Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Mục Sư Trần Nguyên: Trên 300 Người Hmông Bị Giết


Xin giới thiệu với qúy vị, mục sư Trần Nguyên, Tổng thư ký của Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc Việt Nam (VPEF), hôm nay đã được phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH của Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ thuộc hệ thống www.paltalk.com thực hiện một cuộc phỏng vấn, về những gì đã xảy ra đối với các tín hữu Tin Lành như MS Chủ Tịch Hiệp Hội Nguyễn Công Chính và cuộc biểu tình của đồng bào Hmông tại Mường Nhé, thuộc tỉnh Điện Biên.
Sau đây là những trích đoạn trong lời phát biểu của MS Trần Nguyên:
- Ngày 28/4/2011 vừa qua, MS Nguyễn Công Chính trên đường đi công tác nghiệp vụ trở về địa phương, trở về nhà, thì theo lời yêu cầu của chính quyền địa phương, MS có đến … để đăng ký tạm vắng tạm trú cho các anh em sinh viên sắc tộc để xuống Sài Gòn đi học …và khi ông đến đó thì Chính quyền họ gạt ông lại đó rồi bắt còng tay… Rồi lại nhà khám xét, … Mình thấy không có sự ngay thẳng trong này… Trong giai đoạn trước MS Chính cũng đấu tranh cho những hội thánh Tin Lành tư gia mà bị bắt bớ, bị nghiêm cấm, không cho sinh hoạt, tụ tập lại để thờ phượng Chúa… Từ những việc đó đã đụng chạm đến chính quyền và công an… Tổng kết lại ông Chính đã bị 20 tra tấn đánh đập, 86 lần bị trục xuất khỏi nhà ở, 23 lần bị ủi sập nhà nguyện, 300 lần bị thẩm vấn. Những lần đó, MS Chính đấu tranh cho cái quyền tự do sinh hoạt tôn giáo, quyền căn bản thiêng liêng của mọi người dân mà chính luật pháp của Việt Nam đã ra những pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, họ ra nghị định, chỉ thị, nói chung là công bố cho thế giới, VN tôn trọng cái quyền tín ngưỡng thiêng liêng về tôn giáo… Nhưng thật sự trong mấy năm vừa qua… tất cả các tôn giáo đều có sự khó khăn, bắt bớ… Đặc biệt ở hội thánh chúng tôi… Họ nói rằng không được tự do sinh hoạt… Mỗi lần nhóm lại là phải đăng ký xin phép… Khi mình tới đăng ký thì họ nói giáo phái này chưa có được công nhận, đợi cấp trên công nhận thì họ mới cho phép…
Trả lời về một câu hỏi về cuộc biểu tình của đồng bào Hmông ở Mường Nhé, thuộc tỉnh Điện Biên, MS Nguyên cho biết như sau:
- Cách đây 10 hôm thì tôi được một mục sư ở ngoài đó, anh em cũng có báo khoảng 3000 người dân sắc tộc tại đó biểu tình, họ yêu cầu 1) về đời sống, về đất đai phải được thỏa đáng… 2) chăm sóc các hộ nghèo cho công bằng, và 3) về tín ngưỡng tôn giáo… Nghe nói rằng có vụ xung đột với công an… Cách một hôm đây, anh em có điện thoại cho chúng tôi, mấy sắc tộc thông báo với nhau để cầu nguyện cho sắc tộc Hmông… có 400 người bị giết chết và thương tích luôn… con số tử vong nghe nói khoảng đâu 300, cùng luôn thương tích là 400 trên dưới… Nguồn tin này của môt mục sư, xin được phép, vì lý do an ninh, mình xin dấu tên…là con cái Chúa nên cũng đáng tin cậy…
Thật tình, không ai hiểu nổi, dưới ánh sáng của thế kỷ 21 này, những tín hữu Tin Lành hội tụ với nhau để học Kinh Thánh và cầu nguyện Chúa mà lại phải xin phép. Cái này mà gọi là quyền tự do tín ngưỡng ư ??? Rồi thôi, họ cũng ngoan ngoãn đến xin phép chính quyền địa phương, thì được trả lời: “tôn giáo Tin Lành này chưa được công nhận, phải được cấp trên công nhận thì mới được cho phép.” Ấy là chưa kể đến việc cố tình, “trên bảo dưới không nghe”, dù luật lệ của trên đã thay đổi, nhưng cấp dưới chẳng nghe theo, làm gì được họ, nạn nhân chỉ biết cười trừ mà thôi. Chỉ khi nào nước CHXHCNVN này sụp đổ, thì mới có tự do tôn giáo mà thôi.
Ngày 12 tháng 5 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do
PS: 2 đoạn thâu âm cuộc phỏng vấn của phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH và MS Trần Nguyên:
18
1
 
Rate This
Đăng trong Mỹ Linh
Be the first to like this post.

9 Responses to Mục Sư Trần Nguyên: Trên 300 Người Hmông Bị Giết

  1. Khách
    Chống Cộng cũng được,theo Cộng cũng được!Biết xài tiền là dùng được.
    0
    0
     
    Rate This
  2. NGUOIDAN XHCNVN
    HO CHI MINH LA NGUON GOC CUA MOI TOI AC TREN QUE HUONG VN
    1
    0
     
    Rate This
  3. minh kien
    Tham quan mộ của Chúa Giêsu ở Srinagar, Kashmir In Email
    Stephen Knapp / Minh Kiến dịch Việt
    Lưu ý: Đài truyền hình Anh quốc BBC có một phóng sự về Chúa Giêsu đã tu học Phật giáo ở Ấn Độ và ngôi mộ của Chúa Giêsu ở Srinagar. Có thể xem video của BBC tại http://www.youtube.com/watch?v=nvGXsHsFRlc và đọc bài tiếng Việt tại http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=3825
    (Nguồn: http://www.stephen-knapp.com/visiting_the_grave_of_jesus_in_srinagar.htm)
    Tôi đã đến thăm nơi được gọi là ngôi mộ của Chúa Giêsu ở Srinagar, Kashmir vào tháng Sáu năm 2007. Và, thực sự, trừ khi bạn biết lịch sử và các tranh cãi về toà nhà nhỏ này, không có nhiều dấu hiệu cho ta biết đây là ngôi mộ của Chúa Giêsu được. Nhưng thật tốt cho tôi khi tôi đã đi thăm, bởi vì bây giờ nó đang bị khóa và cấm người nước ngoài, đặc biệt là người phương Tây.
    Nơi này cũng được gọi là Roza bal, hoặc Rauza bol, có nghĩa là “lăng mộ của vị tiên tri.” Đây là nơi chôn cất Yuz Asaph (hoặc Asaf) ở trung tâm cũ của thành phố Srinagar. Tên Yuz Asaph được xem là liên quan đến Chúa Giêsu. Một số người tin rằng đó là mộ của Chúa Giêsu và có những người khác nghĩ rằng điều này dựa trên cơ sở sai lầm, có nghĩa đó chỉ là tin đồn hay truyền thuyết đô thị. Tuy nhiên, có một chuỗi việc hoàn toàn có lý đằng sau, vì vậy tôi sẽ chỉ cho bạn những bằng chứng và những gì người ta nói và bạn có thể quyết định cho chính mình. Bằng cách đó, nếu bạn có bao giờ đến Srinagar, bạn có thể có một số hiểu biết về tầm quan trọng của nơi này và kiểm tra cho chính bản thân mình.
    Để ghé thăm mộ của Chúa Giêsu, bạn sẽ tìm thấy nó trong Anzimar cạnh một nghĩa trang Hồi giáo nhỏ trong khu Khanjar (Khanyar) của phố cổ Srinagar. Bạn sẽ tìm thấy Rauza bal Khanyar trong một ngõ hẹp trong một lăng mộ cũ bằng gỗ. Ngôi mộ chính ở bên trong tòa nhà. Bảng hiệu ở phía trước nói rằng đây là mộ của Ziarati Hazrati Youza Asouph và Syed-u Nasir-Din. Như vậy, đây là lăng mộ của hai người, với Nasir-u-Din là một vị thánh Hồi giáo. Một số người nói rằng Youza Asouph (hoặc Yuz Asaph) có nghĩa là người hái lượm, có thể liên quan đến Chúa Giêsu là người hái lượm của các bộ lạc bị mất tích của Do Thái, mà một số người được biết đã đến Kashmir. Những người khác nói đó là tên người lãnh đạo của những người được chữa lành, vì Chúa Giêsu là một người chữa bệnh. Trong khi đó vẫn còn những người khác nói tên Youza Asouph có nghĩa là con trai của Joseph.
    Bạn bước vào tòa nhà hình chữ nhật thông qua một ô cửa nhỏ bên cạnh. Sau đó vào một phòng nhỏ và qua một vài cửa sổ bạn có thể thấy phòng chính nhỏ bên trong với quan tài. Nếu cửa bên trong được mở, bạn có thể đi vào để nhìn gần hơn. Trên đường đi vào, bạn sẽ thấy một dòng chữ trên bảng giải thích rằng Yuz Asaph (hoặc Asaf) đến Kashmir từ nhiều thế kỷ trước và ông đã hiến mình đi tìm sự thật. Phòng bên trong có một khung gỗ trông rẻ tiền giống hình dạng của một chiếc quách cho hai ngôi mộ, được phủ vải thêu dày. Ngôi mộ nhỏ đầu tiên dành cho một vị thánh Hồi giáo Syed Nasir-ud-Din, chôn ở đây vào năm 1451, một hậu duệ của Imam Ali Raza Moosa, được cho là một tín đồ lớn của Chúa Giêsu. Ngôi mộ lớn hơn đằng sau là của Yuz Asaph. Một tài liệu có chữ ký của năm thẩm phán Hồi giáo (Muftis) của thời đó xác nhận rằng ngôi mộ chứa hài cốt của nhà tiên tri Yuz Asaph. Gần ngôi mộ dọc bên phòng trong có một hòn đá với dấu của hai bàn chân với những vết thương (một vết thương tròn ở chân trái và một vết thương hình vòng cung trên bàn chân phải), những vết sẹo mà Chúa Giêsu đã có sau khi bị đóng đinh. Một số người cho rằng đây là dấu hiệu cho danh tính của người được chôn ở đây. Do thói quen các khách hành hương đã đặt nến chung quanh các bia mộ, và sau nhiều năm sáp nến đã được gỡ bỏ bởi Giáo sư Hassnain; không chỉ ông đã khám phá ra những dấu chân, mà ông còn tìm thấy một cây thánh giá và chuỗi hạt. Điển hình như các lăng mộ Hồi giáo, những ngôi mộ này chỉ là các bản sao và các ngôi mộ thực sự đang ở trong một hầm dưới sàn nhà. Tuy nhiên, một số người cũng nói rằng vì thời gian, mặt đất đã bị lún nhiều năm trước đây và phần mộ nguyên thủy đã chìm xuống mặt đất, với quan tài hiện nay được xây dựng lên trên. Có thể hé nhìn vào chổ chôn thực sự qua một lổ nhỏ. Nhưng lổ nhỏ này hiện nay được bao phủ bởi một miếng vải nên không thể xem được nữa . Ngôi mộ chứa hài cốt của Yuz Asaph cũng theo hướng đông sang tây, theo truyền thống Do Thái.
    Vài thập kỷ trước đây, bàn thờ chính trong căn nhà được bao quanh bởi các tấm gỗ chạm khắc đẹp. Nhưng bây giờ các tấm gỗ đã bị loại bỏ và thay thế bằng các cửa sổ kính. Tuy nhiên, những cửa sổ cho phép bạn nhìn thấy quan tài giả ở phía trong, được bao phủ bằng vải thêu, cũng như hai bàn chân được khắc vào khối đá ở một đầu. Bạn cũng có thể thấy nó từ bên ngoài thông qua các cửa sổ của ngôi nhà, nhưng tảng đá với hai bàn chân chỉ có thể được nhìn thấy khi cửa bên ngoài được mở và bạn có thể đi vào. Căn nhà này cũng được sơn màu xanh lá cây, màu sắc của đạo Hồi. Bất cứ điều gì khác đã một lần ở bên trong, bao gồm các di tích khác nhau, cuộn sách, và các thông tin về chổ này, bây giờ đã được gỡ bỏ.
    Khi xuất hiện trong video “Chúa Giêsu ở Ấn Độ” của Paul David (2008), Suzanne Olsson đã đề cập đến trong các nghiên cứu của cô rằng chính quyền địa phương đã cho biết rằng dưới tầng chính, các ngôi mộ không có chứa hài cốt nào cả. Nhưng đằng sau bức tường có một bàn bằng đá, nơi đặt hài cốt thực sự của Yuz Asaph, và sau đó đã được niêm phong. Đó là ngôi mộ thực sự đằng sau bức tường giả. Có một dạo cô Olsson được phép lấy mẫu DNA từ hài cốt thông qua một lổ nhỏ trên bức tường đó. Bằng cách này cô có thể xác minh độ tuổi và nhận dạng người được chôn ở đó. Nhưng nhóm Hồi giáo hiếu chiến đã phát giác trước khi cô có thể thực hiện và họ không cho phép cô làm việc đó. Như vậy, việc xác minh bằng DNA có thể bây giờ không bao giờ xảy ra nữa.
    Tuy nhiên, khi nói chuyện với các người Hồi giáo địa phương sống gần đó, họ cương quyết cho bạn biết rằng đó không phải là ngôi mộ của Chúa Giêsu, nhưng là ngôi mộ của một vị tiên tri Hồi giáo có tên là Youza. Nếu bạn hỏi quá nhiều, hoặc nhấn mạnh vào một quan điểm khác, họ sẽ cho bạn biết rằng bạn đang làm một việc xúc phạm đến Hồi giáo và Kinh Koran. Tuy nhiên, ngôi mộ được xây dựng theo hướng đông-tây, giống như truyền thống Do Thái, như một tín đồ của Moses, và không theo hướng đối diện với thánh địa Mecca. Nhưng điều này không quan trọng với người dân địa phương. Vì vậy, nếu không có thông tin cơ bản, bạn sẽ không bao giờ biết được ý nghĩa của nơi này.
    Những người dân địa phương cũng sẽ cho bạn biết rằng ngôi mộ này là của một sứ giả của Thiên Chúa, ông ta đã thích những người Hồi giáo và định cư ở đó. Họ thừa nhận rằng ngôi mộ cổ xưa, nhưng họ quên rằng người được chôn ở đó hàng trăm năm trước khi Hồi giáo được thành lập. Nhưng họ không nghĩ rằng đó là Chúa Giêsu. Vì vậy, ngay cả trong những người dân địa phương có nhiều phiên bản khác nhau của câu chuyện về các ngôi mộ. Ngoài ra, một số người Hồi giáo cảm thấy rằng cuối cùng, sau khi bị đóng đinh, Chúa Giêsu đã bay lên trời, vì nếu ông thực sự đã chết trên thập tự giá, đó là một dấu hiệu cho thấy ông đã thất bại trong nhiệm vụ của mình.
    THÔNG TIN CƠ BẢN
    Ngôi mộ đã được duy trì bởi những người giữ mộ kể từ khi xây dựng; theo các bản ghi cổ mộ được xây vào năm 112 sau CN (sau Chúa giáng sinh ). Theo tiếng Do Thái tên Chúa Giêsu là Yuza, tương tự như Yuz. Theo tiếng Ả Rập và trong kinh Koran tên của ông là Hazrat Isa hoặc chỉ là Isa, và Issa theo tiếng Tây Tạng, cả hai đều tương tự như tên Isha trong tiếng Phạn. Quyển thứ nhất của tập Farhang Asafia đã nói chuyện Chúa Giê-xu chữa lành một số người bệnh hủi sau đó trở thành Asaf, có nghĩa là tinh khiết hoặc chữa lành. Chữ yuz có nghĩa là nhà lãnh đạo. Như vậy, Yuz Asaph đã được thườ ng dùng để chỉ Chúa Giêsu là người “lãnh đạo của các người được chữa lành.”
    Có các chuyện khác về Yuz Asaph đã truyền đạo khắp Ba Tư, và đã cải đạo cho nhiều người. Một số các chi tiết này có thể được tìm thấy trong Ahivali Ahaliau-i-Paras của Agha Mustafai. Sách đó xác nhận rằng Chúa Giêsu và Yuz Asaph chỉ là một người. Thậm chí Hoàng đế nổi tiếng Akbar đã có một nhà thơ tại triều đình gọi Chúa Giêsu là Ai Ki Nam-i: Yuz o Kristo, có nghĩa là “Người có là tên Yuz hoặc Chúa Kitô”. Cũng tại thành phố Fatehpur Sikri, gần Agra, khi bạn đi vào cổng chính hướng nhà thờ, có một dòng chữ nói rằng: “Chúa Giêsu (Bình an cho ông) đã nói:” Thế giới là một cây cầu. Vượt qua nó, nhưng không ở trên nó! ”
    Link: http://www.jesus-kashmir-tomb.com/DNAProjectOutline.html
    Các hồ sơ và địa danh có liên quan đến Chúa Giêsu cho biết sự hiện diện của ông tại Afghanistan và Pakistan. Các Hành vi của Thomas mô tả cuộc hành trình của Chúa Giêsu và Thomas ở Pakistan (thời đó gọi là Taxila) tại triều đình của vua Gundafor vào năm thứ 26 của triều đại, vào khoảng năm 47 sau CN (sau Chúa Giáng sinh).
    Ngoài ra, khi Chúa Giêsu đến Kashmir ông đã cùng đi với một nhóm người trong đó bao gồm mẹ của ông, bà Mary, lúc đó phải trên 70 tuổi và chắc chắn đã bị suy yếu bởi cuộc hành trình. Bảy mươi km về phía đông Taxila, và 170 km về phía tây của Srinagar gần biên giới của Kashmir có một thị trấn nhỏ gọi là Mari, hoặc Murree theo tiếng Anh, gần Rawalpindi. Trong thị trấn đó có một ngôi mộ rất cũ được gọi là Mai Mari da Asthan, có nghĩa là “nơi an nghỉ cuối cùng của Mẹ Mary.” Đây là một ngôi mộ theo phong cách Do Thái, nằm theo đường thẳng đông-tây , trong khi các ngôi mộ Hồi giáo theo trục bắc-nam. Đây là nơi mà bà Mary đã chết trước khi Chúa Giêsu đến Kashmir, nơi được coi là thiên đường, hay thiên đường trên trái đất. Thậm chí cho đến ngày nay ngôi mộ này được duy trì bởi người Hồi giáo như là nơi nghỉ ngơi của người mẹ Chúa Giêsu vì ông (Isa) được xem là một trong các tiên tri chính của Hồi giáo. Tuy nhiên, người Anh đã phá hủy ngôi đền nguyên thủy của Đức Mẹ Mary để xây dựng một pháo đài ở nơi đó vì nó có thể kiểm soát các khu vực xung quanh, và bởi vì họ không tin Mary được chôn cất ở đó. Với lòng tôn kính, người dân địa phương đã gom góp các hòn đá của mộ và đặt chúng trở lại gần nơi mộ đầu tiên. Vì vậy, chúng không phải ở cùng một nơi mà hài cốt của Mary được chôn cất.
    Ngoài ra gần các ngôi làng Naugam và Nilmag, khoảng 40 km về phía nam Srinagar là một đồng bằng rộng lớn gọi là Yuz Marg, có nghĩa là “đồng cỏ của Chúa Giêsu”. Người ta nói rằng từ Murree, Chúa Giêsu đã đi đến Srinagar vào Kashmir từ cái đèo có tên hiện nay là Yuz Marg, và ông đã nghỉ ngơi tại Aish Muqam, khoảng 50 dặm về phía nam của Srinagar, nơi một đền thờ được xây dựng để chứa các sừng của “ con chiên của Chúa”, và một gậy đi đường được coi là “gậy của Moses “, và sau đó được sử dụng bởi Chúa Giêsu. Cũng ở đấy. một số các bộ tộc Do Thái đã định cư sau năm 722 TCN (trước Chúa giáng sinh) để sống như dân du mục, và đó vẫn là một nghề chính trong khu vực hiện nay.
    Có thêm bằng chứng về Chúa Giêsu tại Kashmir được tìm thấy trong một dòng chữ được khắc trên mặt các tầng ngai vàng của Solomon ở Srinagar. Đằng sau đại lộ gần hồ Dal là ngọn đồi Shankaracharya cao 335 m hơn thành phố. Trên đỉnh là một ngôi đền Ấn độ giáo thờ Shiva, nhưng một ngôi đền trước đó đã được xây ở đấy khoảng 200 TCN bởi một người con trai của vua A Dục. Một ngôi đền đã được xây bởi vua Laltaditya trong thế kỷ 6 sau Công nguyên và được gọi là Gopadri. Con đường ở chân đồi, nơi có các cơ quan chính quyền địa phương, vẫn còn được biết đến là đường Gupkar vì liên hệ với ngôi đền đó. Đây là chốn lâu đời nhất ở Srinagar, đến 2500 TCN khi toà nhà bằng đá sa thạch đã được xây bởi vua Sandiman. Nhà triết học Shankaracharya đã đến thăm Kashmir trong nhiều thế kỷ trước và đã hành thiền ở trên đỉnh đồi. Ở trên đỉnh đồi có một cái nhìn tuyệt vời bao quanh hồ. Tuy nhiên, vì lý do an ninh máy ảnh không được phép thông qua các trạm kiểm soát cuối cùng khi đến đền thờ Shiva trên đỉnh đồi. Ngôi đền như chúng ta thấy ngày nay được xây dựng trên một bệ hình bát giác cao, phải leo 270 bậc thang , và các bức tường hai bên có chữ khắc trên đó. Đền thờ chính bên trong là một căn phòng hình tròn nhỏ có một tượng hình bộ phận sinh dục đàn ông (lingam) cao khoảng một mét. Trần đền thờ được khắc chữ Ba Tư để chỉ nguồn gốc của nó vào triều đại vua Jahan.
    Ngọn đồi được gọi là Takht-i-Sulaiman, có nghĩa là ngai vàng của Solomon, và đó l à lý do một số người nghĩ rằng vua Solomon đã từng ở đây. Các yếu tố khác cần xem xét là có một dòng chữ trên những tàn tích của tòa nhà cũ nói rằng ngôi đền mới được khôi phục vào năm 78 sau CN (sau Chúa giáng sinh) bởi vua Gopadatta (hoặc Gopananda), người cai trị Kashmir từ 49-109 sau CN. Theo truyền thống, Solomon đã đến thăm vùng đất Kashmir. Trong thực tế, người Hồi giáo địa phương biết Kashmir là “Bagh Suleiman” có nghĩa là Vườn của Solomon. Điều này phù hợp với lý thuyết của một số học giả tin rằng Kashmir là “đất hứa” hay “đất của các ông tổ” : mười bộ lạc bị mất tích của Do Thái đi lang thang đến miền bắc Ấn Độ, nơi họ đã tìm thấy sự bình an và yên tĩnh. Điều này xảy ra sau khi họ đã di chuyển về phía đông v à sau khi họ đã bị đuổi ra khỏi Do Thái bởi người Assyrians, để rồi không bao giờ được tin tức một lần nữa. Do đó, có thể Solomon, theo truyền thống , đã chia núi Barehmooleh và tạo ra một lối thoát cho nguồn nước làm thành hồ Dal. Ông ta cũng có thể đã xây dựng tòa nhà ban đầu của Takht-i-Suleiman trên đỉnh đồi hiện nay.
    Ý nghĩa của các chữ khắc trên ngai vàng của Solomon được mô tả chi tiết bởi Mullah Nadiri, một sử gia trong thời gian cai trị của vua Zainul Aabidin, vào năm 1413 trong cuốn sách của ông về lịch sử của Kashmir, Tarikh-i-Kashmir. Ông kể rằng Gopananda, hoặc Gopadatta, cai trị Kashmir và đã tân trang ngôi đền Solomon lại bởi một kiến trúc sư người Ba Tư. Trong quá trình đổi mới bốn câu nói tiếng Ba Tư cổ đại đã được khắc trên đá và ghi nhận Bihishti Zagar là người đã xây dựng các cột này vào năm 54. Khwaja Rukun, con trai của Murjan, đã xây những cột này. Vào năm 54, Yuz Asaf đã tuyên bố các lời tiên tri của mình. Ông là Chúa Giêsu, vị tiên tri của dân Do Thái.
    Thật không may, những chữ khắc này đã bị loại bỏ khỏi ngôi đền, vì vậy bạn không còn có thể tìm thấy những bản khắc này trong ngôi đền dù bạn cố gắng tìm. Tuy nhiên, Mullah Nadiri đã kể rằng Yuz Asaf đã đi từ Đất Thánh đến thung lũng Kashmir, tuyên bố mình là một vị tiên tri và rao giảng cho người dân địa phương. Gopadatta trị vì sáu mươi năm hai tháng trước khi ông qua đời. Người ta ước tính rằng Chúa Giêsu đến Kashmir khoảng 16 năm sau khi bị đóng đinh và sống đến khoảng 80 tuổi. Ngay cả kinh Koran (23,50 hoặc 52) kể rằng Chúa Giêsu đã không chết trên thập tự giá, mà đã sống sót sau khi bị đóng đinh và đã sống bên cạnh một ngọn đồi gần một suối tươi mát.
    Tất cả những điều này dường như cho thấy rằng không chỉ có Chúa Giêsu đến Ấn Độ để học hỏi những kiến thức tâm linh của Vệ Đà và Phật giáo như các di tích khác đã mô tả, nhưng sau khi trở về Do Thái để thuyết giảng và sau đó bị đóng đinh, ông đã không chết trên thánh giá nhưng bị thương và đã hồi phục. Sau đó ông lên trời, được gọi là Kashmir, nơi mà, sau một thời gian, ông đã chết và được chôn cất tại Srinagar.
    Theo các truyền thuyết khác nhau, trong thời gian bị mất tích Chúa Giêsu được cho là đã học bốn năm tại ngôi đền Jagannatha Puri. Về vấn đề này, vị Shankaracharya thứ 145 tại Jagannatha Puri đã được hỏi Chúa Giêsu có đến đó không, và ông đã đồng ý rằng Chúa Giêsu đã đến Puri. Ông giải thích rằng sự thật việc Chúa Giêsu đến Ấn Độ đã được giấu kín để tuyên truyền dối trá, thay vì cho biết ông đã đến Ấn Độ để học hỏi với các người Bà-la-môn và tiếp thu kiến thức tâm linh sâu sắc hơn của mình. Vị Shankaracharya cũng nói rằng Chúa Giêsu đã nghiên cứu kinh luật Vệ Đà về từ bi, bác ái, tha thứ v.v… Nhưng hầu hết các tín đồ Kitô đều từ chối điều này.
    Tuy nhiên, cuốn sách “Cuộc đời của Thánh Issa” từ Tu viện Hemis ở Ladakh giải thích rằng sau này ông chỉ trích các Bà-la-môn và hệ thống đẳng cấp và sau đó đã bị buộc phải ra đi. Sau đó ông đi về hướng bắc đến Ca Tỳ La Vệ (ngày nay là Lâm Tỳ Ni), nơi đản sinh của Đức Phật ở Nepal, và nghiên cứu với các tu sĩ Phật giáo. Ở đấy ông đã có thêm trí tuệ. Tiếp đến ông đến Lhasa ở Tây Tạng trong năm năm. Sau đó ông trở về nhà, qua Hy Lạp trong một thời gian trước khi đi đến Ai Cập. Sau đó, ở tuổi 25 ông đã đi đến Heliopolis và học hỏi trong vòng năm năm nữa trước khi trở về quê hương của ông ở tuổi 30.
    Tu viện Hemis ở Ladakh, gần Leh, là một nơi khác mà tôi đã may mắn được tham quan. Họ có một lễ hội lớn hàng năm với các vũ công đeo mặt nạ, và người dân từ khắp nơi đến tham dự. Ở đó có một trong những cuốn sách làm khuấy động mối quan tâm lớn về ý tưởng Chúa Giêsu đã đến Ấn Độ.
    Nhà văn Nikolai Notovitch
    (1858 – ?) Ấn bản Anh ngữ 2004. Ấn
    bản tiếng Pháp đầu tiên
    năm 1890
    “Cuộc đời chưa ai biết của Chúa Giêsu” của Nicolas Notovitch mô tả việc ông tìm được một tài liệu về Issa tại Tu viện Phật giáo Hemis, diễn ra vào năm 1886. Ông mô tả là ông đã ở đó trong vài tuần sau khi bị gãy chân vì té ngựa. Sau khi làm quen với các nhà sư, một người đã cho ông xem tài liệu về cuộc đời của Issa, tên sử dụng tại Ấn Độ cho Chúa Giêsu. Ông đã có bản dịch, lần đầu tiên tiếng Nga, và sau đó xuất bản cuốn sách của mình tại Pháp vào năm 1894. Mặc dù các nhà phê bình như Max Muller và những người khác tấn công để chế nhạo các tuyên bố của ông, Notovitch cho biết ông đã nói chuyện riêng với một linh mục Công giáo tại Vatican và người này đã nói với ông rằng các thư viện ở Vatican đã có 63 văn bản bằng nhiều tiếng phương Đông khác nhau đề cập việc Chúa Giêsu đến Ấn Độ. Những tài liệu đã được đưa đến Vatican do các người truyền giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc và Saudi Arabia.
    Sau đó, có những người khác cũng tuyên bố đã nhìn thấy tài liệu về “Cuộc đời của Thánh Issa” tại tu viện Hemis. Điều này đã giúp xác nhận Chúa Giêsu đã tu học Ấn độ giáo và Phật giáo, xem trọng giáo lý của các tôn giáo này và đã học được từ họ. Ông đã làm gương cho các tín đồ của mình thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao các tôn giáo khác.
    Sau này tài liệu đó tại Hemis được nhìn thấy bởi Swami Abhedananda, người đã có thể đọc và dịch được nó, và ông đề cập đến trong cuốn sách của mình, “Hành trình đến Kashmir và Tây Tạng.” Ông đã đến thăm Hemis vào năm 1922 và kể lại trong cuốn sách của ông một nhà sư đã cho ông thấy tài liệu trong khi ông ở đó. Nhà sư nói với ông đó là một bản dịch chính xác còn bản gốc có thể tìm thấy ở tu viện Marbour gần Lhasa, bằng tiếng Pali, trong khi tài liệu ở Hemis bằng tiếng Tây Tạng. Swami Abhedananda đã sống tại một tu viện gọi là Ramakrishna Vedanta Society ở Kolkata, mà bạn vẫn có thể viếng thăm ngày nay. Cuốn sách của ông cũng vẫn còn ngày hôm nay và rất thú vị khi đọc.
    Nicolas Roerich, một người Do Thái sinh ở Nga và đã cải sang Thiên Chúa giáo, tuyên bố cũng đã nhìn thấy tài liệu tại Tu viện Hemis vào năm 1926.
    Thật không may, như thường xảy ra, tài liệu tại Tu viện Hemis dường như đã biến mất và các nhà sư ngày nay không biết gì về một tài liệu như vậy. Một số cho rằng các nhà truyền giáo Kitô hoặc các người đại diện đã đến và cố ý tịch thu nó để ngăn chặn không cho công bố.
    Câu chuyện Chúa Giêsu bị đóng đinh cũng thú vị bởi vì, nói chung, hầu hết những người chết trên thập tự giá vì đói hoặc ngạt thở khi các xương sườn ép lá phổi khiến nạn nhân không còn thở. Điều này thường xảy ra sau nhiều ngày. Theo truyền thuyết, Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá vào buổi chiều của một ngày thứ sáu và được đưa xuống lúc sắp hoàng hôn, sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá chỉ trong vòng bốn hoặc năm giờ. Vì vậy, thật là bất thường khi một người trẻ tuổi và khỏe mạnh như Chúa Giêsu đã chết chỉ sau bốn giờ trên thập tự giá. Vì là một hành giả yoga nên ông đã có thể nhập vào một trạng thái khác và làm như đã chết, và được hồi sinh sau đó. Đây không phải là việc xa lạ với một số thiền sinh ở Ấn Độ. Hơn nữa, ngày nay có những lễ kỷ niệm của Chúa Giêsu bị đóng đinh trong đó người bị đóng đinh mỗi năm ở Philippines và Mexico đã sống sót khá dễ dàng. Một người không thể chết vì bị đóng đinh chỉ sau bốn giờ. Vì vậy, Chúa Giêsu đã có thể sống sót sau khi bị đóng đinh và chết ở nơi khác.
    Tuy nhiên, không có nhân chứng cho sự sống lại, và chắc chắn không thể điều tra được qua lịch sử. Vì vậy, có rất nhiều nghi vấn về việc này từ mọi phía, và đó là phần lớn những gì mà chúng ta đang có. Tuy nhiên, nếu Chúa Giêsu đã sống sót sau bị đóng đinh, ông đã muốn rời khỏi Jerusalem và vùng chung quanh để tránh các người lính La Mã. Như vậy, có đề xuất là ông đã đi đến Kashmir, nơi mà một số các bộ lạc bị mất tích của Do Thái đã đến định cư. Vì vậy, ngay cả ngày hôm nay, người ta có thể nhận ra các điểm tương đồng với văn hóa Do Thái ở Kashmir, chẳng hạn như với một số thực phẩm, quần áo, dao cắt thịt, cái chèo thuyền hình trái tim, vv…
    Tất nhiên, khi nói chuyện với hầu hết các người Kitô, họ thường tin rằng Chúa Giêsu không bao giờ đến Ấn Độ. Họ cảm thấy Chúa không cần phải học hỏi từ bất kỳ người Ấn độ giáo hay Phật giáo nào. Hơn nữa, Kinh Thánh không đưa ra thông tin nào về 18 năm mất tích trong cuộc đời của Chúa (trong độ tuổi từ 12 đến 30). Nhưng đó là câu hỏi, những gì đã xảy ra trong 18 năm ấy?
    Ngoại trừ một số người được bí truyền, ngôi đền đã không được nhắc đến trong một thời gian sau khi Notovitch, Swami Abhedananda, và Nicolas Roerich đã gây sự chú ý đến nó. Sau đó một lần nữa nó lại gây chú ý khi một nhà báo địa phương, Aziz Kashmiri vào năm 1973 trong cuốn sách của ông, Chúa Kitô ở Kashmir, cho rằng Chúa Giêsu đã sống sót sau khi bị đóng đinh khoảng 2.000 năm trước, di cư đến Kashmir và được chôn cất tại Srinagar. Ngôi đền khiêm tốn bằng đá với mái nhà nhiều tầng theo truyền thống một lần nữa rơi vào quên lãng, nhưng lại gây chú ý vào năm 2002 khi Suzanne Olsson đến Srinagar, tự xưng là hậu duệ đời thứ 59 của Chúa Kitô và đòi thử nghiệm DNA hài cốt chôn trong đền.
    Tuy nhiên, Olsson không phải lẻ loi với niềm tin của mình. Có một số người ủng hộ quan điểm của cô. Học giả nổi tiếng Fida Hassnain đã viết vào n ăm 1994 trong cuốn sách Kashmir: Đi tìm Giêsu lịch sử về truyền thuyết này. Sau đó, ông là đồng tác giả một cuốn sách với Olsson, Roza Bal: lăng mộ của Chúa Giêsu. Những câu chuyện của Chúa Giêsu ở Ấn Độ bắt đầu từ thế kỷ 19 và bây giờ được đề cập đến trong một loạt các văn bản của các học giả theo nhiều tôn giáo khác nhau – Hồi giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo.
    KẾT LUẬN
    Cuối cùng, ngay cả sau khi đến thăm Roza Bal, những gì bạn nghĩ hay tin tưởng tất cả phụ thuộc vào nghiên cứu của bạn, những cuốn sách mà bạn đọc, hoặc những người mà bạn nói chuyện. Kết luận là của bạn, nhưng nếu bạn nhìn sâu vào nó, ít nhất bạn đã thực hiện đặc quyền để hỏi và điều tra vấn đề hơn là vẫn còn trong các giới hạn của một số giáo điều khép kín bạn bởi những người khác. Cuối cùng, sự thật sẽ thắng, nhưng đôi khi có thể mất một thời gian để cho sự thật trở thành rõ ràng.
    THÔNG TIN BỔ SUNG
    James Deardorff cũng đã thực hiện một số nghiên cứu nghiêm trang về chủ đề này mà bạn có thể xem tại trang web http://www.tjresearch.info / legends.htm .
    Suzanne Olsson, tác giả của “Roza Bal: Lăng mộ của Chúa Giêsu” với Tiến sĩ Fida Hassnain, cũng đã thực hiện nhiều nghiên cứu được mô tả trong các cuốn sách của cô và trang web tại: http://www.jesus-Kashmir-tomb.com .
    Arif Khan, biên tập viên của trang web http://www.tombofjesus.com , đã cố gắng thu thập tất cả các kiến thức, bằng chứng liên quan đến Chúa Giêsu ở Ấn Độ. Các bức ảnh và một vài video của ngôi mộ của Chúa Giêsu ở Srinagar có thể xem trên trang web này, đặc biệt hữu ích cho những người không hoặc không thể đến đó.
    Xem thêm: Holger Kersten, Jesus Lived in India , transl. T. Woods-Czisch (Longmead, Shaftesbury, Dorset, England: Element Book, 1986) ; Link:
    0
    0
     
    Rate This
  4. Khách
    Chó đen cũng được,chó trắng cũng được!Biết ăn cứt là dùng được.
    0
    0
     
    Rate This
  5. dân đen
    Tức nước vỡ bờ ,tụi cộng sản càng gây nhiều tội ác ,oán hận càng nhiều ,ngày cuối của chế độ càng mau ,chỉ còn cách tiêu diệt đảng cộng sản ,thế giới mới có tự do ,bình đẳng,việt nam mới có cơ hội đứng lên cùng thế giới ,hãy cùng nhau tham gia tìm cách để lật đổ chế độ tham nhũng bà con ơi
    1
    0
     
    Rate This
  6. Cho Linh hỏi, bạn chọn tổ quốc “Việt Nam” hay bạn chọn tổ quốc “Xã Hội Chủ Nghĩa” ???
    1) Nếu bạn chọn tổ quốc “Xã Hội Chủ Nghĩa”, xin miễn bàn, vì bạn là một tên phản bội tổ quốc. Người Việt Nam chỉ có một tổ quốc trên hết là tổ quốc Việt Nam, kẻ nào chọn khác đi là phản bội tổ quốc. TS Cù Huy Hà Vũ cũng nói thế, “Chỉ có Tổ Quốc VN, không có cái gọi là “Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa”.
    2) Nếu bạn chọn tổ quốc “Việt Nam”, bạn yêu tổ quốc Việt Nam, VC bắt bạn bỏ tù, như đã từng bắt anh Điếu Cày, linh mục Lý, chị Lê Thị Công Nhân, anh Nguyễn Văn Đài… Coi như bạn đã mất tổ quốc, trong khi bạn đang sống trên mảnh đất tổ quốc của bạn. Người Hmông cũng vậy, họ cũng mất đi tổ quốc Việt Nam của họ, nếu họ có đòi tự trị cũng đúng thôi. Nói cho dễ hiểu, người Việt Nam cũng giống y như người Hmông đòi tự trị. Người Việt Nam còn đòi lại tổ quốc Việt Nam của mình đã bị mất bởi 3 triệu đảng viên đang cai trị.
    Người Việt Nam đang thật sự sống đời sống nô lệ trện chính quê hương của mình. Người dân Việt Nam hiện đang bị bóc lột sức lao động một cách tàn nhẫn. Cứ nhìn thấy chỉ số GDP/per capita chỉ vào khoảng 1000 USD, có nghĩa 87 triệu dân sống đời nghèo nàn để phục vụ cho 3 triệu đảng viên ĐCSVN đang cai trị đất nước. Từ thời Việt Nam Cộng Hòa, Tiền Giang, Hậu Giang… nói chung cả một vùng rộng lớn gọi là Miền Tây là một vùng đất vô cùng trù phú, được gọi là vựa lúa của cả Đông Nam Á. Ấy thế, mà hôm nay, người dân Miền Tây lại nghèo xơ xác, lại phải chịu đói kém, chịu chết đói trên chính vựa lúa này. Hàng trăm ngàn, hàng triệu hộ dân phải bán con em của họ đi làm dâu xứ người, hoặc đi làm lao nô qua Nam Hàn (Hàn Quốc), HồngKông, Mã Lai, Singapore, và khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Ngay cả họ phải bán những trẻ con tuổi vị thành niên tuổi từ (5 đến 14) qua cả xứ Campuchia để làm nghề mại dâm. (http://www.youtube.com/watch?v=2uxGXEiwbcM). Vậy có phải người Việt Nam đã mất nước như người Hmông? Người VN đang sống đời nô lệ trên chính quê hương của mình. Người Hmông đòi tự trị, cũng giống như người VN đòi độc lập khỏi nước CHXHCNVN. Sự thành công của người Hmong cũng sẽ là sự thành công của người VN.
    Đã đến lúc, chúng ta cần chấm dứt chế độ độc tài cộng sản Nguyễn Tấn Dũng này, trả lại sự yên bình cho toàn dân Việt Nam nói chung, cho đồng bào Miền Tây nói riêng.
    5
    0
     
    Rate This
  7. Quốc tế làm ngơ, CSVN lấn tới, cuộc thãm sát
    đồng bào H.Mong với số tử vong trên 300 nhân trong số đó có cả trẻ con đúng là hành động diệt chủng dã man, CA và các lực lượng vũ trang của
    CS đã gây thêm tội ác tày trời, tại sao mãi cho đến
    nay vẫn chưa thấy sự can thiệp hữu hiệu nào từ
    quốc tế hay điều kiện cần và đủ để họ vào cuộc
    trước hết toàn dân VN đồng loạt nổi dậy trực chiến
    với lũ côn đồ CSVN như các nước Bắc Phi đã hành
    động lật đổ bạo quyền gian tham tàn ác. Không dám hi sinh dần dụ CS lâm đại trận thì không có cơ
    hội khai tử đảng CSVN và toàn cộ đảng viên chốp
    bu trong BCT/TƯ. Đồng bào sắc tộc H.Mong đã
    dám kết hợp nổi lửa đấu tranh sao mấy mươi triệu
    người dân quốc nội còn chưa hưởng ứng ? Đau đón thay cho tinh thần dân tộc trước cơn quốc biến gia vong mà vẫn bình thân tọa thị!?…
    9
    0
     
    Rate This
  8. KHONG MINH HAI NGOAI
    MOT GIOT NUOC SE TRAN LY SU KIEN XAY RA DUNG NHU LOI TIEN TRI TRAN DAN NAM 2011 LA BAT DAU CHO DANG CONG SAN DOC TAI VIET NAM
    DI DEN CHO TU DIET LUA TRANH DAU BAT DAU CHAY
    SE LAN DEN TOAN DAN VIET NAM NGAY DO KHONG XA ….
    6
    1
     
    Rate This
  9. NGUOIDAN XHCNVN
    DAY LA TOI AC DIET CHUNG TRONG NAM 2011 CUA BON CSVN .
    LICH SU SE GHI DAM THEM MOT TRANG SU TOI AC DOI VOI NGUOI DAN VO TOI VN.
    7
    0
     
    Rate This

Gửi phản hồi http://baotoquoc.com/2011/05/12/m%E1%BB%A5c-s%C6%B0-tr%E1%BA%A7n-nguyen-tren-300-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-hmong-b%E1%BB%8B-gi%E1%BA%BFt/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét