Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

KHI KẺ ÁC CHẠY TỘI (BÀI 2)


Khi đọc vài phỏng vấn “ngư tiều vấn đáp” của báo Thời Đại Mới với ông “Tiến sĩ Bác Hồ” Cao Huy Thuần tôi đã rất ứa gan khi thấy ông ta cố tình biện bạch “tội ác” mà khi còn là Thượng Tọa, ông Trí Quang đã phát động chiến dịch đánh phá chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà do cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Và sau khi cả gia đình họ Ngô Đình bị thảm sát bởi chính phủ Hoa Kỳ muốn trực tiếp tham chiến tại Việt Nam mà cố TT Ngô Đình Diệm đã không đồng ý. Bọn tướng lãnh được thuê mướn để giết TT Ngô Đình Diệm lên lãnh đạo chế độ Đệ nhị Cộng Hoà đã phải tuân lời Mỹ răm rắp; bởi vì ông ai hết cố TT Nguyễn Văn Thiệu biết rằng mình sẽ phải chịu số phận y chang cố TT Ngô Đình Diệm nếu không thi hành đúng theo chính sách của Hoa Kỳ. Chuyện này, đến nay qua các tài liệu đã được giải mã, ai cũng thấy rõ điều đó.
Chuyện khôi hài là trong bài phỏng vấn “tung, hứng”, ông Tiến sĩ “Bác” Hồ CHT làm ra vẻ như cực chẳng đã ông ta mới phải nói về hiện tình Phật Giáo để bàu chữa cho tội ác mà “ông sư hổ mang” Trí Quang đã gây ra cho 2 chế độ Việt Nam Cộng Hoà.  
Ông ta dùng thủ thuật “đoạn chương thủ nghĩa” mà sử gia lừng danh Tư Mã Thiên gọi là “đao bút lại” để biện minh cho tội ác của ông Trí Quang. Ông ta viện dẫn là ông Trí Quang, sau khi lừa bịp những vị cao tăng lãnh đạo Phật Giáo để “nướng sư” Thích Quảng Đức vì vị sư này, theo nhiều tài liệu thì khi được 2 vị sư trẻ đưa tới chỗ tự thiêu và khi tưới xăng và châm lửa đốt, theo tường thuật của một ký giả Pháp duy nhất được báo tin là Raymond Cartier (?) thì cái thi thể bị đốt không có những phản ứng của một người bình thường tức là co quắp, động đậy khi bị sức nóng của lửa.
Ông “Tiến sĩ Bác Hồ” CHT đã lộng ngôn khi bảo rằng chính cái văn hóa Phật giáo  đã giật sập chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà vì chính quyền của ông Ngô Đình Diệm “đã bắn vào 7 em Phật tử áo lam”. Đúng là nói phét không chừa lề! Nhiều tài liệu đã chứng minh chính bọn VC nằm vùng đã tạo ra những “sự cố” này – như bọn nằm vùng đã bắn chết nữ sinh Quách Thị Trang để nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà, vốn là một VC nằm vùng như nhà văn Sơn Nam Phạm Thành Tài, đã làm 2 câu thơ:
“Quách Thị Trang, Quách Thị Trang
Tên em viết giữa công trường trái tim!”
Người bị kết tội là có trách nhiệm trong cái chết của Quách Thị Trang đã được luật sư Nguyễn Văn Chức cãi cho trắng án. Trong một bài viết, cựu luật sư Nguyễn Văn Chức có kể lại chuyện này.  
Cho đến nay, phải đi đến kết luận vì cả chế độ Đệ Nhất, Đệ nhị Cộng Hoà người dân miền Nam đã được hưởng những quyền tự do cơ bản của một con người – dù chế độ đó chưa có tự do, dân chủ như Hoa Kỳ!
Ông “tiến sĩ Bác Hồ” CHT tiếp tục bốc phét khi bảo rằng “nhà sư hổ mang” Trí Quang tiếp tục chống đối chế độ Đệ nhị Cộng Hoà “đòi bầu cử Quốc Hộ lập hiến để bắt buộc Mỹ chấm dứt chiến tranh [sic!]”.
Đúng là đầu óc của bọn “tiến sĩ Bác Hồ” như bọn Trần Chung Ngọc, Đinh Viết Tứ, Lữ Giang Nguyễn Cần… Đầu óc bọn này cứ là đặc sệt mùi kỳ thị tôn giáo. Theo đạo Chúa thì nói lời phản Chuá. Theo đạo Phật thì nói những lời của bọn sư hổ mang như Thích Trí Dũng, Thích Đức Nghi, thiền sư Nhất Hạnh.
Phải nói là tôi rất ứa gan khi nghe anh tay sai VC Cao Huy Thuần nói cứ như là vừa cầm mù soa thút thít khi kể về chuyện cố TT/VC Võ Văn Kiệt bảo là “30 tháng tư thì nếu có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn!” Xin lỗi! Có thằng lãnh đạo VC chó đẻ nào về cuối đời mà không nói những lời nhân nghĩa Tú Để – như “Bác” Hồ khốn nạn của chúng nó!
*
Người tu hành của bất cứ đạo giaó nào cũng khuyên mọi người nên ăn hiền, ở lành. Tu hành cái kiểu của ông sư hổ mang Trí Quang quả là có một không hai trên đời này. Cứ coi như là muốn đánh đuổi Mỷ ra khỏi VN để mọi người xây dựng một thể chế tốt đẹp đi. Ông tiến sĩ Bác Hồ, qua bàiphỏng vấn khoe khaong coi như là “thầy”  Trí Quang đã dùng văn hoá, đạo đức Phật Giáo “diệt gọn” 2 chế độ Đệ nhất, Đệ nhị Cộng Hoà. Xin hỏi chế độ VC bây giờ như thế nào? Sao “Thầy” Trí Quang lại ngậm câm cái miệng hến trong 36 năm qua?
Thầy đã lỡ CÂM VÌ SỢ BỌN VC NÓ GIẾT! Bọn tiến sĩ ruồi bu như Cao Huy Thuần nên ngậm câm theo thầy cho nó đỡ nhục!
LÃO MÓC
PHỤ BẢN BÀI PHỎNG VẤN
Thời Đại Mới: Hôm nay là 30-4, ngày kỷ niệm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Năm ngoái, anh đã có một bài trò chuyện với VietnamNet. Năm nay, chúng tôi cũng mời anh tiếp tục chuyện trò như thế, không phải vì một mục tiêu chính trị nào, mà để góp phần vào việc nghiên cứu nghiêm túc các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam cũ, nghiên cứu sử hiện đại. Đề nghị anh nói về phong trào Phật giáo, tuy biết anh rất ngần ngại. Tại sao anh ngần ngại?
Cao Huy Thuần: Vì nhiều lẽ. Một, là tôi luôn luôn hướng về tương lai, không thích vấn vương những chuyện quá khứ. Hai, là nói đến phong trào Phật giáo tất phải bắt đầu bằng cuộc nổi dậy chống chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963, và như thế thì bắt buộc phải động đến vai trò của Thiên chúa giáo dưới thời ông Diệm. Vấn đề tôn giáo là vấn đề nhạy cảm số một, nếu ngày nay tôi còn quan tâm là vì có liên quan đến an ninh của nhà nước, nhưng chuyện của ngày xưa thì tôi muốn quên, cần quên, phải quên, vì nhu cầu hòa hợp dân tộc cũng là vấn đề hệ trọng không kém. Ba, là nếu muốn viết lại lịch sử phong trào Phật giáo thì phải viết cả cuốn sách, việc đó tôi làm không nổi. Tôi không biết có nên nói thêm một lẽ thứ tư không, có lẽ nên, để xưng tụng một từ ngữ hoạt kê đầy tính tượng hình: “chụp mũ”. Phong trào Phật giáo từng bị chụp mũ “thân Mỹ”, “thân Cộng”, lắm khi đội hai cái mũ một lần. Trả cái mũ về cho cái mũ thì cái đầu thảnh thơi hơn, tội gì bắt cái đầu phải nhớ lại chuyện cũ?
TĐM: Chụp mũ là chuyện thường tình, trừ khi anh không có cái đầu. Trót có cái đầu thì ráng chịu. Sở dĩ TĐM đặt lại với anh vấn đề nghiên cứu phong trào Phật giáo là vì, như anh Ngô Vĩnh Long vừa nói, chưa có nghiên cứu tốt về phong trào này. Anh có nghĩ như vậy không?
CHT: Tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng vì một cái nhìn có lẽ khác với anh Ngô Vĩnh Long. Các bài viết về phong trào Phật giáo cho đến nay chưa làm rõ ra được cái cốt lõi của phong trào. Cốt lõi ấy không phải là chính trị mà là văn hóa, đạo đức. Nói ra thì rất dài, ở đây tôi chỉ có thể tóm tắt thôi. Nhưng nếu nhìn phong trào với con mắt chính trị thì chỉ thấy ngoài da, không thấy tận gan tận ruột. Đặc tính văn hóa, đạo đức ấy xuyên suốt phong trào trong cả hai giai đoạn: giai đoạn chống độc tài, độc tôn và giai đoạn chống chiến tranh, đòi hòa bình. Giai đoạn đầu (1963-65) là giai đoạn vàng son, chống chế độ Diệm và các chế độ quân nhân sau Diệm. Giai đoạn sau, từ 1966, từ lúc Mỹ can thiệp rần rộ vào chiến tranh, là giai đoạn suy vi, vừa bị người Mỹ giúp ông Kỳ đàn áp thẳng tay ở miền Trung, vừa bị chính quyền Thiệu-Kỳ chia rẽ hàng ngũ bằng cách dựng lên một nhánh Phật giáo đối nghịch. Dù thịnh dù suy, phong trào không mất quần chúng và cũng không rời khỏi phương châm văn hóa, đạo đức. Mà suy cũng là lẽ tất nhiên khi chiến tranh leo thang tàn khốc, mọi tiếng nói hòa bình phải bị bóp nghẹt.
TĐM: Cả từ hai phía?
CHT: Hãy nói từ phía kề cận, hãy nói từ trong lòng chế độ quân nhân, từ trong lòng bộ máy chiến tranh của Mỹ, từ phía người Mỹ. Không dễ gì cất lên tiếng nói hòa bình khi họ quyết định đánh cho đến cùng. Chỉ chừng đó đã lao đao rồi, nói gì thêm! Nhưng chính trong lao đao mà bản chất văn hóa, đạo đức của phong trào lại càng rõ. Giữ cho được bản chất đó, ôi, bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu bầm dập, bao nhiêu cái mũ phải đội trên đầu. Nhưng, gạt qua một bên những chuyện hời hợt hoa lá cành, nhìn nhựa chảy bên trong thân cây, thì dù khi lên khi xuống, người nghiên cứu sẽ thấy lồ lộ hai ý tưởng chính nuôi dưỡng phong trào: một, là phải trả lại cho Việt Nam văn hóa truyền thống của dân tộc; hai, là Phật giáo phải làm sáng tỏ ra rằng mình biểu hiện lương tâm của dân tộc. Anh có thể đồng ý hay không đồng ý với hoài bão của các người lãnh đạo phong trào, nhưng đấy mới là cốt lõi của vấn đề, mới là động cơ thúc đẩy hành động của họ.
TĐM: Giai đoạn đầu, ai cũng biết: Phật giáo khởi đầu phong trào lật đổ ông Diệm. Dù muốn dù không, thế là chính trị! Có phải lật đổ ông Diệm là mục tiêu của phong trào?
CHT: Không phải. Chính xác mà nói, Phật giáo không chống ông Diệm mà chống chính sách kỳ thị tôn giáo của ông ấy. Đây không phải chỉ là lời nói đầu môi; đây là thâm sâu tận bên trong triết lý của đạo Phật. Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị. Các người lãnh đạo nói: đạo Phật là đạo của dân tộc Việt Nam từ xưa, đã làm nên văn hóa Việt Nam, sao bây giờ ông Diệm lại bắt cả cái dân tộc đó phải hát suy tôn ông khi chào cờ “xin Thượng đế ban phước lành cho Người”? Văn hóa truyền thống ViệtNam không có khái niệm “thượng đế”, không có ngôn từ “ban phước lành”. Ai có khái niệm đó thì cứ xin, sao lại bắt ai ai cũng phải nhất tề xin, mà lại xin trước cái biểu tượng thiêng liêng là ngọn quốc kỳ? Thượng đế và quốc kỳ là một? Nhà nước và Nhà thờ là chung? Cái nhục ấy, trước tiên, là nhục văn hóa hay là nhục chính trị? Uất ức chồng chất trong chín năm không phải vì ông Diệm là tín đồ của một tôn giáo nào, mà vì ông đã cuồng tín tôn giáo đến mức làm nhục một gia tài văn hóa trong đó Phật giáo là một bộ phận chính. Ấy chỉ là một ví dụ trong trăm ngàn uất ức chồng chất như non. Từ đó, lộ ra đặc tính đạo đức. Đạo đức ở đây là chống bất công. Buồn cười không thể tưởng tượng về cái Dụ số 10: Dụ này không xem Phật giáo như một tôn giáo mà chỉ như một hiệp hội, ngang hàng với các hiệp hội từ thiện, mỹ nghệ, tiêu khiển, thể thao! Tôn giáo thì chỉ có một thôi, là Thiên chúa giáo vì Thiên chúa giáo không nằm trong Dụ số 10. Lại cũng buồn cười không kém cái lý do mà ông Diệm gạt ngày Phật Đản ra khỏi danh sách nghỉ lễ hàng năm: khi Phật sinh ra, Phật chưa là Phật, còn khi Chúa sinh ra, Chúa đã là Chúa. Phật giáo phải đứng dậy để đòi cái gì? Buồn cười ra nước mắt: đòi dẹp bỏ Dụ số 10 để mình được làm… tôn giáo như ai! Không nhận ra cái bất công khủng khiếp này thì không hiểu được cái nhục mà tôi gọi là cái nhục gia tài, cái nhục không riêng gì của thế hệ lúc đó mà nhục cả cha ông từ bao nhiêu thế hệ trước. Thành công của phong trào Phật giáo trong vụ nổi dậy năm 1963 là do ở chỗ dân chúng cảm lây cái nhục đó. Từ một động cơ có tính văn hóa và đạo lý, chống đối ông Diệm trở thành chính trị khi quần chúng và sinh viên phát triển tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo lên thành tranh đấu chống độc tài gia đình trị.
TĐM: Dụ số 10 không phải có từ thời ông Diệm mà đã có từ thời Bảo Đại. Ông Diệm chỉ thừa hưởng.
CHT: Đúng vậy! Và chính vì vậy mà cái nhục của Phật giáo được dân tộc san sẻ, trở thành cái nhục chung. Một đạo dụ, ban hành dưới thời bán thuộc địa Liên Hiệp Pháp, xếp tôn giáo truyền thống của dân tộc vào loại vô tôn giáo, lại được một chính quyền mang tiếng là độc lập trân trọng giữ y nguyên văn, áp dụng triệt để, như thể là con thừa tự! Độc lập chỗ nào? Nhục cho cả nước. Dân chúng miền Nambị tròng hai cái ách vào cổ: cái ách độc tài chính trị và cái ách độc tài tôn giáo. Ông Diệm muốn độc chiếm cả cái đầu lẫn con tim. Được người Mỹ nâng lên hàng lãnh tụ thế giới, ông tuyên bố thẳng thừng: muốn chống lại miền Bắc cộng sản, miền Namphải trở thành Thiên chúa giáo, Nhà thờ là “thành trì chống lũ về tâm linh của dân tộc”[1]. Không phải riêng gì miền Nam, cả các nước Á châu khác nữa. Trước Đại hội Liên đoàn các nước Á châu chống Cộng họp tại Sài Gòn năm 1957, ông dõng dạc xuất khẩu cái chân lý ấy: “Chúng ta không được ngần ngại trong việc áp dụng khí giới của chân lý mà Thiên chúa giáo đã trao lại cho chúng ta. Biết áp dụng khí giới đó phải là mục tiêu của Liên Đoàn”[2].
Tôi không muốn dài dòng về chuyện này vì ai cũng biết. Nói chừng đó là đã đau lòng lắm rồi. Đau lòng cho Phật giáo vì khơi lại một vết thương. Đau lòng cho cả các bạn Thiên chúa giáo vì tôn giáo cao quý của các bạn bị cả một gia đình và cả một lực lượng quá khích lạm dụng để cai trị và đàn áp. Thế chẳng phải là văn hóa? Thế chẳng phải là đạo lý?
TĐM: Đúng là ở Việt Nam, khác với các nước thuộc địa khác, không có một giai đoạn mà người nghiên cứu gọi là giai đoạn giải thực, decolonisation. Vừa độc lập đã chiến tranh. Vừa hết chiến tranh với Pháp đã tiếp nối chiến tranh với Mỹ. Không có một giai đoạn nào ngưng nghỉ để cả dân tộc suy nghĩ lại về cái được cái mất, xét về khía cạnh văn hóa, trong thời thuộc địa. Nhưng dù vậy đi nữa, Phật giáo đã hồi sinh năm 1930. Phật giáo đã hồi sinh trong một bối cảnh chính trị và văn hóa bất lợi. Cũng vậy, trong hoàn cảnh chính trị và văn hóa bất lợi của năm 1963, phong trào Phật giáo đã có thể nổi dậy, hồi sinh. Ngoài cái nhục mà anh đã nhấn mạnh như là động cơ, còn có những yếu tố văn hóa gì đến từ bên ngoài hỗ trợ cho động cơ đó?
CHT: Cuộc nổi dậy 1963 bắt đầu ở Huế, sau khi xe bọc sắt của ông Diệm nổ súng vào quần chúng tụ tập trước đài phát thanh để nghe truyền lại buổi lễ Phật đản, giết chết 7 em bé. Máu đã chảy ra tại Huế, tất nhiên phong trào bắt đầu từ Huế. Nhưng nếu phong trào bùng lên được, chính là nhờ vị thế văn hóa của Huế, đặc biệt hơn ở đâu khác. Huế là đất của chùa. Đại đa số dân chúng là Phật tử. Một thành phố hiền lành. Một thành phố tiểu công chức, tiểu thương gia, vừa đủ tiền để cho con ăn học và lấy học thức làm thước đo đạo đức và thành công.. Nơi con đường chính của thành phố, ngắn chỉ vài trăm thước, có đến hai ba nhà sách, tấp nập khách học trò. Thành phố này là thành phố học trò, đẹp nhờ học trò, hoa bay bướm lượn thanh khiết tà áo học trò. Nếu muốn tìm một thành phố cổ truyền đẹp thuần túy ViệtNamhồi đó, Huế là tiêu biểu. Lạ một điều là quân đội Mỹ biết đặc diểm đó hơn ai cả. Trong suốt chiến tranh, họ biến Đà Nẵng thành ra một thành phố đầy lính và phụ nữ phục vụ lính, nhưng ở Huế, lính Mỹ đóng bản doanh ở ngoại ô, không được phép vào thành phố. Ngoài sách vở, báo chí và nhà trường, cả cái thành phố tiểu công chức ấy mua vui trí thức hàng ngày với cái đài BBC. Trong cuộc nổi dậy 1963, lính của ông Diệm có thể vây chùa Từ Đàm, nhưng vây hàng ngàn cái máy thu thanh thì vô kế khả thi.
Biết Huế là thành phố văn hóa, và văn hóa Phật giáo, ông Diệm đánh một chưởng văn hóa bằng cách thành lập Đại Học Huế, đại học thứ hai sau Sài Gòn. Hành động này hợp lý và đáng khen, vì cả miền Trung không có đại học, con em nhà nghèo không có đường tiến thân. Nhưng thâm ý của tổng giám mục Ngô Đình Thục không phải thế: đại học Huế phải là nơi truyền đạt triết lý tôn giáo của chế độ, khác với đại học Sài Gòn lúc đó hãy còn giữ phần nào ảnh hưởng văn hóa phóng khoáng của Pháp. Chưa đủ thời gian để thực hiện chính sách, ông Diệm đã lấy gậy ông đập lưng ông: Đại học Huế cung cấp một lượng giáo sư và sinh viên đủ tâm huyết để lao vào phong trào 1963. Trong thành phố học trò ấy, tiếng nói của các ông giáo có một sức động viên đặc biệt và máu nóng của sinh viên truyền hăng hái vào mọi gia đình.
Phong trào tranh đấu nào cũng có biểu tượng. Thật lạ kỳ: xe bọc sắt của ông Diệm bắn bừa vào quần chúng, vậy mà 7 xác chết là 7 em bé, 7 em học trò. Biểu tượng của phong trào là 7 em bé trắng trong. Trắng trong như biểu ngữ trương ra sau đó: tuyệt nhiên chỉ đòi hỏi bình đẳng tôn giáo. Trong thành phố mà linh hồn là học trò, cái chết của 7 em bé học trò gây một ấn tượng mạnh trong tuổi trẻ: sinh viên đứng dậy với quần chúng Phật tử vì bạo quyền bắn vào lý tưởng của họ, bắn vào chính cái trong trắng của tuổi trẻ. Ấn tượng càng mạnh hơn khi bác sĩ Wulf, giáo sư đại học Đức qua dạy tại Huế, bồng trong tay xác các em bé máu me nhầy nhụa.
TĐM: Nhưng quan trọng hơn nữa là 7 cái áo lam của 7 em bé…
CHT: Đúng vậy. Máu chảy thấm ướt áo lam. Một biểu tượng văn hóa không gì mạnh hơn. Bởi vì, tôi lại nói như một điệp khúc, bắn vào áo lam là bắn vào văn hóa, không phải riêng gì của Phật giáo, mà của truyền thống, của dân tộc. Các nhà lãnh đạo phong trào nhìn vấn đề như vậy. Và chính cái nhìn đó tạo nên sức mạnh tinh thần ghê gớm, bất chấp mọi đàn áp, mọi hy sinh. Sài Gòn đã từng là trung tâm phản đối chính trị: nào là của nhóm các nhân sĩ Caravelle, nào là đảo chánh 1960, nào là ném bom trên Dinh Độc Lập năm 1962… Nhưng đối kháng chính trị chẳng ăn nhằm gì đâu so với đối kháng văn hóa. Đối kháng văn hóa mới là đối kháng từ cốt tủy. Lịch sử đã chọn đúng Huế để nổ ra đối kháng đó. Và lịch sử cũng đã chọn đúng người để lãnh đạo đối kháng.
TĐM: Hòa thượng Trí Quang?
CHT: Vâng, lúc đó hãy còn là thượng tọa. Dưới đây, tôi gọi bằng “thầy” cho tiện. Ai ở trong giai đoạn lịch sử đó, dù ở trong phe bạn hay phe nghịch, dù là chính trị gia hay tướng tá quân nhân, dù là Việt, dù là Mỹ, đều nói: đây là một nhà lãnh đạo xuất chúng. Một sức thu hút không ai bì được. Một charisma, đúng nghĩa của Weber. Nhưng trước hết là một lòng tin sắt đá. Tin rằng Phật giáo và văn hóa ViệtNamlà một. Tin rằng Phật giáo phải luôn luôn tự mình xứng đáng để vẫn là một với ViệtNam. Muốn hiểu phong trào Phật giáo lúc đó phải hiểu con người này. Phải đọc những gì ông viết, hoặc đã in ra, hoặc chưa in.
TĐM: Chưa in thì làm thế nào mà đọc?
CHT: Nguyễn Du than thở: “bất tri tam bách dư niên hậu”. Nhưng chưa đầy ba trăm năm sau thiên hạ đã khóc Tố Như rồi. Lịch sử là một tấm gương, cái gì rốt cuộc rồi cũng phản chiếu vào đó. Tôi đọc một đoạn nhỏ trong tấm gương đó nhé, chưa in hay in rồi không quan trọng:
“Phật giáo không thích ứng với chính trị mà thích ứng với văn hóa. Phật giáo tồn tại bởi dân tộc, không như tôn giáo khác tồn tại vì chính quyền. Hồi nhỏ, một hôm tôi xuống đò ngồi với một số người. Trong khi chờ qua sông, họ đua nhau kể ra những hoạt động đêm qua của kháng chiến. Đang kể bỗng im bặt. Họ thấy một giáo sĩ cũng sắp xuống đò qua sông. Họ không e ngại một tăng sĩ mà e ngại một giáo sĩ. Chuyện này củng cố cho tôi sự nhận định về vị trí của Phật giáo. Phật giáo dại gì đánh mất niềm tin cậy của dân gian?”
TĐM: Tuy vậy, tuy không ham chính trị, nhưng có lẽ vì con người của hòa thượng Trí Quang quá sắc bén nên các ký giả Mỹ và cả nhà cầm quyền Mỹ vẫn cứ thắc mắc về hai câu hỏi có liên hệ với nhau: một, là hòa thượng có phải muốn Phật giáo trở lại vị thế quốc giáo không, và hai, có thể có chiến tranh giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo không? Báo Mỹ lúc đó viết về hòa thượng như là “Makarios của Đông Nam Á”. Makarios là tổng giám mục và tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Chypre năm 1960.
CHT: Sự thực không có gì đơn giản hơn. Các ký giả Mỹ cũng đã hỏi thầy: “Bản thân thượng tọa ưa muốn gì?” Câu trả lời là: “Là dịch sách Phật giáo. Việc làm như bây giờ chỉ là bất đắc dĩ, rất bất đắc dĩ”. Muốn kiểm chứng xem câu nói đó có trung thực không, chỉ cần nhìn thầy sống như thế nào từ 1975 đến nay: đóng cửa, không tiếp khách nào, không màng thế sự, không hơn thua, không thị phi, suốt ngày chỉ dịch kinh, bình chú. Bởi vậy, đừng xem câu trả lời sau đây của thầy về chuyện “quốc giáo” là nói kiểu ngoại giao: “Vị thế quốc giáo xưa của Phật giáo quả thực tráng lệ mà siêu thoát. Dầu là quốc giáo, Phật giáo đã không độc tôn, không kỳ thị, bao giờ cũng là đóa sen không nhuốm bẩn. Truyền thống đó, Phật giáo phải bảo trọng. Chính vì bảo trọng truyền thống đó mà, thời nay, Phật giáo phải bảo thủ vị thế tôn giáo thuần túy của mình”.
Còn câu trả lời về “chiến tranh”, có chiến tranh tôn giáo không? Này đây, gọn lỏn: “Không. Tương tranh còn không thể có, nói chi đến chiến tranh”. Triết lý Phật giáo nhấn mạnh trên “nghiệp”. Nghiệp, tức là hành động. Hành động có thiện, có ác. Chống, là chống cái ác của hành động, không chống con người, không thù hận với con người. Với tôn giáo cũng vậy, không có chuyện tôn giáo này chống tôn giáo kia, chiến tranh tôn giáo là chuyện man rợ, chuyện của địa ngục. Ai đọc thầy Trí Quang lúc đó sẽ để ý thầy nhắc lui nhắc tới hoài với quần chúng Phật tử một chữ, chữ “khác”: Phật giáo phải “khác” với các tôn giáo ở phương Tây về chuyện quyền hành, về chuyện thánh chiến. Dưới sự lãnh đạo của thầy, phong trào Phật giáo không đi ra khỏi mục tiêu văn hóa – văn hóa theo nghĩa rộng. Phong trào chống chiến tranh từ 1966 cũng vậy, cũng chỉ nhắm mục tiêu ấy thôi.
TĐM: Trong giai đoạn 1964-66, báo chí Mỹ đặt rất nhiều câu hỏi về hòa thượng Trí Quang, không hiểu tại sao nhà lãnh đạo này chống hết chính quyền này đến chính quyền khác. Năm 1966, ông mở phong trào đòi bầu cử Quốc hội lập hiến. Nhà cầm quyền Mỹ, cũng như tòa đại sứ Mỹ, nghĩ rằng ông đòi bầu cử Quốc hội là để chiếm đa số, để hất Thiệu-Kỳ, để khuynh loát chính trường miền Nam. Họ nói: ông không phải là vua, nhưng ông muốn là người tạo ra vua. Đúng chăng?
CHT: Lầm to! Trong quá khứ, lúc đó, bây giờ, và mãi mãi, Phật giáo không dính vào chính trị. Đạo Phật “nhập thế” là nhập thế vào xã hội, nhắm vào con người mà cho vui, cứu khổ, nhưng đạo Phật “siêu thoát” thế gian, nhất là siêu thoát khỏi chính trị. Các quốc sư ngày xưa đã để lại tấm gương trong sáng vằng vặc. Các vị ấy ở trong núi. Không ở trong kinh thành. Tại sao thầy Trí Quang đòi bầu cử Quốc hội? Tại vì có Quốc hội thì mới có cái thế hợp pháp để đòi người Mỹ chấm dứt chính sách chiến tranh. Người Mỹ lúc đó quyết liệt chủ trương một đường lối duy nhất là chiến tranh đến cùng, “hòa bình là chiến tranh tàn lụi”, họ nói vậy. Được cái thế đó, Thiệu-Kỳ trương lên cái bảng hiệu “nội các chiến tranh”, tiền hô hậu ủng với người Mỹ, hai dạ một lòng. Dễ gì nói lên tiếng nói hòa bình trong tình thế đó! Làm sao nói? Chỉ có cách là làm cho dư luận ở tận bên Mỹ thấy rằng đó là tiếng nói, đó là nguyện vọng của dân phát biểu qua cơ quan dân cử. Kết hợp nguyện vọng hòa bình với ác cảm của quần chúng đối với các chế độ tướng tá, đòi hỏi Quốc hội lập hiến được dân chúng nhiệt liệt hưởng ứng, từ khắp các tỉnh đến tận thủ đô Sài Gòn. Một lần nữa, tiếng nói của Phật giáo đồng hóa với tiếng nói của quần chúng. Mà tại sao Phật giáo đòi hỏi hòa bình? Chính trị gì chăng? Không! Văn hóa! Đòi hòa bình vì chiến tranh đe dọa sự tồn vong của dân tộc, nuôi dưỡng sự tha hóa của con người. Đòi hòa bình vì Phật giáo luôn luôn hoài bão rằng mình là lương tâm của dân tộc. Đó là động cơ văn hóa, đạo đức của phong trào 1966. Phật giáo chủ trương: chỉ có văn hóa hòa bình. Không thể có “văn hóa chiến tranh”. Không có “văn hóa chém giết”, “văn hóa đạn bom”.
TĐM: Dù là đạn bom đến từ phía nào?
CHT: Câu hỏi này, không thể trả lời ngắn gọn được, xin hẹn một dịp khác. Nhưng dù trả lời thế nào đi nữa, mục đích của phong trào Phật giáo vẫn không ở ngoài hai phương châm – hai phương châm này tóm tắt toàn bộ phong trào Phật giáo từ 1963: bảo vệ “văn hóa dân tộc”, bảo vệ “văn hóa hòa bình”. Đơn giản chỉ thế. Tôi trích thêm một câu tâm tư của thầy Trí Quang để tóm tắt cả lịch sử của giai đoạn biến động ấy và cũng để soi sáng con người đặc biệt của thầy: “Tổng chi, tôi có tham vọng không? Có, mà có đến nỗi có người đã nói hơi chướng nữa. Tham vọng của tôi không mơ mộng Phật giáo trở lại vị thế quốc giáo như thời xa xưa, càng không muốn Phật giáo thành một Thiên chúa giáo thứ hai! Tôi chỉ mong ước, trong cơn nghiêng ngữa của đất nước, ai nhìn vào Phật giáo cũng nghĩ rằng đất nước này còn có cái ấy”.
TĐM: Thầy có được vừa ý không?
CHT: Không. Thầy nói: Chuyện của thầy là “Cao cao sơn thượng hành thuyền / Thâm thâm hải đề mã tẩu”. Chuyện “ngựa phi dưới nước, thuyền chèo trên non”
Chú thích
[1] Extrême-Asie, 26-8-1961.
[2] Révolution Africaine, n° 20, 15-6-1963.
21
1
 
Rate This
Đăng trong LÃO MÓC
Be the first to like this post.

10 Responses to KHI KẺ ÁC CHẠY TỘI (BÀI 2)

  1. thien y
    du tu hanh ,hay song ngoai doi .chung ta cu song dung luong tam .giup doi ,giup nguoi .lam lanh lanh du .do moi la ly tuong doi nguoi .dung loi dung ton giao cho muu do bat chanh .
    0
    0
     
    Rate This
  2. KẺ LANG THANG
    Sư hổ mang Thích Trí Quang này đánh phá chính quyền từ thời đệ nhất , sang đến đệ nhị cộng hòa,thì y đánh phá chống đối chính quyền càng ác liệt hơn.
    Y xách động phật tử ngăn trở chính quyền VNCH hành quân diệt cộng,chính quyền rất khốn đốn về tên này.Và chút xíu nữa y đã được nhảy xuống rừng núi Kontum không dù rồi,khi bị áp tải từ Miền trung về Sàigòn.Cũng may cho y là phút cuối tướng Loan đã đổi ý.
    0
    0
     
    Rate This
  3. Lu Hà
    Tôi là dân Bắc đâu có biết những gì thật sự sảy ra ở miền Nam vào những năm 1960 và 1970. Nhưng nhìn tấm hình cuả Thày Thích Trí Quang cũng cảm thấy rờn rợn ớn lạnh cả cột sống. Sao mà Thày dữ quá trời, tôi không có ý chê Thày xấu trai nhưng thực lòng mà nói thấy dữ tợn thật. Thày có đôi mắt lạnh lùng với đôi lông mày chổi sể, trông Thày giống nhân vật anh chàng bán thịt lợn có tên là Trấn Quan Tây trong phim Thủy Hử bị hoa hoà thượng Lổ Trí Thâm tức quan đề hạt Lỗ Đạt đánhchết thế. Ngoài ra nhân vật Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có một khuân mặt gớm ghiếc trông như cục thịt trâu tái, sần sùi toàn mụn ghẻ nhìn mà đã thấy lạnh gáy rồi. Riêng Thày Thích Trí Quang nghe Lão Móc viết thì biết vậy thôi, nhưng tôi không có gan làm thơ về Thày mạnh tay như tên Hoàng Phủ Ngọc Tường, vì tôi không dám , tôi thấy ngài ngại khi Thày đã vào cưả chuà đi tu, dù cho là sư hổ mang nếu có tôi cũng ngại. Đó là cảm tưởng cuả tôi khi được nhìn thấy tấm hình cuả Thày Thích Trí Quang. Thật buồn cho định mệnh cuả người Việt Nam, tất cả các tầng lớp dân chúng ngoài Bắc phần lớn mắc mưu Hồ và đảng cuả ông ta, miền Nam thì giới trí thức và Phật Giáo đã mắc lưà tuyền truyền cuả đặc tình cộng sản; nhưng tôi thấy hai đạo Cao Đài và Hoà Hảo thì lại không dễ mắc lưà như vậy. Phật Giáo Việt Nam cũng đã hối hận sưả sai rất nhiều khi thấy bộ mặt thật cuả cs sau năm 1975 thì đã quá muộn rồi. Nhưng dù sao đi nưã hối hận, kiên trì bất hợp tác với cs cuả giáo hội VN thống nhất cuả các Thày Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ v.v… là một hy vọng tương lai cho dân tộc?
    Lu Hà
    1
    0
     
    Rate This
  4. Tran Khiet
    Xin cho toi noi mot loi chan that: Nam 1962-1963, to6i la mot hoc sinh trung hoc, lai la2 hoc sinh truong Bo De thuoc tinh giao hoi Phat giao Binh Dinh tren duong Tang bat Ho Thi xa Qui Nhon. Chinh Thay THich Huyen Quang la nguoi bat chung toi phai chi thanh nhiueu doi ngu hoat dong chong lai chinh quyen nhu: Doi rai truyen don, doi viet khau hieu, doi den tung nha yeu cau tham du bieu tinh…Nhieu thang troi chung toi khong duoc hoc hanh chi ca, chi lo lam nhung chuyen Thay va Chua bat lam, tham chi den nam 1964, chung toi con phai di den tung nha dan bat dem ban tho Phat ra de ngoai duong pho, ngay truoc cua nha, moi toan hoc sinh chung toi phai di kiem tra xem nha nao khong dem ban tho Phat ra duong thi ghi dia chi dem ve nap cho Thay Quang, sau nay lon len thay ro la cac Thay Huyen Quang, THien Minh, Tri Quang…deu la nhung nguoi toi khong dam bao cac Thay la Viet cong nhung viec lam cua cac Thay, noi chung la cua phong trao Phat giao chong chinh quyen Quoc Gia ngay ay da lam loi cho cong san rat nhieu. CHinh CHua tinh hoi Phat giao tren duong Tang bat Ho Qui Nhon la noi nhieu can bo cong san o cac quan Tuy PHuoc, Phu Cat, An Nhon, nhat la mot so can bo cs tu xa Phuoc Ly ve o cong khai ngay Chua. ho di lai cong khai , cac Thay bao ve va nuoi ho an o, chung toi thay ma khong hieu gi ca, Thay Huyen Quang bao chung toi…Ho la cac Thay o cac tinh ngoai vao lanh nan. Nay thi moi chuyen da ro, xin dung ai loi dung Phat giao nua, chinh cac Thay da pha Dao Phat nhieu qua roi. Tat ca hay sang suot ma giu Dao cua minh. .
    0
    0
     
    Rate This
  5. Ông Bút
    Vô tình trên mặt báo Tổ Quốc có 2 tấm hình:
    1/ Hình thầy Thích Viên Định, BÊN PHẢI
    2/ Hình Thích Trí Quang BÊN TRÁI
    Hai khuôn mặt biểu hiện THIỆN – ÁC rất rõ
    Thầy Thích Viên Định mới là người tu hành.
    mặt Thích Trí Quang là bản mặt thằng ăn trộm trâu, gướm giết
    Bút
    3
    0
     
    Rate This
  6. quang dinh
    tôi là một tín đồ PHẬT GIÁO nhưng không thể chấp nhận “sư hổ mang buôn thần bán thánh THÍCH TRÍ QUANG” hắn không thể đứng trong GIÁO HỘI VIỆT NAM THỐNG NHẤT ĐƯỢC; hắn là sư quốc doanh
    1
    0
     
    Rate This
  7. Khách
    su that lich su cua mot dan toc vo cung lon lao ,cho du hom nay co mot so tin tuc noi ve cuoc chien va so phan cua nguoi dan viet nam .la nguoi viet nam ai ai cung hieu trach nhiem cua minh. cach noi cua LAOMOC co lam cho moi nguoi dan viet nam hoc theo cach ly luan do khong
    0
    3
     
    Rate This
    • ĐÔNG TÀ
      Hỏi điên như vậy ai mà biết phải trả lời như thế nào. Tôi nghĩ bố ông Lão Móc cũng không biết trả lời. Nói gì ông Móc. Hình như ông “khách” hỏi chỉ để mà hỏi, hoặc là để cà khịa.
      3
      0
       
      Rate This
  8. Lê Hải Lăng
    Bộ ba Cao Huy Thuần,Lê Tuyên,Tôn Thất Hanh có tờ tuần báo Lập Trường để nâng bi Trí Quang .Cả lủ đi đêm đội nón cối với bác sĩ Lê Khắc Quyến giám đốc bệnh viện trung ương Huế.
    Tờ Lập Trường có mục Chén thuốc đắng ký hiệu Ba Cao.Linh mục Nguyễn Quang Lãm ở báo Xây dựng gọi nhóm tay sai đỏ này là nhóm Lạp xưởng.Ngày thì ăn bơ sữa miền Nam , đêm rúc vô hang ngũ chung với con cháu bác.Nên quên phường bát nháo này đi.Trí thức cở Cao Huy Thuần là trí thức “chồn lùi”
    8
    0
     
    Rate This

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét