Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Tình Hình Biển Đông VN Trong Tuần Qua (Tổng hợp 3 bản tin)


Gồm 3 bản tin..

1) Vì sao công ty Mỹ rút cổ phần khai thác dầu ở Biển Đông?

2 )VIỆT NAM ĐANG TỨ BỀ THỌ ĐỊCH: KẾ SÁCH GÌ ĐÂY ĐỂ CỨU NGUY ?

3) “ĐẶC NHIỆM” Ở TRƯỜNG SA

Một giàn khoan dầu ngoài khơi Skandinavia của Tập đoàn dầu khí Mỹ ConocoPhillips
Phúc Lộc Thọ

1) Vì sao công ty Mỹ rút cổ phần khai thác dầu ở Biển Đông?

Một cái tin hết sức quan trọng liên quan tới một động thái ngoại giao đáng chú ý của Mỹ, đó là việc một số công ty Mỹ tuyên bố Tập đoàn dầu khí Mỹ sẽ rút khỏi ba đề án ngoài khơi Việt Nam ( Tin RFI ) ? Mặc dù cái lý do mà phía các công ty Mỹ đưa ra nghe ngớ ngấn, giống như mấy anh nhà giàu thanh minh với bàn dân thiên hạ cái việc: không chén các món cao lương mỹ vị mà lại đi “ húp tương”, thường xuyên xơi món “cá gỗ” qua bữa do bí tiền; tương là một món ăn của đám tiện dân có mức thu nhập dưới 1 USD/người/ngày?
Hiện nay người trong cuộc là ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương phụ trách món khai thác dầu đã từ chối bình luận về thông tin này với các hãng thông tấn nước ngoài; Còn báo chí lề phải thì im thin thít, có thể do đã nhận được chỉ đạo không đưa tin này hoặc do ú ớ về chính trị, không nhận ra đây là một tin quan trọng, nhạy cảm chí ít trong bối cảnh chính trị cực kỳ phức tạp, căng thẳng hiện nay mà Việt Nam đang phải cố sứ lê lết, hụt hơi, chèo chống với thời cuộc…Đó là việc đang chạy đua, tìm mọi cách để tranh thủ sự ủng hộ nhiều phía cộng với việc nâng cao tiềm lực quốc phòng để tránh không bị Trung Quốc lấn lướt, bắt nạt trên Biển Đông…
Mặc dù theo các hãng tin nước ngoài, cổ phần của các công ty Mỹ trong các dự án khai thác dầu tại Biển Đông do PETROVIETNAM làm chủ đầu tư chỉ chiếm 20 %; Việt Nam chiếm 51 %, chưa phải là gì ghê gớm đối với Việt Nam và Mỹ; thế nhưng đằng sau Công ty khai thác dầu của Mỹ là gì thì một cậu học trò lớp 1 cũng đoán ra…
Có một gợi ý nhỏ trên mạng: Liệu nếu Mỹ rút ra, tất nhiên là Mỹ có quyền bán cho những ai có nhu cầu; nếu Trung Quốc xô vào mua với giá cao thì sao? Đối với Mỹ thì đó chỉ là chuyện vặt; nhưng đối với Việt Nam đó là một bài toán nan giải ? Nếu Mỹ đồng ý bán cho Trung Quốc và Trung Quốc nhất định sẽ mua thì Việt Nam chả nhẽ lại đi từ chối?
Nếu từ chối thì khác gì tuyên chiến với Trung Quốc? Còn nếu cho Trung Quốc vào góp cổ đông thì “ bài toán “ kinh tế-an ninh về biển đông coi như xong…Và châm ngôn ứng xử của Thuyết “ buôn vua “ lại được lặp lại: Cái gì không mua được bằng tiền thì phải mua mất nhiều tiền…Thế thôi !
Đối với Việt Nam nếu đem súng đạn ra dọa, đua đấu có khi lại thua. Điều này Pháp, Mỹ và cha ông của người Trung Quốc đã từng thử và đã thất bại; thế nhưng cứ đổ tiền có khi lại mua được giá hời; vấn đề là đổ vào khâu nào, vào ai…Phải tìm cho ra được những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời nay thì mới ăn…
Tại sao một anh trọc phú lại ăn uống, chi tiêu dè sẻn như một anh tiện dân ? Nếu thảng hoặc anh ta đang bị bệnh ung thư hay bị một chứng bệnh nào đó, khiến cho cơ địa của anh buộc phải kiêng khem các món cao lương mỹ vị ? Hay chẳng qua chỉ là động tác giả vờ mang động cơ chính trị đánh bóng tên tuổi, thương hiệu?! Ai cũng biết cả thế giới đang khát dầu mỏ, đang lao đao vì dầu: làm cho khốc hại chẳng qua vì dầu…Thế mà Mỹ lại chê dầu Việt Nam là cớ mần răng hỡi các chú Yanky ?! Theo thông tin của Phúc Lộc Thọ thì mời Mỹ vào các lô này là có tính toán, có ưu tiên cho Mỹ, thế mà bây giờ…
Hành động rút các cổ phần ra khỏi các dự án khai thác dầu tại biển Đông của các công ty Mỹ theo Phúc Lộc Thọ đó là: một động thái ngoại giao của Mỹ trong cái giai đoạn cực kỳ nhạy cảm về các quan hệ đối ngoại đầy tranh chấp, đầy lắt léo của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam tiếp tục triển khai chính sách “ đong đưa ngoại giao “ giữa 4 cái “ anh bồ”- các trung tâm chính trị: Trung Quốc-Nga-Mỹ+Nhật+Tây Âu…
Trong quá khứ, trong giai đoạn xảy ra 2 cuộc chiến tranh, người giữ được giá cho các động thái “đong đưa ngoại giao” giữa Việt Nam với Trung Quốc và Liên Xô là ông Hồ Chí Minh; Còn đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khó tin các vị đủ trí thông minh ( chưa đòi hỏi tài năng ), đủ các tiểu xảo để những cú liếc mắt đưa tình của mình trở nên “ hư hư thực thực”; “ hư mà thực, thực mà hư “…như ông Hồ Chí Minh đã làm…
Các vị đã không bằng ông Hồ Chí Minh chứ chưa đòi hỏi bằng cha ông, nhưng có vẻ các vị lạ tự cao, tự đại, là bảo thủ, lại chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng thì các vị rất dễ đẩy tiền đồ đất nước vào ngõ cụt…
Còn nhớ vào năm 1964, khi Mỹ chuẩn bị leo thang chiến tranh, Tây Âu đã cho một nhà báo Pháp sang nắn gân Hồ Chí Minh bằng một cuộc phỏng vấn. Khi trả lởi câu hỏi của nhà báo Pháp, với tiềm lực kinh tế, quốc phòng hiện tại của Việt Nam, nếu phát động chiến tranh với Mỹ, liệu Việt Nam có trở thành “ vệ tinh”, bị phụ thuộc vào Trung Quốc không ? Hồ Chí Minh đã cao giọng: Jamais-Không bao giờ?
Tuyên bố là vậy mà Trung Quốc vẫn cứ chở súng đạn, lương thực thực phẩm sang tiếp tế cho cuộc chiến tranh? Ngoại giao thế mới là ngoại giao chứ !
Còn mối tương quan giữa Mỹ-Việt Nam-Trung Quốc thì cho dù giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có nhiều khoản ngoặc ngoẹo với nhau; nhưng chắc chắn hai anh ả này luôn ở cái tình cảnh “đồng sàng dĩ mộng”, khó ăn ở với nhau “đầu bạc răng long” lắm…
Hãy xem thiên tượng trời đất, thiên nhiên, nhân hòa trong những ngày này mà thấy lo cho cơ đồ xã tắc: Chó dữ xuất hiện ở Lao Cai xông ra cắn trẻ em; thú lạ xông vào moi đầu, phủ tạng chó nhà xơi; mà chó nhà xưa nay là biểu tượng, là kẻ trông giữ an ninh, là người bạn trung thành, tin cậy của người nông dân…Thế mà bây giờ lại xảy ra: Điềm trời báo gì đây ?!
Trước thời xảy ra Đông chu liệt quốc, Tam Quốc đều có những điều kỳ dị xảy ra !
Chưa hết, sân bay quốc tế Nội Bài: cái nơi được coi là bộ mặt quốc gia, mặt tiền chế độ, mọi cái về kỹ thuật, ứng xử phải đảm bảo chuẩn mực, tuyệt đối về an toàn, văn minh tối thượng thế mà lại bị bục bể phốt, phân người nổi lềnh bềnh trước du khách bốn phương…
Rồi thì ông Nông Đức Mạnh khi đương là Tổng Bí thư, trong một cuộc hội nghị tổng kết học tập tác phong, đạo đức Hồ Chí Minh đã quyết liệt lên án một loại tội ác trong Đảng: Tội kéo bè kéo cánh, bản vị cục bộ…Là Tổng Bí thư mà ông cũng chỉ phát trị được tại hội nghị.
Mới đây Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã phải thổ lộ với cử tri trong một cuộc tiếp xúc tại thành phố Hồ Chí Minh: Đang có cả một bầy sâu chứ không vài con trong “ bát canh “ của con dân đất Việt? Nghe câu này của ông Trương Tấn Sang nhiều người dân không dám ăn canh nữa!
Nếu chịu khó tập hợp, liên kết theo kiểu “ điều tra xã hội học “ sẽ thấy đây là giai đoạn mà nội tình thế sự đất nước có nhiều điềm dữ, điều đáng lo? Việc các công ty Mỹ tuyên bố bán lại cổ phần chỉ là một trong các dữ liệu nhỏ cần phải quan tâm xem xét.
Theo người viết bài này, vì sao Mỹ là giở chứng ra như vậy? Có khả năng Mỹ đã nhìn thấy sự thiếu tin cậy, nếu tiếp tục lao vào mồi chài Việt Nam đang thi hành cái “chính sách đong đưa” cò quăm. Chắc Mỹ phật lòng trước việc Hà Nội phớt lờ mọi ý kiến của Mỹ, Tây Âu tỏ thái độ phản đối vụ xét xử Cù Huy Hà Vũ…
Và gần đây là thái độ quyết liệt của Quý Thanh theo kiểu Nhiếp Nguyên Tử trên báo Công an nhân dân đã làm cho Mỹ không khỏi bẽ bàng…
Bởi vì, một kẻ nông cạn về tư duy chính trị cũng dễ dàng nhận ra Cù Huy Hà Vũ và Ngô Bảo Châu là những anh “ học trò “- “bạch diện thư sinh” đang cổ súy cho các giá trị dân chủ Tây Phương…Có điều họ tham gia chính trường với tư cách của một kẻ “ trói gà không chặt “.
Cù Huy Hà Vũ là một anh không tham gia đảng phái chính trị nào, “ cùn “ lên thì viết thư kiện Thủ tướng chơi; còn anh ta còn lâu mới trở thành một “ thủ lĩnh “ chính trị theo đúng nghĩa của từ này. Còn Ngô Bảo Châu thì thực ra cũng chỉ là một nhà toán học trẻ theo đúng nghĩa, anh ta không là đảng viên của bất cứ đảng phái hay tổ chức chính trị nào, không vây cánh của ai? Bố mẹ là Giáo sư đó nhưng ngẫm cho cùng hơn gì anh giáo quèn!
Một cái thẻ thông hành tối thiểu của những ai muốn lao vào “ canh bạc “ chính trị Ngô Bảo Châu nào đâu có màng. Nếu anh ta ở Việt Nam thì giỏi lắm cũng leo lên được chức Trưởng Khoa Toán của một trường đại học như Lê Bá Khánh Trình, một người từng lừng danh ở Olimpic quốc tế về Toán. Ngô Bảo Châu có về Việt Nam hẳn thì làm sao mà thăng tiến được như 2 đồng chí vào Ban chấp hành Trung ương vừa rồi: Một đồng chí đang là Phó Hiệu trưởng một trường đại học, một đồng chí đang là Bí thư một quận của một thành phố; tài năng chưa có gì nối rõ đột nhiên “leo trực thăng “ đi họp trung ương?
Nếu không có các sự kiện do được “phong thánh” thái quá, nếu để bình thường thì Ngô Bảo Châu cũng chỉ là Ngô Bảo Châu và Cù Hà Vũ chỉ là Cù Huy Hà Vũ chứ làm được nên cơm cháo gì ?
Ngày xưa sở dĩ Mỹ chìa tay bắt tay với Trung Quốc, lờ Hoàng Sa cho Trung Quốc chiếm là do tại bị Việt Cộng đánh ác quá nên Mỹ cáu; Còn ngày nay, nếu nhìn tương quan về sức hút chính trị thì sức hút của Trung Quốc với Nga so với Việt Nam với Nga? Cứ nhìn vào cán cân thương mại và các hoạt động đi đêm giữa các tập đoàn tài phiệt và cả các chính khách của 2 quốc gia này thì rõ…Hứng lên thì Nga bỏ ra vài chai rượu, quăng ra vài cái gậy ra để cho láng giềng đánh nhau cho nó XARASO, cho nó vui ! Người Nga hiện nay khác với người Liên Xô trước kia lắm lắm, nhất là các chính khách…
Hiện tại Việt Nam là khoản thêm nếm với Nga; Mỹ mới là thế lực liên quan tới quyền lợi chiến lược của cả vùng Đông Bắc Á…
Do vậy, theo Phúc Lộc Thọ, kế sách thông minh nhất hiện nay đó là: Vận động Mỹ tiếp tục ở lại đầu tư vào các dự án khai thác dầu, để Mỹ dỗi bỏ đi là gay go đấy; mặt khác tiếp tục thi hành chính sách nhân nhượng có nguyên tắc và được tính toán thông minh với Trung Quốc; thả Cù Huy Hà Vũ để tránh làm mất mặt Mỹ-Tây Âu không cần thiết…
Bắt giữ Cù Huy Hà Vũ chỉ để thỏa mãn cái tiểu khí của kẻ tiểu nhân nhưng rất có thể sẽ làm xáo trộn “ đại khí “, xáo trộn ván cờ đại cục, ảnh hưởng tới tương lai chính trị, “tiền- hàng” đất nước!
Cần lưu ý, nhắc nhở Báo Công an và các báo lề phải không tiếp tục đăng những bài như của Quý Thanh, tránh xách động chính trị theo kiểu  Nhiếp Nguyên Tử; kẻ viết báo chữ to châm ngòi cho cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản ở trung Quốc trong thập kỷ 60 thế kỷ trước…
Khẩu khí trong bài viết của Quý Thanh rất dễ đẩy Việt Nam vào thế có thể được lòng những ai có xu hướng thân, gần với Trung Quốc nhưng lại sa vào tình thế đối đầu một cách không cần thiết với cái trục Mỹ-Tây Âu-Nhật Bản.
Với những động thái viết lách non nớt về mặt chính trị theo kiểu Quý Thanh và báo Công an nhân dân, chữa cháy theo kiểu “lửa đổ thêm dầu”: viết bài chỉ trích nặng nề Ngô Bảo Châu và Cù Huy Hà Vũ quá mức cần thiết này khác gì việc dùng dao mổ trâu để giết gà; việc này sẽ gây hậu quả: rút giây động rừng; là ném chuột làm hỏng đồ quý…
=================

2) VIỆT NAM ĐANG TỨ BỀ THỌ ĐỊCH: KẾ SÁCH GÌ ĐÂY ĐỂ CỨU NGUY ?

Phúc Lộc Thọ.
Có lẽ đây là một trong những giai đoạnlịch sử gieo neo của Việt Nam, tuy chưa đến mức như cảnh vua tôi nhà Nguyễn  bị thực dân Pháp đánh thua hết trận này hết trận khác, mất đất, mất lòng dân; Chưa đến nỗi như vua tôi nhà Trần phải khăn gói lên thuyền chạy ra khói Thăng Long những 3 lần…Chưa đến mức như Đô đốc Tuyết phải bỏ kinh  thành Thăng Long mà lui về Tam Điệp; Chưa đến mức như Chính phủ Hồ Chí  Minh phải tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản và ôm khăn gói nhảy lên ngàn…
Thử xem các động tĩnh gần đây:
-Trung Quốc tuyên bố ngang xương: Cấm đánh cá trên Biển Đông;
-Đài Loan tuyên bố phản đối Việt Nam coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc;
- Nhật Bản với lý do động đất sóng thần dừng cấp ODEA cho Việt Nam;
-Các công ty Mỹ đánh tiếng sẽ rút cổ phần ra khỏi các dự án dầu khí ở Biển Đông từng ký với PETROVIETNAM;
-Chưa hết, các cơ quan công quyền Mỹ còn dọa đưa một số công ty Việt Nam ra tòa; Còn rắp rang đòi các khoản nợ đáo hạn;
- Hàn Quốc bắt giữ tàu Hoa Sen một con tàu mua mất 60 triệu EURO, một con tàu cũ; với cái đà kinh doanh như hiện nay; và tính toán theo kiểu cua  trong lỗ, mỗi năm thu về 4 triệu USD thì phải mất 20 năm giỏi lắm mới  hòa vốn…Bây giờ thì xôi hỏng bỏng không, “chó cắn giẻ rách “; lấy đâu ra tiền để chuộc tàu về đây?
-Còn Tây Âu và Mỹ vẫn còn lưu ý vụ Cù Huy Hà Vũ…
Sơ sơ vài gạch đầu giòng như thế đã thấy cam go cho những vị “đầy tớ” đang cầm lái con thuyền cách mạng Việt Nam…
Các đồng chí “ đầy tớ “ của nhân dân kính mến !
Các đồng chí cứ bình tĩnh mà run !
Bọn bành trước Đại Hán, bon đế quốc sài lang chúng chỉ hùng hổ thế thôi chứ không làm được gì đâu? Dân ta ngoan cường lắm: Trẻ làm đuốc sống, già  xông lửa đồn…
-Kế sách duy nhất và hay nhất bây giờ là các đồng chí đầy tớ phải tìm mọi  cách khôi phục cho được lòng tin của dân, biết lắng nghe dân và khoan  sức dân; Nhân dân ta anh hùng lắm, khoan dung độ lượng lắm miễn là các đồng chí biết ăn năn hối cải; các đồng chí tìm mọi cách dẹp bớt sâu bọ  đi ngay trong vườn nhà các đồng chí…
- Trước mắt việc cần làm ngay: để xảy ra vụ lình xình như ở Mường  Nhé-Điện Biên, đói trên diện rộng ở Thanh Hóa thì trước tiên phải kỷ luật mấy đồng chí “ đầy tớ “ ở đây, cho thôi chức, nếu không đuổi về quê thì thôi cho làm chuyên viên quèn; cho dù các đồng chí từng có công, và tài giỏi đến đâu…Việc làm này song song với việc mang gạo đến cứu tế…
Các đồng chí phải dẹp cho được cái lối tư duy đang ngự trị trong Đảng: Mất mùa là tại thiên tai; Được mùa là bởi thiên tài Đảng ta…
Song song với việc cho thôi chức các cán bộ giữ trọng trách tại Thanh  Hóa, Điện Biên, Ban Kiểm tra trung ương cũng nên có chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở Trung ương cho tổ chức kiểm điểm, phê bình những đồng chí đảng viên, nhất là các đồng chí giữ trọng trách quê ở Thanh Hóa, Điện  Biên…Để xảy ra như vậy đối với quê hương các đồng chí, bà con  thân thuộc của các đồng chí mà các đồng chí không động lòng, không có  giải pháp gì? Các đồng chí quan liêu vừa vừa thôi chứ…Chả nhẽ các đồng chí chỉ biết ” vinh thân ” “phì gia” nhưng lại không lo ” trị quốc ‘ để cho thiên hạ nó bình lại mình ?
-Cho tịch thu ngay, sung công tài sản của mấy vị “đầy tớ” liên quan tới vụ Vinashin, đem đấu giá sung công quỹ và thông báo rộng rãi trên các  phương tiện thông tin đại chúng…
Cho dù vụ này chư xử, kết quả thanh tra chưa dám công khai; lỗi này thuộc  về các đồng chí “ đầy tớ “ chứ không thuộc về lỗi của nhân dân ? Hoặc là do tình đồng chí giữa các đồng chí bao la quá! Hoặc là do các đồng chí  bây giờ “mở miệng mắc quai” với nhau cả rồi…
Đây là mẹo Tào Tháo, cắt râu mượn đầu kẻ giữ quân lương để giả vờ nghiêm  quân pháp để yên lòng quân; nếu các đồng chí không chịu hy sinh, cắt bỏ những khối u trongbộ máy công quyền quá ư quan liêu thì lòng dân sẽ sinh biến.
Và đó là cơ hội để kẻ thù bên ngoài lao vào lật đổ chế độ !
Đó là kế sách vạn toàn nhất để lấy lại lòng dân; để đối phó với kẻ địch lăm le ngoài bờ cõi!
Các đồng chí hãy bắt tay vào làm ngay vào thứ hai tuần tới ! Việc cách chức mấy vị đầy tớ kia đâu có khó ! Việc tịch thu nhà cửa cho dù mấy cái lều cũng là một biện pháp an lòng dân !
P.L.T.

==============================

Tin sau đây thì hơi hơi ”tiếu” chút…

 

3) “ĐẶC NHIỆM” Ở TRƯỜNG SA

Nhà của chúng ta là đảo
Thuyền Chài
Mai Thanh Hải Blog – Ra với các đảo ở Trường Sa, một trong
những ấn tượng không thể quên là hình ảnh những chú chó, mèo, lợn, gà, bò, vịt
tung tăng, nhởn nhơ khắp các xó xỉnh. Rất lạ: Gia súc, gia cầm ngoài đảo sống
với lính, theo nếp sống nhà binh của lính nên cũng rất kỷ luật và… nguyên tắc.
Chẳng thế mà khách ra đảo (đặc biệt là thuộc khối dân sự, không mặc quân phục)
lớ xớ rời Hội trường, phòng ở, bếp ăn… mò ra ngoài ụ pháo, công sự… thế nào
cũng có vài chú chó lừ lừ bám theo, quẩn chân ve vãn và sủa nhặng xị như cảnh
báo “Chỗ này không được ngắm nghía, chụp hình – quay phim”, đánh động cho chiến
sĩ vệ binh gác khu vực đó tiến đến nhã nhặn nhắc nhở “theo quy định”.
Những
khách khoái chụp hình, ra tận kè đá, bờ sóng mong chớp những “giây phút đẹp”,
không chỉ các chú chó mà cả vịt gà cũng lạch bạch chạy trước ngăn cản, dùng mỏ
kéo ống quần như nhắc nhở: “Đừng ra chỗ ấy, nguy hiểm lắm”.
Nhiều khách quá
nhỉ?
Nhiều người cứ nghĩ giản đơn: Nuôi gia súc,
gia cầm ở Trường Sa là để bộ đội có chất tươi cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ít
người biết những con vật này là một phần cuộc sống ở đảo, những người bạn giúp
lính ta nguôi nỗi nhớ nhà, nhớ quê nên rất hiếm khi bị đè ra làm
thịt.
Đặc biệt, gia súc – gia cầm ngoài đảo còn được đánh giá như những
chiến sĩ cảnh vệ cực kỳ mẫn cán, tinh thông và hiệu quả. Trong trường hợp người
lạ, tàu thuyền lạ tiến lại gần đảo, có khả năng đột nhập, các “cảnh vệ” phát
hiện ngay tức thì và sủa, gáy, kêu rầm rĩ báo động cho bộ đội.
Sau một
thời gian nghiên cứu, thực hiện kế hoạch số 336/Tg1-QC (10-2-2010) của Bộ Tổng
Tham mưu QĐNDVN về “Tổ chức nghiên cứu, khảo sát đổi mới nâng cao chất lượng
huấn luyện chiến đấu tại quần đảo Trường Sa và nhà dàn DK năm 2010″, ngày 13-3-
2010, Trường Trung cấp Huấn luyện Chó nghiệp vụ của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
(BĐBP) đã đưa 5 cán bộ, chiến sĩ cùng 3 chó nghiệp vụ ra Trường Sa, thực hiện
nhiệm vụ hỗ trợ cán bộ chiến sĩ Hải quân làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra bảo vệ
biển đảo, phát hiện người đột nhập lên đảo và sẵn sàng chiến đấu.
Nấp trốn các Thủ trưởng.
Ngượng quá
Lâu nay, lính đảo vẫn gọi âu yếm những
“cảnh vệ” chó, vịt, gà là… “đặc nhiệm Trường Sa” cũng làm nhiệm vụ giữ đảo.
Bây giờ, lính ta tách bạch thành 2 “lực lượng”: “Đặc nhiệm chính quy” (Chó
nghiệp vụ Biên phòng) và “Đặc nhiệm địa phương” (gia súc – gia cầm được các phân
đội tự nuôi). Cho dù thuộc “lực lượng” nào chăng nữa thì các “đặc nhiệm” vẫn
cùng sát cánh cùng bộ đội bảo vệ đảo đêm ngày.
Xin giới thiệu về “lực
lượng đặc nhiệm” tại Trường Sa và những khoảnh khắc đáng yêu của một số “gương
mặt” trên các đảo: Sinh Tồn, Song Tử Tây, Nam Yết, Trường Sa Lớn, Đá Tây A, Núi
Le, An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông… trong 1 số chuyến ra Trường
Sa.
“Đặc nhiệm chính quy” trong
đội hình tuần tra
3 chú chó nghiệp vụ Biên
phòng ra làm nhiệm vụ tại Trường Sa bao gồm Mika, Kakốp, Manlơ đã lập nhiều
chiến công trên đất liền (nhất là trong các vụ án ma túy ở các tỉnh miền núi
phía Bắc). Khi nhận nhiệm vụ, 3 chú chó di chuyển từ Sơn La vào Cam Ranh (Khánh
Hòa) nhiều ngày đêm trên xe Zil 130, sau đó mới xuống tàu, vượt rất nhiều sóng
gió ra đảo. Do phải thay đổi cả môi trường sống lẫn đặc thù địa bàn tác chiến,
huấn luyện viên phải cho các “chiến sĩ” thích nghi dần dần. Ban đầu, Mika,
Kakốp, Manlơ được huấn luyện để chịu được những cơn gió biển mạnh, làm quen với
sóng lớn để có thể vừa bơi vừa chiến đấu được. Điều các huấn luyện viên không
ngờ là Mika, Kakốp, Manlơ thích nghi rất nhanh. Trong những con sóng lớn, 3 chú
bơi rất tốt. Khi huấn luyện trên bãi cát, tốc độ của 3 chú nhanh gấp 4 lần bước
chạy rút của chiến sĩ.
Trong giờ huấn
luyện
Hiện tại, Mika, Kakốp, Manlơ đã trở thành
những chiến sĩ hải quân đặc biệt. Ngoài việc “rèn luyện” nâng cao thể lực, cả 3
còn thực hiện tốt các phương án diễn tập chống người nhái, biệt kích. Phương án
đánh chặn từ ngoài bờ kè và đánh bắt khi địch đã xâm nhập đều được hoàn thành
xuất sắc.
Mẹ bò đưa con bê đi dạo trong
trận địa
Ở quần đảo Trường Sa, chỉ duy nhất đảo Song Tử Tây
nuôi được bò. Do đảo thiếu cỏ tươi, đàn bò đành tập ăn bìa các tông. Dần dần,
thứ bìa giấy cứng đó cũng bị xơi hết. Bò lại chuyển sang chén thùng gỗ. Nhưng
khi thùng gỗ bị giấu đi, bò ăn cả gạch khiến cho anh em công binh mấy phen toát
mồ hôi. Rồi khi hết những món “khoái khẩu”, bò “đột nhập” vào doanh trại chén cả
quần áo, giày dép của bộ đội… “Bần cùng” như vậy nhưng đàn bò trên đảo Song Tử
Tây vẫn sinh con đẻ cái ngày càng đông.
Ra cầu cảng vừa trông cho
“bọn khách” không ra biển, vừa đứng – nằm nghe xem “nó” nói cái
Lợn được nuôi đại trà tại các đảo.Lợn thả
rông, chạy trên đảo kiếm ăn. Không cần chuồng trại gì nhưng chẳng bao giờ sợ mất
lợn cả vì bốn bề có biển bao bọc. Lợn cứ thế “tuỳ nghi di tản”, ngủ ở bụi cây,
góc công sự hay  dưới gầm giường của lính, nói chung là tuỳ thích. Tuy vậy,
nhưng lợn được các chiến sỹ huấn luyện  để sống có nền nếp, biết “phục tùng tổ
chức”. Chỉ cần một hồi kẻng, tất cả các chú lợn ở khắp nơi trên đảo lại lũ lượt
kéo về nơi “tập trung”. Đó thực sự là một cảnh tượng sinh động, vui
mắt.
Ở Trường Sa, lợn không đơn thuần là  loài vật nuôi lấy thịt, mà
chúng trở thành  bạn của lính đảo và được chiều chuộng. Có những lúc lợn ốm,
lính nhường cả thuốc của mình. Lợn được ăn thịt hộp, được ưu tiên tắm nước ngọt,
có bác sỹ khám bệnh và làm bà đỡ. Nhiều chú lợn đáng yêu đã được lính đặt cho
những cái tên rất kêu như: Hoàng Oanh, Quỳnh Mai…
Chiều chiều, kéo cả đại gia
đình ra hóng mát trước bia chủ quyền
Chung sống hòa
thuận
Đủ loại, đủ
màu
Vừa canh gác, vừa… gãi
đầu
Bắt tay cái
nào
Chó được nuôi rất nhiều ở các đảo chìm và
đây cũng là những điểm rất cần sự canh gác, cảnh giới của các chú cẩu vốn rất
thính tai, tinh mắt. Ngay tại đảo chìm Cô Lin, có tới mấy chục con chó, mật độ
quá đông nhưng vừa đem lại niềm vui cho lính đảo, vừa đảm nhiệm rất tốt việc
canh gác, phát hiện
Cảnh giới ven bờ
đá
Vừa nằm nghỉ vừa… làm nhiệm
vụ
Lính đảo chìm kể: Những đêm bồng súng đứng gác,
luôn có 1 vài chú chó quẩn quanh thức cùng. Đêm khuya gió lạnh thổi rét tê tái,
chú chó đứng cạnh, liếm cái lưỡi ấm áp vào bàn tay run vì lạnh của người lính
đứng gác, tự dưng thấy ấm áp, cảm thấy được chia sẻ rất nhiều.Chó ở đảo đã rèn
luyện được nhiều khả năng đặc biệt như bắt cá, bơi trên sóng, đứng hai chân để
“bắt tay”  hay “tạm biệt” khách. Chó ở đây được quý  đến mức các chiến sỹ lấy
tên những ca sỹ mình hâm mộ để đặt tên cho chó.
Tò mò ngắm…
khách
Phóng viên Anh Hoa – Tạp chí
Thế giới ảnh ra Trường Sa 4-2001 (PV Anh Hoa cung cấp 1 số hình cho bài viết
này)
“Hầm trực chiến” của “lực
lượng đặc nhiệm
“Ra tập ngay! Không được
lười”
Nhớ đất
liền
Chó ở
Trường Sa bơi và bắt cá tài như hải cẩu. Nhưng ở đảo Đá Tây A, những chú chó còn
kiêm thêm nhiệm vụ “quản gia” trông coi lũ vịt cứ hơi tý là lao xuống nước vẫy
vùng. Câu chuyện đây:
Đàn vịt đi đâu cũng có chú
chó đen này kèm sát
Kiếm ăn ở đâu cũng được hướng
dẫn và giám sát
Chú chó vừa quay ra chỗ khác,
cả đàn vịt ù té xuống biển và bị… xích cổ, đuổi lên
ngay
Việc nuôi dưỡng gia súc ở Trường Sa cũng
là kỳ công. Một số đảo chìm nuôi vịt, ngan không thành công vì vịt sợ nước mặn,
không dám bơi. Rút kinh nghiệm, khi đưa vịt ra đảo, anh em phải vẩy nước mặn vào
lông, cho vịt bơi trong chậu đựng nước mặn, dần dà chúng mới dám xuống biển bơi
ầm ầm.
Biển của ta là ao của nhà ta
Vừa cục tác kiếm ăn, vừa
trông coi công sự
Xếp hàng ra bãi
tập
Gà trên đảo không có rau xanh nên con nào cũng
thiếu vitamin. Gà thường chân to nhưng yếu, nhiều con bị liệt. Khi nào thấy gà
có hiện tượng đi cà nhắc, chân giơ cao là bộ đội phải nghiền viên thuốc vitamin
tổng hợp cho uống. Cả ngan và gà đều thiếu rau, nên khi đẻ trứng, gà con khó tự
mổ vỏ chui ra như ở đất liền nên anh em chiến sĩ phải để ý, có khi phải canh
hàng giờ để tách vỏ cho gà con.
Chia tay, mèo
nhé!
Người và gia súc trên đảo như những người bạn.
Khi chiến sĩ trên đảo hoàn thành nhiệm vụ trở về đất liền, rất nhiều người đã
chạy đến ôm chú cún yêu, dụi đầu lên cổ thay lời tạm biệt. Trên bờ kè đá, cả đàn
chó hơn chục con xếp hàng dõi ra biển. Có chú giơ chân kêu ư ử trong tiếng
sóng… Ở đảo chìm, chiến sĩ với chiến sĩ là anh em một nhà, chiến sĩ với những
chú chó, mèo, gà, vịt như những người tri kỷ. Có khi anh em phải lo cho từng con
gà đẻ trứng, phải nhường rau cho một chú cún mới sinh.
Quen thân từ tiếng chim gù
trên sóng
Đối với các chiến sĩ ở quần đảo
Trường Sa, những vật nuôi đó như một loại biệt dược chữa bệnh nhớ nhà, nhớ quê
hương. Nếu Trường Sa chỉ có sắt thép, những hầm hào công sự mà vắng đi tiếng gà
gáy, chó sủa…thì chắc sẽ đơn điệu biết nhường nào.
Trong phòng ở của lính đảo
chìm
Những ngày ở Trường Sa, nhìn đàn bò thủng
thẳng đi lại, đàn lợn ủi đất bên gốc cây bàng vuông, vài chú chó chạy dọc bờ
biển, nghe tiếng gà gáy ran trên đảo… tất cả tạo thành quê hương nơi đầu sóng
ngọn gió và âm hưởng đó là bia chủ quyền sống động nhất trên đảo Trường Sa.
(Bài viết có sử dụng 1 số
hình ảnh đã đăng tải trên 1 số mạng xã hội)

 Nguồn: Lượm tin trên net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét