Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Hà Nội Tuyệt Đẹp Sau Cơn Mưa.( CẢ TỔ QUÓC VN ĐỀU ĐƯỢC HẠNH PHÚC Ở THIÊN ĐƯỜNG XHCN )

Hà Nội Tuyệt Đẹp Sau Cơn Mưa.

 
 






http://baodatviet.vn/dv/search.aspx?KeyWord= New Zealand
 

*Phương tiện giao thông... thủy, hữu hiệu sau cơn mưa:

 

*Đường vô Ngân hàng... đại dương (Ocean Bank) ?

 

*Phát kiến đỉnh cao trí tuệ loài người : ngập cở nào cũng... chơi

*Thoát nước Hà lội !!!

*Ghe đưa đón tận nhà :

*Đánh cá... ngay trên phố :

 

*Ngập hết cỡ, rác hết cỡ : Đã bảo là ta xây dựng 10 lần đẹp hơn mà. Tin chưa...?

*Thủy tinh nổi sùng :


 

*Ra chợ nào : còn tươi ra phết... 


************************


http://baodatviet.vn/dv/search.aspx?KeyWord= New Zealand
 

*Phương tiện giao thông... thủy, hữu hiệu sau cơn mưa:

 

*Đường vô Ngân hàng... đại dương (Ocean Bank) ?

 

*Phát kiến đỉnh cao trí tuệ loài người : ngập cở nào cũng... chơi

*Thoát nước Hà lội !!!

*Ghe đưa đón tận nhà :

*Đánh cá... ngay trên phố :

 

*Ngập hết cỡ, rác hết cỡ : Đã bảo là ta xây dựng 10 lần đẹp hơn mà. Tin chưa...?

*Thủy tinh nổi sùng :


 

*Ra chợ nào : còn tươi ra phết... 

'Ngón đòn hiểm ác' của thương lái TQ khiến dân Việt điêu đứng

'Ngón đòn hiểm ác' của thương lái TQ khiến dân Việt điêu đứng
Từ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc.
Nhiều năm trở lại đây, người dân Việt Nam (VN) đã nằm lòng những câu chuyện xoay quanh việc tận thu hàng hóa một cách rất "khó hiểu" của người Trung Quốc (TQ). Đã có thời, thương lái TQ đi khắp các chợ ở vùng quê VN thu mua rễ hồi. Ngay sau đó, một chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của VN, đã diễn ra.
Thêm vào đó, TQ còn mua râu ngô non khiến hàng loạt nông dân triệt phá nương ngô mang bán, và thiếu đói ở một bộ phận dân chúng xảy ra. Không những thế, những năm 90 của thế kỷ trước, khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ TQ vào VN, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, thậm chí, một phương pháp làm giàu. Chỉ đến khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc, thì chúng ta mới thấy thâm ý của của những hành động này.
Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin điểm một số sự kiện lớn gây rúng động xã hội VN trong suốt thời gian qua về chính sách thu mua của TQ, gây tổn thất không nhỏ tới nền kinh tế của VN.

1. TQ mua mèo, đại dịch chuột hoành hành năm 1997

Theo lời bác Nguyễn Bảo Sinh – người được mệnh danh là "vua chó mèo" đất Hà Thành, đại dịch chuột kinh hoàng nhất trong lịch sử diễn ra vào những năm 1997 – 1998.
 
Khi đó, TQ ráo riết thu mua mèo với giá cao. Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách, nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ. "Thậm chí, dân mình còn tự ăn cắp mèo của nhà hàng xóm đem bán. Tình trạng bắt trộm mèo trong dân diễn ra khá phổ biến, đời sống của bà con xóm làng được phen xáo trộn, điên đảo khi người này nghi ngờ người kia,…" – ông Sinh cho biết.
2137528724_20110725093141_n1
Người dân VN lùng sục khắp các thôn bản, ngõ ngách,
nhà nào có mèo là mua về để bán sang TQ.
Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, toàn miền Bắc đã thưa vắng bóng dáng mèo, giống mèo ta mất hút trên thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân khiến đại dịch chuột bắt đầu hoành hành, người dân phải mua bả chuột để bẫy nhưng cũng không đạt hiệu quả như mong muốn. "Mùa màng thất bát, lúa gạo trong nhà bị chuột chén sạch, cơn khát diệt chuột chưa bao giờ cháy bỏng đến mức ấy"- ông Sinh nhớ lại.
Mãi tới năm 1999, khi trại mèo công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc ra đời, cộng thêm với việc lai tạo mèo nước ngoài của bác Sinh, các giống mèo bắt đầu lan rộng, đại dịch chuột đã giảm đi trông thấy.

2. Thu mua móng trâu, tan hoang sức kéo của nông dân
"Mình không nhớ rõ năm nào, nhưng khoảng 2003 - 2004, đi công tác trên biên giới Cao Bằng, mình đã lên Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cùng anh em đi phục bắt "đối tượng buôn lậu nguy hiểm". Khi bắt được đối tượng, mở mấy bao tải tang vật để kiểm đếm, lập biên bản, cả Tổ công tác, từ sỹ quan đến chiến sĩ, xuất phát từ con nhà nông dân từ đồng bằng đến miền núi đều nghiến răng kèn kẹt: "Tiên sư bọn nó" khi thấy những móng trâu vẫn còn thâm máu, vỡ vụn xương", anh Mai Thanh Hải (Hà Nội) chia sẻ.
1076935305_20110725093302_n2
Có một thời gian, nông dân VN đua nhau lấy móng trâu để bán.
Có thời điểm, thương lái TQ ráo riết về các chợ nông thôn VN thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được họ mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân VN đua nhau giết trâu lấy móng, cho dù thịt trâu có phải bán đổ bán tháo vẫn cứ lời.

Cái gọi là "chính sách thu mua" của TQ hồi ấy hướng vào mặt hàng "móng trâu" khiến không biết bao nhiêu con trâu đang tuổi cày kéo phải tập tễnh lê lết và sau đó biến thành các món trâu khô, trâu xào rau muống, trâu kho... bởi ban đêm, kẻ gian lẻn vào chuồng, giơ dao quắm, dao rựa phang thẳng vào chân, chặt móng.

Và chỉ một thời gian rất ngắn, chính sách này đã triệt phá khá lớn sức kéo của nông dân nghèo VN, bà con lại phải sang bên kia "xuống nước" để mua lại sức kéo.
3. Hết móng trâu, nông dân lại "vàng mặt" vì nạn chè vàng
Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc các thương nhân TQ đi thu gom không chỉ là chè khô mà cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam mang về chế biến.

Tình trạng thu mua này dẫn đến việc giá chè được đẩy lên cao bất thường, từ 15.000 lên 25.000 đồng/kg lên 75.000 – 90.000 đồng/kg. Tại Phú Thọ, Tuyên Quang... giá chè nguyên liệu tươi cũng được đẩy lên 5.000 đồng/kg (tăng gấp đôi so với ngày thường). Cây chè vì thế mà bị vặt vô tội vạ, còn các nhà máy trong nước thì điêu đứng vì không có nguyên liệu chế biến.

Trước cơn "lốc" thu mua chè vàng của lái buôn TQ, TS. Trần Văn Giá, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chè VN chua xót: Hậu quả nhãn tiền của nạn chè vàng là cây chè bị khai thác cạn kiệt, chất lượng ngày càng kém là do thu hái không đúng quy trình kỹ thuật.

323154037_20110725093345_n3
Doanh nghiệp chế biến chè VN đã từng lao đao vì thiếu
nguyên liệu trầm trọng sau vụ tận thu chè vàng của TQ.
Khi giá chè vàng được đẩy lên bất thường, chỉ sau một thời gian ngắn đã bắt đầu giảm và trở lại như trước. Phía TQ từ chối mua các loại chè giả chè vàng, do vậy, tại các cửa khẩu còn tồn đọng từ 5.000 - 7.000 tấn chè khô. Bà con nông dân chưa kịp vui mừng vì giá chè cao nay phải đối mặt với tình trạng thua lỗ do chè vàng ế ẩm.

Cũng do tình trạng mua bán nguyên liệu kiểu vơ vét, tận thu nên các doanh nghiệp (DN) chế biến chè VN lao đao vì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều DN phải mua nguyên liệu không đảm bảo về sản xuất. Đã có hợp đồng bị phá vỡ, DN đành chịu lỗ vì không đủ hàng giao kéo theo hàng nghìn công nhân không có việc làm.

Uy tín chè VN cũng bị ảnh hưởng, mà biểu hiện rõ nhất là có DN nước ngoài đã quay lưng với chè Việt. Thậm chí, một công ty nước ngoài đã kiện Công ty chè Sông Lô và Công ty chè Nghệ An vì phá vỡ hợp đồng do thiếu nguyên liệu để giao. Hiệp hội Chè thời điểm đó đã rất lo ngại: "Nếu tình trạng chảy máu chè vàng còn tiếp tục, sẽ có thêm nhiều nhà máy chè phải đóng cửa".

4. TQ mót phế liệu, kẻ xấu đua nhau cắt cáp quang

Tháng 4/2007, các cơ quan quản lý tá hỏa khi tuyến cáp quang quốc tế TVH nối Việt Nam với Thái Lan và Hồng Kông bị cắt trộm. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông sau đó ước tính 11 km cáp quang bị cắt đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Vụ trưởng Vụ Viễn Thông- Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phạm Hồng Hải khi đó đã khuyến cáo rằng: "Sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu vì lõi làm bằng thủy tinh chứ không phải làm bằng đồng". Nhưng khuyến cáo đó không có tác dụng.
1814582844_20110725093422_n4
Số cáp quang bị cắt trộm được thu hồi.
Liền sau đó, liên tiếp xảy ra các vụ cắt cáp ở hàng loạt các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sự thể bấy giờ nghiêm trọng đến mức các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Công an được huy động tuần tra để bảo vệ cáp, có ý nghĩa như những huyết mạch nối Việt Nam với thế giới.

Tổng cục Cảnh sát thậm chí có lệnh cấm khai thác "cáp phế liệu" gửi hầu hết tỉnh, thành và từ động thái này, lại lòi ra chuyện một vài tỉnh thậm chí còn cấp phép cho ngư dân khai thác phế liệu đối với loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển. Khi quăng lưới, cắt cáp, họ không phân biệt được, cũng chả cần phân biệt cáp với cá có gì khác nhau khi bản chất vẫn là chuyện "quy ra tiền".

Vài tháng sau đó, khi nữ "cáp tặc" Nguyễn Thị Bích Phượng bị bắt giữ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đưa ra toà và lĩnh án 12 năm tù, người ta mới hiểu tại sao Phượng sẵn sàng thế chấp tài sản, mua 3 con tàu chỉ để đi cắt trộm cáp quang trên biển bán phế liệu. Rất đơn giản bởi người mua là các thương lái Trung Quốc.
 
Phải đặc biệt lưu ý khi giao thương với TQ

Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thì "rõ ràng Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn trong vấn đề thu mua này". GS-TS Bửu vạch trần bản chất của sự việc: "Thương nhân Trung Quốc mua có chọn lọc chứ không phải bất cứ mặt hàng nào cũng mua đâu. Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang rất nóng.

Do vậy, nguyên liệu bị thiếu hụt rất nghiêm trọng và VN là thị trường béo bở. Nhưng điều đáng nói Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch".

Do vậy, trong giao thương với các DN Trung Quốc, theo GS-TS Bùi Chí Bửu: Nhà nước và DN cần đặc biệt lưu ý.

Bởi lẽ: "Trong làm ăn với VN, TQ luôn có những chính sách căn cơ, lâu dài chứ không đơn giản, ăn xổi ở thì như nhiều người nghĩ. Hiện VN đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên muốn cấm họ mua cũng không được. Muốn làm ăn lâu dài, Nhà nước phải yêu cầu Trung Quốc ký nghị định thư cam kết mua mặt hàng nông sản của VN qua các năm như các nước châu Âu, Mỹ đã làm. Tuy nhiên, 15 năm qua, việc đàm phán không thành công".

Xót xa: Người VN xếp hàng bán thận ở TQ

 

Thứ Sáu, ngày 12/08/2011, 07:16
(Tin tuc) - Thượng tá Nguyễn Phú Thương, Phó phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an TP Cần Thơ, Trưởng ban chuyên án, cho biết đối với những người vượt biên bán thận, trong lúc gây mê để lấy thận, bác sĩ bên TQ có thể cắt thêm bất cứ bộ phận nào trong nội tạng như gan, tụy... để ghép cho người khác mà nạn nhân không hề hay biết và không biết khiếu kiện với ai.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Bên cạnh đó bất cứ việc phẫu thuật nào trong ngành y tế cũng đều có thể gặp sự cố liên quan đến tính mạng BN. Chưa kể, việc vượt biên sang TQ để bán thận tại một BV không được phép của chính phủ nước sở tại lại càng nguy hiểm hơn.
Thượng tá Thương cho biết thêm đến nay vụ án đưa người trái phép ra nước ngoài bán thận vẫn chưa kết thúc điều tra như một số báo đã đưa tin, mà đang tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 để truy bắt các nghi can còn lại.
Lúc nào cũng có cả chục người VN chờ bán thận
Sáng 11-8, PV tiếp xúc với anh Võ Văn Công (18 tuổi) và Trần Văn Đại (21 tuổi, cùng ngụ xã Đông Bình, H.Châu Thành, Hậu Giang), hai trong số 3 nạn nhân ở địa phương này vừa qua TQ bán thận trở về.
Xót xa: Người VN xếp hàng bán thận ở TQ, Tin tức trong ngày, ban than, trung quoc, nguoi viet nam, tin tuc, tin hot, tin hay
Vết mổ sau khi bán thận của anh Đại
Công và Đại cùng sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nghèo, cha mẹ, anh chị em trong gia đình sống bằng nghề làm mướn. Cuối năm ngoái, có một số người từ nơi khác đến rủ sang TQ bán thận với giá 40 triệu đồng/quả. "Họ nói mỗi người có đến 2 quả thận, mất 1 quả không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chi phí ăn uống, đi  lại được người ta lo hết; trong khi mình vừa có món tiền lớn giúp đỡ gia  đình, vừa được đi máy bay, được biết Sài Gòn, Hà Nội và cả TQ nữa, nên thích lắm", Công nói.
Thế là Công và Đại rủ thêm Tô Văn Hải (19 tuổi, anh em bạn dì với Công) trốn nhà đi bán thận. Khi đi, họ chỉ mặc duy nhất bộ đồ trên người và trong túi của cả ba cộng lại chưa đến 200 ngàn đồng.
Họ được một người tên Văn đưa lên TP Cần Thơ nghỉ qua đêm. Sáng sớm hôm sau, ba người được đưa lên TP.HCM, sau đó bay ra Hải Phòng, rồi được một người đưa tiếp ra Móng Cái (Quảng Ninh). "Đến đây, có một phụ nữ tên Thịnh ra đón rồi dẫn xuống bến đò gần cửa khẩu. Sau đó, bà Thịnh mướn đò đưa chúng tôi sang TQ", anh Đại nói.
Sang đến đất TQ, cả ba được một người bản địa dẫn lên xe đò, đi khoảng 1 ngày 1 đêm thì đến TP Quảng Châu. Sau đó, họ dồn cả ba vào ở trong một căn phòng rộng khoảng 20m2, trong đó có sẵn 7-8 người đến từ TP.HCM nằm chờ tới lượt bán thận. "Chúng tôi được cho nghỉ ngơi một ngày, sau đó họ đưa đến một bệnh viện (BV) lớn cách nơi ở chừng 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi được các bác sĩ khám tổng quát, làm các xét nghiệm rồi được chở về nhà trọ chờ đến lượt bán thận. Trong thời gian sống tại đây, chúng tôi không được đi ra ngoài. Họ mua thực phẩm, đồ ăn để sẵn trong tủ lạnh, chúng tôi tự nấu nướng. Khoảng một tuần sau, cả ba được một người TQ chở đến một BV lớn rồi được dẫn lên tầng 21 (tầng cao nhất), sau đó được đưa vào phòng mổ gây mê, cắt  mỗi người 1 quả thận", Đại nhớ lại.
Gần 2 ngày sau, khi tỉnh dậy, bệnh nhân (BN) được bác sĩ cho tập ăn cháo, tập đi đứng, mặc dù vết thương còn rất đau và "khi vừa đi được thì phải xuất viện về VN ngay". Theo lời anh Đại, nhiều người chỉ 3-4 ngày sau khi cắt thận là bác sĩ cho thuốc giảm đau rồi xuất viện, người yếu hơn nằm viện 7-8 ngày, khi vừa mới đi đứng được cũng xuất viện để theo đường dây trở về VN ngay. Trước khi xuất viện, mỗi người được bác sĩ trao một hộp thuốc, dặn khi nào thấy đau ở vết thương thì uống vào. Do xuất viện quá sớm nên cả ba về VN mới cắt chỉ vết mổ.
Anh Đại cho biết, tại nhà trọ lúc nào cũng có sẵn gần chục người từ VN sang nằm chờ bán thận...
Trở thành gánh nặng gia đình
Rời Quảng Châu, sau một ngày đêm ngồi xe đò, cả ba về đến biên giới. Họ lại được bà Thịnh ra đón, đưa trở về VN bằng đường bộ. Khi đến lãnh thổ VN, bà Thịnh  đưa tiền cho mỗi người rồi chỉ đường đi từ Móng Cái về Hà Nội. "Chúng tôi hỏi lúc đầu nói bán thận giá 40 triệu, sao chỉ đưa cho mỗi người 36 triệu thì bà Thịnh nói  phải trừ mỗi người 4 triệu đồng, gồm tiền xe, vé máy bay và ăn uống trong thời gian chờ lấy thận", anh Công kể.
Cũng theo lời anh Công, sau khi ở Hà Nội một đêm, các anh hỏi thăm đường ra sân bay Nội Bài  rồi mua vé vào TP.HCM để về quê. "Khi chúng tôi về nhà nói với cha mẹ vừa sang TQ bán thận, ai nấy đều bàng hoàng. Riêng mẹ của Công hay tin đã té xỉu", anh Đại kể.
Số tiền bán thận khi về đến quê còn chưa đầy 30 triệu đồng, Đại và Công bảo đưa hết cho gia đình để giải quyết khó khăn. "Nhưng cũng không giải quyết được gì. Trong khi đó bây giờ sức khỏe chúng tôi yếu lắm, không làm việc nặng được vì vùng thắt lưng đau ê ẩm, vết mổ hay đau buốt. Tôi ước bây giờ có tiền đi ghép thận lại để khỏe mạnh như xưa, không trở thành gánh nặng cho gia đình…", Đại nói.
Ghép thận hết bao nhiêu tiền?
Theo tìm hiểu của PV, trong nước cũng có không ít người qua TQ ghép thận, với chi phí mỗi ca ghép lên đến 1,5 - 1,8 tỉ đồng. Trong khi đó, trao đổi với PV, PGS-TS Trần Ngọc Sinh, Trưởng khoa Tiết niệu BV Chợ Rẫy kiêm Chủ nhiệm bộ môn Tiết niệu học trường ĐH Y Dược  TP.HCM, cho biết chi phí bình quân cho một ca ghép thận người lớn tại VN chỉ từ 50 - 80 triệu đồng. Chi phí này bao gồm tiền khám, xét nghiệm từ khi bắt đầu vào BV cho đến khi phẫu thuật và tái khám một tháng sau ghép thận cho cả BN được ghép thận và người cho thận (nếu có BHYT sẽ được thanh toán 50% chi phí trên).
Bình quân, thời gian từ khi bắt đầu vào viện đến khi tiến hành ghép thận, nếu mọi việc thuận lợi thì kéo dài khoảng 2 tháng. Tiền thuốc BN uống sau khi ghép bình quân khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng. Còn TS-BS Trương Quang Định, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM (đơn vị ghép thận cho trẻ duy nhất tại TP.HCM tính đến thời điểm hiện tại) cho biết chi phí bình quân cho một ca ghép thận ở trẻ em tùy trường hợp dao động từ 50-100 triệu đồng.
Theo PGS-TS Trần Ngọc Sinh, trong nước bắt đầu ghép thận từ tháng 6-1992, nơi ghép đầu tiên là BV 103 (Học viện Quân y, Hà Nội). Đến nay, cả nước có khoảng 12 trung tâm ghép thận (phần lớn là ghép cho người lớn; 2 đơn vị ghép thận cho trẻ em) và đến nay đã ghép được khoảng 500 ca, trong đó BV Chợ Rẫy ghép nhiều nhất (với 220 ca). Khó khăn lâu nay của người cần ghép thận là nguồn cho thận.
Ở VN, nguồn thận để ghép chủ yếu lấy từ người thân của BN.  Để nguồn thận có được nhiều hơn từ người cho, hiến, tặng trong nước, PGS-TS Trần Ngọc Sinh cho rằng Bộ Y tế cần sớm ban hành thêm các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật "Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" được QH ban hành vào năm 2006; đồng thời cần có nhiều cuộc tuyên truyền vận động người dân hiểu việc cho, hiến thận mang nhiều tính nhân đạo, nhất là những trường hợp người thân bị chết não (do tai nạn...), hướng dẫn người dân khi cần cho, hiến, tặng mô tạng thì đến nơi nào... Bên cạnh đó, cần có trung tâm quản lý điều phối về nguồn mô, tạng...
Thanh Tung

Nhà tái định cư mới ở đã xuống cấp

Hàng ngày phải xếp hàng lấy nước, cầu thang máy vừa sửa đã bị "đơ", hàng loạt cửa bị hư hỏng nặng..., đó là những hình ảnh tại khu tái định cư B6B, B6C Nam Trung Yên (Cầu Giấy Hà Nội).
> Dân chung cư náo loạn vì nước sinh hoạt bốc mùi

Tòa nhà B6B thuộc khu đô thị Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) đi vào hoạt động được hơn một năm, gồm 18 tầng, 96 căn hộ, là khu tái định cư của những hộ dân nằm trong dự án đường Văn Cao - Hồ Tây, Hà Nội.
Sau sự cố nước sinh hoạt ô nhiễm, đơn vị cấp thoát nước đã đào khoanh cống ngầm gần khu bể nước sinh hoạt để khắc phục.
Khi đào, nước cống, nước hố ga phun lên với màu đen kịt, bốc mùi nồng nặc. Theo người dân, nguồn nước này từng ngấm vào bể nước sinh hoạt.
Nước bị ô nhiễm, người dân phải sử dụng xô, chậu xuống dưới sân lấy nước sạch.
Hai cầu thang máy mới được sửa chữa, nhưng hoạt động được vài giờ đã bị "đơ.
Người dân bức xúc tìm số điện thoại của đơn vị bảo trì để yêu cầu khắc phục.
Cả trăm hộ dân của tòa nhà phải đi chung trong một thang nhỏ.
Không những nguồn nước bẩn, ô nhiễm, cầu thang không hoạt động mà nhiều người dân tại đây lo lắng vì cửa ra vào làm bằng vật liệu "lạ", quá mỏng, hễ va chạm nhẹ là bị bở ra như thế này.
Nhiều căn hộ xuất hiện những vết nứt kéo dài, điển hình là căn hộ 1706.
Không chỉ nứt, tường động nhẹ bị bong ra từng mảng.
Trước đó ngày 9/8, để giải quyết những vướng mắc trên của người dân nơi đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo chủ đầu tư, ban quản lý và các ban ngành liên quan, phải nhanh chóng cung cấp nước bằng xe téc, lắp đặt các bể nước trên nóc nhà, dùng bơm cao áp bơm và cấp theo đường nước đến từng nhà, chấm dứt tình trạng để người dân phải xách từng xô.
Chủ đầu tư phải khắc phục ngay trong ngày, đưa vào vận hành thang máy để người dân sử dụng. Đối với cánh cửa bị hư hỏng, Chủ tịch thành phố yêu cầu chủ đầu tư phải thay thế ngay, giao Sở Xây dựng nghiên cứu lại hồ sơ thiết kế, nếu đơn vị thi công lắp đặt sai thiết kế phải chịu trách nhiệm thay thế toàn bộ.
Bá Đô

3 công nhân Việt Nam một ngày chỉ đào được 1m vì hay cãi nhau ???

Tường trình từ vùng đất giàu khoáng sản
Bài cuối: Không có chọn lựa nào khác!
SGTT.VN - Hà Giang đặt ra mục tiêu công nghiệp hoá của mình là khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của tỉnh. Ở vùng biên giới nghèo vốn và nghèo công nghệ này, việc hợp tác với Trung Quốc để thủ đắc công nghệ khai khoáng là một chọn lựa tốt nhất và có vẻ như duy nhất vì họ bao tiêu khoáng sản đã qua sơ chế.
Nhà máy sơ chế mangan ở Giáp Trung, Bắc Mê, Hà Giang giống như lưỡi gươm Damocles trên đầu cư dân thị trấn Yên Phú và xã Giáp Trung vì chất thải đổ xuống các dòng suối chảy ra sông Gâm. Ảnh: Trần Việt Đức
Có nhà máy, không có quặng
Một buổi trưa nắng cháy trên cao nguyên huyện Mèo Vạc, ở ngay lối vào xã Khau Vai, nơi từng có những phiên chợ diễm tình nhất, bảng chỉ báo dẫn vào nhà máy tuyển luyện antimon bằng hai thứ tiếng – Việt và Hoa – hiện ra. Cách đó chừng năm trăm thước là cổng vào nhà máy. Bên trong mọi thứ đều im ắng.
Ở ngay điểm mỏ, trên con đường liên xã đang được mở, theo một cán bộ phòng tài nguyên và môi trường Mèo Vạc, đó là tuyến đường đang được mở để đi Cao Bằng, những chiếc máy cạp của công ty Hoa Cương nằm gục đầu dưới cái nắng cuối tháng 7 và bụi bốc lên mỗi khi có xe đi qua.
Theo sở Công thương tỉnh Hà Giang, ở đây, Trung Quốc đã thăm dò, đánh giá trữ lượng và quyết định xây dựng nhà máy mất khoảng 30 tỉ đồng, đúng tiến độ là tháng 9 năm ngoái đưa vào khai thác sử dụng, nhưng đến bây giờ vẫn đang thất nghiệp.
Phía Trung Quốc thông báo cho sở Công thương tỉnh là nhà máy xây dựng xong thì tuyển quặng không đạt tiêu chuẩn sản phẩm là 99,99% mà chỉ đạt 99,97% là cao nhất và nhất là chỉ tìm thấy quặng ở độ sâu hàng mấy chục mét. Ông Lưu Tùng Giang, phó giám đốc sở Công thương Hà Giang cũng không lý giải được chuyện lạ lùng của việc thăm dò đánh giá và đầu tư này.
Công nhân Trung Quốc chuyên trị khai thác độ sâu
Những khi khai thác ở độ sâu theo kỹ thuật khai thác đường hầm thì các công ty chỉ sử dụng công nhân Trung Quốc. Nguyên nhân là công nhân Việt Nam không đủ sức để làm. Cụ thể, ba công nhân Trung Quốc một ngày có thể đào được 5m đường hầm, còn ba công nhân Việt Nam một ngày chỉ đào được 1m vì hay cãi nhau.
Thế nhưng đường hầm đó họ đào tới đâu, không ai quản lý, ông Lưu Tùng Giang phân tích. Phía Việt Nam đã yêu cầu đối tác phải vẽ sơ đồ, hệ thống tuyến đường hầm vào thân quặng. Trong bảy doanh nghiệp liên doanh loại này thì ba doanh nghiệp đã đi vào khai thác và đều sử dụng công nhân Trung Quốc đào hầm.
Ông Lưu Tùng Giang đặt vấn đề: “Các doanh nghiệp gọi đây là công nghệ khai thác hầm lò, nhưng quá trình khai thác hầm lò không có kiểm soát. Nếu tuyến hầm lò này chạy vào các điểm quan trọng về an ninh quốc phòng thì sao?”
Liên doanh thua trên sân nhà
Nói về liên doanh, ông Lưu Tùng Giang càng bức xúc hơn: khoáng sản do mình quản lý, địa bàn, đất đai, pháp lý ở đất Hà Giang là của Việt Nam, nhưng chỉ vì không có tiền để đầu tư nhà máy, nhưng lại phải tuân thủ chuyện làm ăn theo luật quốc tế, do đã lỡ ký kết những khoản rất ư sơ hở mà không nhìn thấy ngay từ đầu, nên phải chịu thua trên sân nhà.
Từ đầu tháng 3 vừa qua, sau một đợt kiểm tra, có một số doanh nghiệp liên doanh Trung Quốc chưa thành lập văn phòng đại diện, cho nên nghĩa vụ và trách nhiệm của họ ở Việt Nam không có gì ràng buộc, trong khi đó thì doanh nghiệp đối tác trong nước lại bao thầu mọi thủ tục.
Ông Lưu Tùng Giang nói: “Chúng tôi đang kiến nghị UBND tỉnh là các doanh nghiệp ở nước ngoài đầu tư tại Hà Giang phải thành lập văn phòng đại diện như công ty hữu hạn khoáng nghiệp Tân Nguyên (Vân Nam, Trung Quốc), công ty hữu hạn công mậu hàng thuỵ An Ninh (Trung Quốc), công ty hữu hạn phát triển khoáng sản luyện kim Tuấn Đạt (Quảng Đông, Trung Quốc), công ty TNHH đầu tư Lucky Star (Hong Kong, Trung Quốc).
Một cái bẫy mà doanh nghiệp Việt Nam thường rơi vào vì tưởng mình lợi hơn: khi ký hợp đồng tỷ lệ góp vốn bên Việt Nam ghi là 30%, còn Trung Quốc 70% và việc hưởng lợi là chia đều 50/50. Điều này theo luật là sai, vì góp như thế nào thì được hưởng lợi như thế đó.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp chỉ nói là góp bằng nhà máy, không biết giá trị nhà máy là bao nhiêu và không có cơ sở khấu hao, do đó sau mười năm thi công thì nhà máy đó vẫn là nhà máy không có khấu hao thì đương nhiên doanh nghiệp nước ngoài đầu tư được hưởng nguyên cái giá trị của nhà máy này.
Trong trường hợp có mâu thuẫn lợi ích phát sinh dẫn đến ra toà, những hợp đồng mơ hồ kiểu này coi như đối tác Việt Nam thua chắc, nhưng dường như doanh nghiệp Việt Nam chưa thấy hết được vấn đề này.
Những đứa trẻ đi mót quặng ở Mậu Duệ, Yên Minh, Hà Giang, trên đường về nhà sau khi bán số quặng mót được. Ảnh: Trần Việt Đức
Công nghệ lạc hậu
Để khai thác triệt để nguồn tài nguyên và kiểm soát tốt nguồn thu thuế, nên quy trình đòi hỏi trước khi khai thác phải kiểm tra trữ lượng, hàm lượng, và lượng chất thải ra.
Rõ ràng công nghệ cũ thì lượng phần trăm kim loại dư ra rất nhiều, thường thì chỉ cho phép lượng kim loại dư ra là 3%, nhưng nếu công nghệ cũ thì tỷ lệ này cao hơn. Việc đánh giá này để buộc các doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ hiện đại, vì chất thải đổ ra thì chắc chắn sẽ có phần trăm lưu huỳnh, carbon và các chất thải khác.
Nhưng qua những đánh giá tác động môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong việc khai thác mangan của hai công ty khác nhau ở huyện Bắc Mê (Hà Giang) thì tuy hội đồng đánh giá toàn là những giáo sư, chuyên gia nặng cân và những bản báo cáo dày hàng trăm trang của các đơn vị tư vấn và làm báo cáo ĐTM này gần như sao chép lẫn nhau.
Ví dụ như báo cáo ĐTM của công ty TNHH Kiên Cường (mỏ mangan Bản Sáp, xã Yên Phú, huyện Bắc Mê và báo cáo ĐTM của xí nghiệp xây lắp Hùng Lâm (mỏ mangan xã Yên Phú, huyện Bắc Mê) thì đều cam kết bảo vệ môi trường như việc xả thải đúng quy định, kết thúc khai thác sẽ phục hồi môi trường…
Công Khanh – Văn Quý
Lao động Trung Quốc đang làm việc tại các điểm mỏ
- Dự án hợp tác kinh doanh giữa công ty TNHH Đức Sơn (Việt Nam) và công ty hữu hạn khoáng nghiệp Tân Nguyên (Trung Quốc): có 136 lao động, trong đó có 20 lao động người Trung Quốc (mới làm thủ tục cấp phép lao động cho 14 người, còn sáu người chưa được cấp phép lao động).
- Dự án hợp tác kinh doanh giữa công ty TNHH Minh Tiến (Việt Nam) và công ty hữu hạn công mậu hàng thuỵ An Ninh (Trung Quốc): có 15 lao động, trong đó có sáu lao động người Trung Quốc đều chưa làm thủ tục xin cấp phép lao động.
- Dự án hợp tác kinh doanh giữa công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Bách (Việt Nam) và công ty hữu hạn phát triển khoáng sản luyện kim Tuấn Đạt (Trung Quốc): có 240 lao động, trong đó có 50 lao động người Trung Quốc.
- Dự án hợp tác giữa công ty TNHH Đường Hồng (Việt Nam) và công ty TNHH đầu tư Lucky Star (Trung Quốc): năm 2010 có sử dụng chín lao động, trong đó có ba lao động người Trung Quốc đã báo cáo cơ quan chức năng.
- Dự án hợp tác giữa công ty cổ phần phát triển khoáng sản quốc tế VCC Hà Giang (Việt Nam) và công ty xuất nhập khẩu Hoa Long (Trung Quốc): đến tháng 6.2010 có 60 lao động, trong đó có bốn lao động người Trung Quốc chưa được cấp phép lao động theo quy định của Việt Nam.
- Dự án hợp tác giữa công ty TNHH Vận Thiên (Việt Nam) và công ty xuất nhập khẩu Hoa Long (Trung Quốc): ký hợp đồng lao động với 32 người Việt Nam, còn 20 lao động người Trung Quốc đang được sử dụng tại mỏ chì kẽm Bản Lý chưa báo cáo và làm thủ tục cấp phép theo quy định của Việt Nam.
Mẫu số chung của các công ty liên doanh Trung Quốc:
- Chưa/không thành lập văn phòng đại diện;
- Chưa thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động;
- Chưa thực hiện đầy đủ các quy định về pháp luật lao động, thủ tục đăng ký lao động nước ngoài;
- Chưa thực hiện các quy định bảo hộ và bảo hiểm cho người lao động;
- Chưa đóng đủ thuế và phí đối với sản lượng đã khai thác thực tế;
- Chưa có kế hoạch lập đầy đủ đánh giá tác động môi trường;
- Gây hư hại đường sá nghiêm trọng.
Nguồn: văn bản số 89/BC-SCT (17.6.2011)
báo cáo kết quả kiểm tra các hoạt động khai thác,
chế biến khoáng sản có liên doanh,
liên kết với nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Saturday, August 13, 2011

Vụ lao động TQ không phép: Pháp luật chưa được thực thi

Thứ Bảy, 13/08/2011, 08:06 (GMT+7)
TT - "Nhà thầu Trung Quốc không chỉ đưa sang Việt Nam máy móc mà cả công nhân, thậm chí cả tạp vụ. Có những trường hợp nhà thầu đưa nhân công sang không theo quy trình nào cả, kể cả chuẩn mực tối thiểu".
Khu nhà ở của công nhân Trung Quốc tại công trường Sông Bung 4 (Quảng Nam) - Ảnh: V.Hùng
Từng tham gia khảo sát thực tế tại các công trường khai thác bôxit ở Tây nguyên, chứng kiến lao động Trung Quốc chỉ làm những việc đơn giản, PGS.TS Phạm Bích San - phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - nói:
- Quy định pháp luật về lao động nước ngoài chúng ta có khá đầy đủ và thời gian gần đây được sửa đổi, bổ sung theo hướng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, những gì đang xảy ra cho thấy dường như pháp luật chưa đi vào cuộc sống.
Theo tôi, vấn đề “tràn ngập lao động Trung Quốc” hiện nay có bốn lý do. Thứ nhất, chế tài chưa đủ sức răn đe. Thứ hai là hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn bất cập, nếu không nói là có chỗ yếu kém. Thứ ba, dư luận đặt câu hỏi về “lợi ích nhóm”, khi số lượng các công trình Trung Quốc trúng thầu quá lớn và việc họ trúng thầu chính là nguyên nhân gốc rễ của câu chuyện lao động Trung Quốc. Thứ tư, quan trọng nhất là cách nhìn của một số cán bộ quản lý ở địa phương.
Trước hết, các cán bộ quản lý này phải nhìn vấn đề lao động nước ngoài ở tầm quốc gia, ý thức được rằng pháp luật của Nhà nước phải được thực thi nghiêm túc trên tinh thần bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động Việt Nam trên chính quê hương mình.
Ảnh: L.Hoài
"Tôi thật sự không hiểu vì sao có tình trạng phần lớn lao động Trung Quốc ở công trường Nhân Cơ (Đắk Nông) không có bằng cấp như báo Tuổi Trẻ nêu, vì vấn đề này đã được chúng tôi đặt ra từ năm 2009 vậy mà đến nay vẫn không có chuyển biến gì:
PGS.TS Phạm Bích San
 * Có ý kiến cho rằng một số việc nhân công Việt Nam không làm được, ví dụ như lắp giàn giáo móng ở độ sâu hàng chục mét, làm việc liên tục 15-16 tiếng/ngày; đồng thời tính kỷ luật của lao động Việt Nam không cao bằng lao động Trung Quốc?
- Có thể trình độ lao động Việt Nam trong một số lĩnh vực nhất định còn hạn chế, nhưng trách nhiệm của các bên liên quan trước hết là chấp hành pháp luật Việt Nam, không ai có thể viện lý do này khác để vi phạm pháp luật.
Hơn nữa, đối với người lao động, chúng ta hoàn toàn có thể đào tạo và rèn luyện để họ đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu được quan tâm tuyển dụng và đào tạo, tôi không tin lao động Việt Nam sẽ thua kém ai.
* Lâu nay nhiều nhà thầu Trung Quốc cũng đã triển khai các dự án ở châu Phi và ồ ạt đưa lao động Trung Quốc sang đó. Rõ ràng cung cách “nhà thầu đi trước, lao động đi sau” không còn xa lạ...
- Ngay từ khi việc khai thác bôxit ở Tây nguyên mới được khởi động, dư luận đã đặt ra vấn đề này. Bây giờ nhìn rộng ra nhiều công trường xây dựng khác cũng tràn ngập lao động Trung Quốc. Vấn đề là các lao động đó không đáp ứng được quy định pháp luật của Việt Nam. Như chúng ta đã thấy, nhà thầu Trung Quốc không chỉ đưa sang Việt Nam máy móc mà cả công nhân, thậm chí cả tạp vụ.
Có những trường hợp nhà thầu đưa nhân công sang không theo quy trình nào cả, kể cả chuẩn mực tối thiểu. Để xảy ra tình trạng này, cần phải đặt ra câu hỏi về năng lực quản lý của các cơ quan chức năng ở địa phương, đồng thời các bộ ngành trung ương cũng nên thanh tra làm rõ các trường hợp như báo chí nêu để có xử lý trách nhiệm cụ thể.
* Như ông đã nói, gốc rễ của vấn đề là nhà thầu Trung Quốc trúng thầu rất nhiều công trình, dự án ở nước ta, cho nên họ mới có điều kiện để đưa lao động vào...
- Bản thân tôi từng đứng trước công trình nhà máy sản xuất alumin ở Tân Rai và chứng kiến rất nhiều lao động phổ thông Trung Quốc đang làm những công việc đơn giản, các lao động Trung Quốc đó nhất định không phải là chuyên gia hay lao động kỹ thuật cao gì cả. Như vậy, đối với các gói thầu do nhà thầu nước ngoài thực hiện thì chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước phải thật sự vào cuộc, để nhà thầu ưu tiên sử dụng người lao động Việt Nam.
* Hiện nay rất nhiều lao động nước ngoài có vi phạm, liệu việc trục xuất có vướng mắc gì không?
- Theo tôi, quy định pháp luật thì phải được thực thi, còn ai, cơ quan quản lý nào bỏ qua thì phải chịu trách nhiệm. Đã sai thì phải sửa chứ không thể hợp thức hóa hay sửa sai bằng một cái sai khác. Có những giá trị không thể thỏa hiệp.
V.V.THÀNH - L.HOÀI thực hiện
 
CPMB nhận trách nhiệm
Ngày 12-8, ông Lê Thanh Tòng, phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, cho biết qua làm việc với sở vào ngày trước đó, lãnh đạo Ban quản lý dự án cụm khí - điện - đạm Cà Mau (CPMB) đã nhận trách nhiệm vì không đôn đốc kịp thời để xảy ra tình trạng lao động Trung Quốc trái phép ở công trường Nhà máy đạm Cà Mau.
Theo ông Tòng, thông tin mới nhất từ CPMB cho thấy trong số hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép tại công trường Nhà máy đạm Cà Mau, có 607 công nhân thuộc diện phải lập thủ tục xin phép lao động, CPMB hứa sẽ hoàn tất việc này trước ngày 19-8. Số lao động còn lại làm việc dưới ba tháng, CPMB hứa sẽ yêu cầu nhà thầu báo cáo danh sách lao động và gửi hồ sơ đầy đủ cho cơ quan chức năng.
Ông Tòng cũng nói đã nhận được văn bản của Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo kiểm tra tình hình lao động Trung Quốc làm việc trái phép, nếu phát hiện sai phạm phải xử lý theo quy định. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau đang làm báo cáo gửi UBND tỉnh về vấn đề này. 
CHÍ QUỐC
 “Xử lý rốt ráo lao động làm chui”
Đề cập vấn đề lao động Trung Quốc tại các công trình nhà máy điện, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả nói:
- Thông qua nhiều kênh tỉnh đều nắm được tình hình. Từ Sở Lao động - thương binh và xã hội đến công an và chính quyền sở tại đều nắm rất rõ số lượng công nhân Trung Quốc hoạt động trên địa bàn. Không phải cứ nhà thầu muốn đến đây làm gì cũng được.
* Vậy chính quyền tỉnh sẽ làm gì với số công nhân Trung Quốc đang lao động chui tại đây?
- Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh đang theo dõi nắm bắt tình hình lao động rất kỹ, nhiều lần xử lý nhưng chưa có hiệu quả. Họ đến đây lao động cũng phải có dây chuyền từ con người đến máy móc. Nhưng đến với số đông và lách luật là không được.
Lần này tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - thương binh và xã hội và các ngành liên quan đến quản lý lao động người nước ngoài phải rà soát tất cả các công trường lần cuối. Nếu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nào vi phạm thì phải xử lý. Sẽ xử lý rốt ráo, đặc biệt là lao động Trung Quốc trái phép, xử lý đúng luật pháp Việt Nam.
* Cụ thể, mức xử lý là gì?
- Không có giấy tờ, không đủ điều kiện thì trục xuất, bất kể là công dân nước nào. Lao động nước ngoài vào Việt Nam làm chui đều phải xử lý hết.
TẤN VŨ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét