Giang để thu phí những ô tô không đi vào đường cao tốc. Phải chăng làm vậy để buộc xe vào đường cao tốc, thưa ông?

+ Hiện mỗi ngày có khoảng 32.000 đến 35.000 lượt ô tô đi trên tuyến cao tốc và 5.000-7.000 lượt ô tô đi trên quốc lộ 1 đoạn từ Bình Chánh (TP.HCM) đến Trung Lương (Tiền Giang). Việc phân bổ xe như thế là hợp lý, giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng kẹt xe và TNGT ở quốc lộ 1.

Tuy vậy, dự báo sau ngày 25/2, một lượng lớn xe tải vì ngại đóng phí nên sẽ chọn lưu thông theo quốc lộ 1. Số xe này cùng với lượng xe hiện hữu sẽ làm xuất hiện trở lại tình trạng kẹt xe trên quốc lộ 1. Điều này còn khiến kết cấu hạ tầng giao thông, tuổi thọ của quốc lộ 1 bị giảm sút. Do vậy, việc xây dựng trạm thu phí ở quốc lộ 1 với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 80 tỉ đồng được đặt ra.

- Như vậy các ô tô sẽ phải vào đường cao tốc mà không được quyền tự lựa chọn?

+ Như tôi đã đề cập, việc ô tô đi trên đường cao tốc mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Theo tính toán, xe đi trên đường cao tốc sẽ rút ngắn khoảng 11 km so với đi quốc lộ 1, tiết kiệm nhiên liệu 27.000-30.000 đồng/xe tiêu chuẩn. Trong khi phí đi trên cao tốc cho xe tiêu chuẩn từ Chợ Đệm đến Thân Cửu Nghĩa (suốt tuyến cao tốc) chỉ 40.000 đồng. Chi phí chênh lệch không nhiều nhưng thời gian đi lại sẽ rút ngắn đáng kể, còn khoảng 30 phút so với 60 phút nếu đi trên quốc lộ 1. Tôi tin các lái xe sẽ thấy được những lợi ích này và tiếp tục chọn đi đường cao tốc.

- Nếu điều đó xảy ra thì trạm thu phí trên quốc lộ 1 có được bỏ đi không, thưa ông?

+ Ở đây cần xác định rõ, an toàn là tiêu chí số một, kế đến là bài toán kinh tế. Mong muốn của Nhà nước là bán quyền thu phí ở tuyến cao tốc Trung Lương và việc tồn tại trạm thu phí trên quốc lộ 1 sẽ tiếp tục được nhà đầu tư tính toán khi nhận chuyển nhượng quyền thu phí. Chúng tôi sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi trong và ngoài nước về việc chuyển nhượng quyền thu phí trên đường cao tốc Trung Lương.
Chi 80 tỉ "ép" xe vào cao tốc Trung Lương, Tin tức trong ngày, thu phi cao toc tphcm trung luong, thu phi cao toc, duong cao toc, phi cau duong, duong giao thong, an toan tren duong cao toc, un tac giao thong, duong quoc lo, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét