Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Bướm đêm’ ở Hà thành của thiên đường csVN



10/08/2011 // No Comment // Categories: Văn Hóa Xã Hội. ‘Bướm đêm’ ở Hà thành  Không có ‘mì ăn liền’
Gái mại dâm lục tục đầu quân cho các cửa hàng “thư giãn”, các trung tâm “dịch vụ” gái gọi…
“Hai vợ đi anh”
Khi dò hỏi cánh xe ôm ở Hà Đông, Thanh Xuân về những địa chỉ “mát mẻ” trong khu vực, tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu. Một tay xe ôm, tóc vuốt ngược như nghệ sĩ tỏ vẻ biết nhiều nói: “Món đó ông phải sang phố Tam Trinh chứ ở khu vực này không có đâu, chỉ đến áp Z thôi. CA làm mạnh lắm”. Trong vai một tay chơi hám của lạ, tôi leo lên con xe Dream của gã xe ôm và lao về hướng cầu Mai Động. Lúc đó là hơn 22g…
Trên đường đi, tôi dặn gã xe ôm: “Ông phải làm hoa tiêu cho tôi nhé. Vào quán hỏi có “hàng ăn liền” hay không là việc của ông. Nếu có, tôi chiến xong là ông có quà“. Giọng gã xe ôm đểu giả: “Sao ông máu thế? Tôi cũng chiến suốt nhưng toàn chọn các cửa hàng thư giãn máy lạnh, nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ phê.
Nhân viên quán thư giãn đang chờ khách
Mình vẫn đến Z nhưng CA có ập vào bắt cũng khó kết tội vì không có chuyện cởi quần, lột áo. Đưa ông đi thế này tôi cũng thấy ghê ghê vì CA dạo này làm dữ lắm… Chẳng qua là cùng cảnh dân chơi“. Chiếc xe máy phanh đánh hự và xịch đỗ trước cửa một quán “Gội đầu thư giãn” trong con phố nhỏ, sát con mương đen ngòm và hôi rình trên đường Tam Trinh. Chủ quán tên Nga đon đả: “Mời hai anh vào thư giãn. Quán em toàn nhân viên tay nghề cao, không phê không về”.

Tôi mò mẫm bước vào căn phòng sặc mùi đặc trưng của những căn phòng chuyên về chuyện “thư giãn”. Tấm rèm ri đô hoa xanh chưa kịp khép lại thì hai cái đầu thò vào hỏi: “Anh ơi, hai vợ nhé“, một trong hai cô nháy mắt cười ý nhị. Tôi gật đầu: “Ô kê, hai em vào đi, anh đang mệt quá. Hai người đấm càng nhanh khỏe”. Cả hai cô gái cười khùng khục, “đấm gì mà đấm, bọn này đâu biết đấm”.

Sau vài cái vỗ bành bạch vào bụng, vào lưng tôi, một cô lấy điện thoại ra nhắn tin. Cô còn lại hỏi: “Em thư giãn cho anh nhé”. “Để hôm khác đi em. Hôm nay anh mệt và chỉ muốn đấm lưng. Các em yên tâm, anh bo đầy đủ”. Nghe tôi nói vậy, cả hai cô cùng cười.
Cách giường tôi chừng 1m là gã xe ôm đang thư giãn. Tiếng gã thở phì phò như kéo bễ… Tiếng một cô gái cấm cảu: “Dê như ma. Bo đi”.

Em vẫn chờ một phép màu
Nhờ “bo” thoáng nên tôi cũng có được số điện thoại của Hương, một trong hai cô gái đã đấm lưng cho tôi. Khoảng 22g ngày 8-7, tôi mời được Hương ra phố Bạch Mai uống cà phê và ăn đêm.
Hương kể: “Quê em ở Hòa Bình, gia đình vốn cũng có của ăn của để nhưng ngặt nỗi bố em chỉ quý con trai, còn con gái coi như đồ bỏ. Cứ mỗi lần uống rượu bố em lại say khướt và lôi các con gái ra hành hạ, chửi bới. Năm chị gái đầu em tròn 17 tuổi cũng là lúc chị ấy bỏ nhà đi theo bạn xuống Hà Nội làm ăn. Lúc đầu chị ấy nói với gia đình là đi làm ở nhà máy kẹo Hải Hà. Mỗi lần chị gái em về quê là một ngày hội đối với em và cô em gái út. Chị cả mua cho chúng em đủ thứ, từ quần áo, giày dép đến son phấn… Cả hai đứa em đều mơ ước “lớn lên chúng em sẽ đi làm ở nhà máy kẹo như chị”. Mỗi lần nghe nói vậy, đôi mắt chị em lại đượm buồn”.
Nhấp một ngụm trà, gạt giọt nước mắt đang lăn dài trên má, Hương kể tiếp: “Phải gần 2 năm sau em mới được một chị xóm bên cho biết, chị gái em không hề làm ở nhà máy bánh kẹo. Chị ấy làm ở một quán “tàu nhanh” ở thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ. Lúc đầu em không tin nhưng xâu chuỗi lại những gì thay đổi ở chị gái em, em hiểu người ta không hề đặt điều. Lúc đầu em thấy việc làm của chị gái mình là nhục nhã nhưng rồi ngày ngày vẫn phải chịu sự đối xử bất công của ông bố nát rượu, em đã chủ động nhắn tin cho chị gái: “Hãy đưa em đi làm, ca ve cũng được. Em muốn thoát khỏi cuộc sống ở nhà”.
Ở Xuân Mai, nhờ có quan hệ của chị gái, em đã bán trinh được 8 triệu đồng cho một gã đàn ông hơn tuổi bố mình. Hôm đó, em đau đớn nhưng không thể khóc. Từ đó em trở thành con ca ve chuyên nghiệp, có ngày “đi khách” đến 15 lần mà cũng chỉ đủ tiền quần áo, phấn son và những ván tá lả thâu đêm. Nhờ một khách quen giới thiệu, em về Tam Trinh làm gần 1 năm nay. Giờ em đã 20 tuổi. Có nhiều người hỏi em “sao không làm nghề khác”? Em biết làm gì đây khi cánh cửa gia đình gần như đã khép lại. Tương lai ư? Còn kinh khủng hơn nhiều. Một đàn chị bảo em: Đã bước vào nghề này thì không thoát được ra đâu em ạ. Tự mình “trói” mình thôi”.

Nén tiếng thở dài, Hương nói tiếp: “Đúng vậy anh ạ. Dù nghề ca ve có tủi nhục cũng còn hơn về quê cày cấy rồi lấy phải một thằng chồng đánh vợ như đập đất. Em sẽ vẫn làm nghề này và mong vận may sẽ đến với mình. Có thể lắm chứ, như con Hà ở Thái Nguyên chẳng hạn, nó lấy được một anh kỹ sư hẳn hoi…”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét