Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Một số bài thuốc dân gian chữa mất tiếng


 
Rate This
Củ cải – vị thuốc chữa mất tiếng
Một số thực phẩm quanh ta cũng có thể dùng để chữa bệnh vừa công hiệu lại không gây tác hại gì cho cơ thể
Mùa đông trời lạnh nên cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm thanh quản. Những người mắc bệnh viêm thanh quản nhẹ thì bị khàn tiếng, nặng thì bị mất tiếng, ngoài ra cơ thể còn xuất hiện một số triệu chứng như: sợ gió, phát sốt, đau đầu…
Để phòng tránh mất tiếng, bạn nên lưu ý một số biện pháp bảo vệ thanh quản như sau:
- Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe.
- Đừng hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần yết hầu.
- Không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng. Nếu bỏ được thói quen uống nước đá thì càng tốt, nhất là trong những ngày nắng gắt.
- Nên nghỉ bệnh 2-3 ngày một khi cảm cúm, nếu trước đó đã có lần tắt tiếng.
- Tránh quần áo ướt đẫm mồ hôi rồi lại bước ngay vào phòng máy lạnh.
- Đừng phơi đầu trần quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
- Với người có thanh quản quá nhạy cảm, thầy thuốc Đông y khuyên nên dùng lòng bàn tay chà mặt trước khuỷu và cổ tay nhiều lần trong ngày để mượn tác dụng kháng viêm của số huyệt đạo khu trú ở hai nơi này làm phương tiện phòng ngừa khan tiếng.
Để chữa trị các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ thực phẩm sau đây
1. Giá đỗ
Công dụng: giá đỗ xanh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt…Khi bạn bị mắc viêm phế quản với các triệu chứng như: đau họng, khát nước, ho, đờm vàng đặc, tắc mũi, mũi chảy nước đục, đầu lưới đỏ thì có thể sủ dụng giá đỗ như một phương pháp chữa trị rất công hiệu.
Bài thuốc: dùng giá đỗ xanh 300-500g, rửa sạch, giã nát, chế thêm chút nước sôi để nguội, chắt lấy nước, chia ra uống dần từng ít một. Bài thuốc này rất công hiệu rất nhanh, những người bị mất tiếng chỉ cần uống sau 1h sẽ nói lại được.
2. Củ gừng
Công dụng: theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ ho. Khi bạn mắc các triệu chứng như: sợ lạnh, sốt nhẹ, không mồ hôi, đau đầu, đau mình, mũi tắc, ho, mũi chảy nước trong…thì hãy sử dụng gừng để chữa trị.
Bài thuốc:
- Gừng già 10g, đường đỏ lượng thích hợp. Gừng thái lát, sắc lấy nước, hòa đường đỏ vào uống.
- Gừng già 10g, củ cải lượng thích hợp. Củ cải nấu sôi khoảng 3-5 phút, thêm gừng vào, lại nấu thêm 3-5 phút là được; Ăn củ cải và uống nước. Dùng chữa mất tiếng do nhiễm lạnh, viêm họng cấp có tác dụng tốt.
- Gừng già 10g, bạc hà 5g. Gừng thái lát, thêm 500ml nước, nấu lấy nước, cho bạc hà vào nấu thêm 3-5 phút là được. Chia ra uống trong ngày, uống ấm.
- Gừng tươi 10g, cành lá tía tô 10g, hành 5 cây (liền cả củ và rễ). Tất cả rửa sạch, sắc lấy nước uống.
3. Quả sung
Công dụng: sung có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh lợi yết hầu, tiêu viêm, là vị thuốc chuyên trị các bệnh về thanh quản và họng.. Khi bị đau họng, các bạn hãy ăn vài trái sung là khỏi, ngoài ra có thể áp dụng bài thuốc sau.
Bài thuốc:
- Trái sung 30g, đường phèn lượng thích hợp; Sắc nước uống. Dùng chữa mất tiếng do viêm họng mạn tính.
- Trái sung phơi khô, nghiền thành bột mịn. Ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần lấy 2-3g ngậm và nuốt dần. Dùng chữa mất tiếng kèm theo họng đau nhói, do phong nhiệt.
- Trái sung 15-20g, thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Uống thường xuyên còn có tác dụng phòng viêm họng cấp và khản tiếng.
4. Củ cải
Công dụng: Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị.
Bài thuốc: dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép. Nếu sợ lạnh thì trộn với nước gừng tươi để ngậm nuốt dần. Có thể làm mứt củ cải. Nếu phối hợp với nước giá đậu xanh thì hiệu quả càng cao, phối hợp với tỏi cũng tốt nhưng tỏi hăng và lâu hết mùi.
Đôi khi những thực phẩm rất gẫn gũi trong cuộc sống lại có nhiều công dụng mà chúng ta không thể biết hết được, chỉ cần bạn ghi nhớ là có thể áp dụng cho mình và mọi người trong gia đình.
Nguồn: dinhduong.com.vn (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét